7. Những điểm mới của luận văn
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng
1.3.2.1 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Lehman Brothers.
Từ trƣờng hợp của Lehman Brothers, bài học lớn nhất cho Sacombank là không đƣợc chủ quan với những tác động của rủi ro thị trƣờng, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng; không đầu tƣ mạo hiểm và lạc quan quá mức vào tình hình chung của nền kinh tế hay của ngân hàng mà cần sự phân tích thấu đáo và sự hỗ trợ vốn từ NHNN. Bên cạnh đó, cần phải coi trọng quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Tín dụng là hoạt động cơ bản đem lại nhiều lợi nhuận, nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hƣởng tới tình hình thanh khoản ngân hàng. Các hoạt động cho vay vào các lĩnh vực mạo hiểm, nhƣ bất động sản, chứng khoán, các sản phẩm tín dụng phái sinh, khi phát sinh rủi ro sẽ làm giảm khả năng đáp ứng các nhu cầu về ngân quỹ, ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán, và có thể gây nên sự sụp đổ ngân hàng. Ngân hàng cần nâng cao quản trị rủi ro thanh khoản thông qua việc tập trung dự tính thay đổi tổng tiền gửi và tổng cho vay trên cơ sở xây dựng các mô hình và phân tích các tình huống dẫn đến sự thay đổi để có những biện pháp phù hợp trong huy động vốn và cho vay.
1.3.2.2 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu.
Mặc dù ACB đã kiểm soát đƣợc tình hình, đảm bảo khả năng thanh khoản nhƣng hậu quả sẽ bớt nặng nề nếu ACB không chủ quan trƣớc tin đồn thất thiệt để chủ động trong ứng phó với khủng hoảng. Qua sự việc nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro thanh khoản cho Sacombank:
Hệ thống ngân hàng Việt Nam dễ bị tổn thƣơng, cho dù chỉ là một tin đồn thất thiệt. Vì vậy, bài học đầu tiên là không bao giờ chủ quan trƣớc tin đồn. Đồng thời, làm việc với cơ quan chức năng nhằm nắm bắt kịp thời thông tin để chuẩn bị đối phó với tình hình.
Trong mọi trƣờng hợp, các ngân hàng phải luôn có tất cả các kịch bản đối phó với diễn biến rút tiền của khách hàng, để trong tình huống xấu nhất vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản, ví dụ nhƣ dự trữ tiền mặt tại tất cả các điểm giao dịch trong hệ thống, sẵn sàng vay mƣợn trên thị trƣờng liên ngân hàng, hạn chế cấp tín dụng, cung cấp sản phẩm tiền gửi hấp dẫn để khách hàng không rút tiền.
Bằng mọi phƣơng tiện, công cụ truyền thông gồm truyền hình, báo chí, tờ rơi hay tin nhắn điện thoại. Lãnh đạo cao nhất của ngân hàng phải thông báo cho khách
19
hàng biết tình hình thực tế của sự việc, đồng thời cam kết phục vụ mọi nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng khả năng ứng phó với khủng hoảng, trong đó quan trọng là kỹ năng tƣ vấn, thuyết phục khách hàng tin tƣởng vào tình hình tài chính của ngân hàng.
Yêu cầu sự phối hợp và hỗ trợ của NHNN để xử lý khi có khủng hoảng, trong đó Thống đốc phải có trách nhiệm phát ngôn và cam kết hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng.
Kết luận Chƣơng 1
Chƣơng này đã khái quát các nội dung cơ bản của rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản và các phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản. Đây là nền tảng lý thuyết của một trong những hoạt động quan trọng nhất của các NHTM nói chung và của Sacombank nói riêng. Do đó, việc tìm hiểu tình hình thanh khoản, từ đó đề ra chiến lƣợc và giải pháp giúp ngân hàng hạn chế rủi ro thanh khoản là vô cùng cần thiết. Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày, phần tiếp theo trong chƣơng 2 sẽ đi vào phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của Sacombank bằng việc đo lƣờng rủi ro thanh khoản, các phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản mà Sacombank đang áp dụng và tổng hợp các ý kiến của chuyên gia công tác tại các bộ phận liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank. Từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. Bên cạnh đó cũng sẽ trình bày kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản hiện tại của Sacombank.
20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín.
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN Tên viết tắt tiếng Anh: Sacombank
Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phƣờng 8, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 9320420 Fax: 9320424
Website: www.sacombank.com.vn Logo:
Vốn điều lệ: 10.739.676.640.000 đồng
Giấy phép thành lập: 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP. HCM Giấy phép hoạt động: 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Thống đốc NHNN. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0301103908
Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn, tiếp nhận vốn trong nƣớc, cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và dân cƣ dƣới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tƣ và phát triển của các tổ chức trong nƣớc, vay vốn của các TCTD khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thƣơng phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá hùn vốn và liên doanh theo pháp luật. Kinh doanh ngoại tệ vàng bạc, thanh toán quốc tế. Huy động vốn từ nƣớc ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nƣớc ngoài khi đƣợc NHNN cho phép. Hoạt động bao thanh toán.
2.1.1 Các giai đoạn phát triển.
Sacombank là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên đƣợc thành lập tại TP.HCM năm 1991 từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với ba hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Ngoài ra, đây là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng năm 1996 với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.
Nhờ có sự tham gia góp vốn của tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings năm 2001, Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC) vào năm 2002
21
và Ngân hàng ANZ năm 2005, Sacombank là ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE năm 2006 với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.
Việc khai trƣơng chi nhánh tại Lào vào tháng 12 năm 2008 và thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Campuchia tháng 10 năm 2011 đã đánh dấu giai đoạn mới của chiến lƣợc phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại khu vực Đông Dƣơng. Năm 2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nƣớc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011 vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006 - 2010.
Thời gian gần đây, kinh tế Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao, thị trƣờng bất động sản đóng băng và thị trƣờng chứng khoán chịu nhiều biến động. Sacombank đã đƣa ra nhiều quyết định kịp thời và đảm bảo an toàn nguồn vốn, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động đầu tƣ hiện tại và trong tƣơng lai. Trong năm 2013, Sacombank tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tƣ, tập trung vào các ngành nghề mang lại hiệu quả sinh lời cao, kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nƣớc và ngân hàng trong hoạt động đầu tƣ, cũng nhƣ tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng. Hầu hết các chỉ tiêu tài chính quan trọng của ngân hàng đều đƣợc đặt chỉ tiêu vƣợt trên 10% so với 2012. Ngoài ra, các chỉ tiêu về an toàn hoạt động của Sacombank cũng nằm trong mức kiểm soát.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 của Sacombank
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu tài chính trọng yếu Năm 2013 Chênh lệch với
2012
Tổng tài sản 172,000 14%
Tổng huy động 143,800 16%
Tổng dƣ nợ tín dụng 108,600 12%
Chỉ tiêu an toàn hoạt động
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) >9%
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn <29%
Tỷ lệ nợ xấu <3%
22
2.1.2 Sơ đồ tổ chức.
Sơ đồ 2.1:Mô hình tổ chức tại Sacombank
Bộ máy quản trị và kiểm soát Bộ máy điều hành
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2012 - Sacombank)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH
HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG
Kiểm toán nội bộ
Văn phòng hội đồng quản trị
TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Đầu tƣ
Ban Năng suất chất lƣợng Phòng Định chế tài chính Phòng Truyền thông & Marketing Phòng Ngân Quỹ
Phòng Nhân sự Trung tâm đào tạo
Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Kinh doanh vốn
Phòng Kinh doanh ngoại hối Trung tâm Kinh doanh tiền tệ phía Bắc
Phòng Quản lý tín dụng Phòng Kỹ thuật hạ tầng Ban Vận hành Core banking Phòng Phát triển ứng dụng Phòng Kiến trúc hệ thống Phòng Kỹ thuật thẻ Bộ phận An toàn và bảo mật Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Phòng Quản lý vốn
Trung tâm thanh toán quốc tế Trung tâm thanh toán nội địa
Phòng Quản lý rủi ro Phòng Pháp lý tuân thủ Phòng Xử lý nợ
Phòng Hành chánh quản trị Trung tâm bảo vệ
Tổ Kiểm tra nội bộ Tổ Thẩm định
Tổ Phát triển kinh doanh Văn phòng
khu vực
NHÂN SỰ & ĐÀO TAO
CÁ NHÂN TRUNG TÂM THẺ DOANH NGHIỆP TÂM THẺ TIỀN TỆ TÂM THẺ TÍN DỤNG TÂM THẺ TÍN DỤNG TÂM THẺ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TÂM THẺ TÀI CHÍNH TÂM THẺ VẬN HÀNH TÂM THẺ HỖ TRỢ TÂM THẺ
Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm
TÂM THẺ QUẢN LÝ RỦI RO TÂM THẺ KHU VỰC TÂM THẺ Sở giao dịch/Chi nhánh TÂM THẺ
Các công ty Ngân hàng trực thuộc
23
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.2: Quy mô hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2008 – 2012
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản 68,439 98,474 141,799 140,137 151,282 Huy động 46,129 60,220 78,858 74,800 107,087 Dƣ nợ cho vay 34,757 55,497 77,486 79,429 98,728 Lợi nhuận trƣớc thuế 523 615 2,426 2,740 1,315
(Nguồn: Báo cáo tài chính - Sacombank)
Tổng tài sản: Tổng tài sản của Sacombank gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2008 – 2010 với tốc độ gia tăng tổng tài sản xoay quanh mức 50%. Đến năm 2012 đạt 151.282 tỷ đồng, tăng 11.145 tỷ, tƣơng đƣơng 8% so với năm 2011. Cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hƣớng ngày càng nâng cao các tiêu chí ổn định và an toàn với nguồn tiền huy động từ thị trƣờng 1 chiếm tỷ trọng 76% tổng tài sản, nhờ đó thanh khoản luôn trong trạng thái ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, cũng nhƣ ứng phó với các biến động của thị trƣờng.
Huy động: Sacombank có diễn biến tiền gửi thay đổi theo hƣớng tích cực, chủ yếu tập trung tăng trƣởng nguồn tiền gửi dân cƣ mang tính ổn định lâu dài với tốc độ gia tăng thƣờng quanh mức 30% so với năm liền trƣớc. Tổng nguồn huy động Sacombank trong năm 2012 đạt 123.753 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2011. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ đạt 114.863 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2011, chiếm 3,6% thị phần. Huy động bằng VND tăng 32% so với năm 2011, đạt 105% kế hoạch tăng trƣởng năm 2012 với số lƣợng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 97% tổng lƣợng khách hàng.
Hoạt động tín dụng: Sacombank luôn cải thiện cơ cấu cho vay nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trong giai đoạn 2008 – 2012, dƣ nợ VND tăng mạnh phù hợp với nỗ lực chuyển đổi các giao dịch tiền tệ sang đồng nội tệ của Chính phủ. Tính đến năm 2012, tổng dƣ nợ cho vay khách hàng đạt 98.728 tỷ đồng, chiếm 65% tổng tài sản, tăng 19.299 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 20%, gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng toàn hệ thống (khoảng 8,9%). Thị phần cho vay Sacombank đạt 3,17%, tăng nhẹ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank luôn nằm trong mức kiểm soát và thuộc nhóm thấp
24
nhất trong toàn hệ thống. Nợ quá hạn trong năm 2012 của Sacombank chiếm tỷ lệ 2,39%, nợ xấu chiếm tỷ lệ 1,97%.
Kết quả kinh doanh: Lợi nhuận trƣớc thuế của Sacombank gia tăng bình quân 68% qua các năm, đặc biệt trong năm 2010 có tốc độ gia tăng 294% so với năm 2009. Tuy nhiên, trong năm 2012, đối mặt với những khó khăn về kinh tế, Sacombank còn phải trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN, lợi nhuận trƣớc thuế chỉ đạt 1.315 tỷ đồng và bằng 39% kế hoạch. Mặc dù lợi nhuận trƣớc thuế năm 2012 không đạt kế hoạch đã đề ra, nhƣng so với mặt bằng chung thì đây là con số khả quan, là nền tảng phát triển an toàn và bền vững trong những năm tiếp theo.
2.2 Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín. Thƣơng Tín.
2.2.1 Tình hình rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín. Thƣơng Tín.
Biểu hiện rõ nhất cho sự khó khăn về thanh khoản là lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng, từ tháng 9/2010 lãi suất liên ngân hàng trên thị trƣờng 2 tăng mạnh, thậm chí có thời điểm lên đến hơn 13% và kéo dài đến đầu năm 2012.
Biểu đồ2.1: Lãi suất liên ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
(Nguồn: Reuters)
NHNN thực hiện những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo hƣớng thắt chặt, điều chỉnh đối với lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu và trần lãi suất huy động.
25
Biểu đồ2.2: Các mức lãi suất chủ yếu tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Reuters)
Từ ngày 13/3/2012, các mức lãi suất này liên tục đƣợc điều chỉnh giảm, chi phí chi trả cho khoản vay với NHNN hay khoản tiền gửi cho khách hàng theo đó cũng sẽ giảm, tác động giảm áp lực vay vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng làm thay đổi lãi suất liên ngân hàng giúp tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng tƣơng đối đƣợc cải thiện. Từ đó, các ngân hàng và Sacombank dễ tiếp cận nguồn vốn trên thị trƣờng và giảm đƣợc tình trạng khó khăn thanh khoản.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu của Sacombank giai đoạn 2008 - 2012
ĐVT: % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 ROA 1.4 1.9 1.5 1.4 0.7 ROE 12.6 18.3 15.2 14.5 7.1 Chỉ số dƣ nợ/ tiền gửi khách hàng 75.9 98.6 82.1 107.3 89.6
Chỉ số năng lực cho vay 51.2 57.4 54.1 56.9 63.3
Hệ số CAR 11.3 10.1 9.2 10.3 9
(Nguồn: BMI, Sacombank, Bloomberg)
Xem xét dữ liệu từ năm 2008 - 2011, tốc độ tăng trƣởng tài sản giai đoạn này bình quân 25% và các khoản cho vay 26% là nhanh hơn nhiều so với tốc độ tiền gửi 19%. Trong năm 2012, với những biến động ổn định thanh khoản và các chính sách giảm lãi suất của NHNN, Sacombank tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân
26
cƣ với tốc độ tiền gửi là 43%, cao hơn 2 lần tốc độ cho vay và hơn 5 lần tốc độ gia tăng tài sản.
Trong khi đó ROA và ROE biến động giảm từ năm 2009 - 2012 là tín hiệu cho việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu chƣa thực sự có hiệu quả. Vấn đề này và việc huy động gia tăng gấp 2 lần so với cho vay cũng tiềm ẩn nguy cơ về khả năng tạo dòng tiền và năng lực sử dụng nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ.
Dù tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và Sacombank đã có cải thiện, tuy nhiên luôn tìm ẩn những rủi ro mà Sacombank có thể gánh chịu. Khi trần lãi suất huy động giảm