Mô hình tổ chức bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 50)

7. Những điểm mới của luận văn

2.3.3.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản

Trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh ngày càng có nhiều rủi ro, Sacombank đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank gồm có HĐQT, ALCO, TGĐ, Phó TGĐ tài chính và các phòng ban liên quan. Trong đó, ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục TSC và TSN trong bảng cân đối kế toán nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận đƣợc.

40

Bảng 2.18: Vai trò các phòng ban trong quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank

STT Phòng ban Trách nhiệm

1

1 ALCO

Chịu trách nhiệm đề ra các chiến lƣợc quản lý các khoản mục trên Bảng cân đối TSN - TSC nhằm ổn định thanh khoản toàn hệ thống.

2 2

Phòng kinh doanh vốn

Thực hiện trách nhiệm của bộ phận quản lý thanh khoản, tham mƣu cho ALCO vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh thị trƣờng vốn.

3 3

Phòng kinh doanh

ngoại hối Thực hiện trách nhiệm tham mƣu cho ALCO vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh thị trƣờng tiền tệ.

4

4 Phòng Quản lý vốn

Thực hiện trách nhiệm của bộ phận hỗ trợ ALCO, chức năng tham mƣu tất cả các vấn đề liên quan đến danh mục TSN - TSC và giữ vai trò thƣ ký Ủy ban.

5

5 Phòng Quản lý rủi ro

Thực hiện trách nhiệm của bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản, chức năng giám sát giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh, các loại hình rủi ro liên quan đến thanh khoản phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

6 6

Trung tâm thanh toán nội địa

Thực hiện trách nhiệm của bộ phận hỗ trợ giao dịch. Công bố thời điểm giới hạn cho các bộ phận sử dụng tài khoản Nostro của toàn hệ thống.

7 7

Trung tâm công nghệ thông tin

Hỗ trợ các phòng ban tại Hội sở chính, các đơn vị kinh doanh lập các báo cáo phục vụ quản trị thanh khoản.

8 8

Các đơn vị kinh doanh trong hệ thống

Thông báo kịp thời cho bộ phận quản lý thanh khoản tại Hội sở chính lƣợng tiền thanh toán lớn.

(Nguồn: Phòng Quản lý vốn - Sacombank)

Việc quản trị rủi ro thanh khoản do ALCO và các phòng ban liên quan phối hợp thực hiện. Hiện tại, thành viên của ALCO gồm có TGĐ, đại diện phòng Quản lý rủi ro, phòng Quản lý tín dụng, phòng Kinh doanh vốn, phòng Quản lý vốn và một số phòng ban kinh doanh khác. Thêm vào đó, các phòng Kế hoạch tài chính và phòng Kế toán có trách nhiệm hỗ trợ việc quản trị rủi ro thanh khoản cũng nhƣ giám sát các giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh, phòng Pháp lý tuân thủ phụ trách quản trị các rủi ro về mặt pháp lý của ngân hàng.

41

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank đƣợc quản trị tập trung tại Hội sở chính thông qua hệ thống quản lý vốn tập trung. Khả năng thanh khoản của hệ thống đƣợc đo lƣờng, phân tích hàng ngày đảm bảo tuân thủ các quy trình quản trị rủi ro thanh khoản và giới hạn thanh khoản đƣợc thiết lập bởi ALCO phù hợp quy định của NHNN và nội bộ. Việc quản trị thanh khoản đƣợc thực hiện bởi chính sách quản trị rủi ro thanh khoản, các quy định, quy trình về kiểm soát hạn mức thanh khoản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)