7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.1.2. Tình hình thanh toán của dịch vụ thẻ ATM
Agribank Thốt Nốt vẫn còn gặp không ít khó khăn như: thói quen của người dân thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán, xem thẻ ATM như là nơi cất giữ tiền chứ không phải là một phương tiện thanh toán. Nguyên nhân khác là do có một số người e ngại tiếp xúc với máy ATM, hoặc không biết cách thao tác trên máy nên họ thường chọn cách gửi tiền qua chứng minh nhân dân và nhận tiền tại quầy giao dịch, điều này cũng khiến doanh số hoạt động thẻ qua máy ATM có phần bị hạn chế. Nhưng Agribank Thốt Nốt với những cố gắng trong việc đưa sản phẩm thẻ đến với mọi người, CB-CNV trong NH tận tình hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ, tư vấn cho khách hàng những tiện ích khi thanh toán qua máy ATM, đã giúp doanh số thanh toán qua thẻ dần được cải thiện và đạt được những thành công nhất định.
Bảng 4.3: Hoạt động rút tiền mặt qua máy ATM từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % Số món giao dịch rút tiền mặt (lần) 42.886 47.006 57.463 25.271 30.992 4.120 9,61 10.457 22,25 5.721 22,64 Doanh số rút tiền mặt (triệu đồng) 75.048 97.784 123.161 36.554 70.333 22.736 30,30 25.377 25,95 33.779 92,41 Số tiền rút tiền mặt/lần (triệu đồng/ lần) 1,75 2,08 2,14 1,45 2,27 0,33 18,88 0,06 3,03 0,82 56,89
Nhìn chung, số lần rút tiền mặt và doanh số rút tiền mặt của khách hàng sử dụng thẻ ATM của Agribank Thốt Nốt tăng qua các năm và có xu hướng ngày càng tăng thêm, theo đó trung bình số tiền rút tiền mặt/ lần cũng tăng từ 2010 cho đến nay.
Trong giai đoạn 2010-2012, giao dịch rút tiền mặt của khách hàng liên tục tăng. Cụ thể: năm 2010 là 42.886 lần giao dịch, năm 2011 đạt 47.006 lần, đến năm 2012 tăng lên 57.463 lần, mức tăng 22,25% so với năm 2011. Điều này cho thấy ngân hàng đã đạt hiệu quả trong việc đưa sản phẩm dịch vụ của mình nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng thẻ. Tuy nhiên, số lần rút tiền mặt tăng thể hiện giao dịch rút tiền mặt vẫn còn là hoạt động phổ biến, điều này làm giảm khả năng thực thi chủ trương của nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt.
Số tiền trung bình mỗi lần rút của khách hàng liên tục tăng, đạt trên 1,5 triệu đồng/lần, cao nhất là trong năm 2012 trung bình rút trên 2 triệu đồng/lần. Năm 2011, mức tăng số tiền rút trung bình mỗi lần cao như vậy nguyên nhân là do trong năm này lạm phát cao ngất ngưỡng 18,13%, áp lực tăng giá các loại hàng hóa như các đợt điều chỉnh giá xăng ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa tiêu dùng, .v.v. cao, dẫn đến sức mua của đồng tiền giảm xuống, để mua cùng một lượng hàng hóa phải cần chi tiêu nhiều hơn nên người dân phải rút nhiều tiền mặt trong một lần nhiều hơn trước. Đến năm 2012, doanh số rút tiền mặt vẫn tăng lên hơn so với năm 2011, nguyên nhân là do mức lương tối thiểu chung được tăng lên 1,05 triệu đồng/tháng, thu nhập của người dân Thốt Nốt cũng được cải thiện hơn trước nên nhu cầu chi tiêu mạnh hơn, số tiền rút trung bình mỗi lần là 2,14 triệu đồng/lần. Tuy nhiên tốc độ tăng lại được giảm xuống còn 25,95% so với giai đoạn 2010-2011, do nền kinh tế ổn định được kiềm chế ở mức 6,81%, giá trị đồng tiền tăng lên, giá cả hàng hóa cũng ổn định lại, vì vậy mức tăng lên của số tiền trung bình mỗi lần rút chỉ tăng thêm 60.000 đồng/lần, tương đương 3,03%.
Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động rút tiền mặt tại máy ATM có sự thay đổi về số lần rút tiền và doanh số rút tiền mặt 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể là:
Tốc độ tăng trưởng của doanh số rút tiền mặt của 6 tháng đầu năm 2013 tăng đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng thêm 92,41% với mức tăng tuyệt đối là 33.779 triệu đống. Trong khi đó, số lần rút tiền mặt chỉ tăng thêm 22,64%, mức tăng tuyệt đối là 5.721 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Do từ khi
thông tư 35/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/03/2013, người dân có xu hướng chuyển dần từ việc rút tiền mỗi lần một ít đủ tiêu xài cho chi tiêu hàng ngày sang rút một lần một lượng tiền lớn hơn nhằm tốn ít phí hơn. Việc người lao động tập trung rút tiền một lần khi có lương vào cuối tháng, dẫn đến những hạn chế như hết tiền trong máy, phải chờ lâu mới nhân viên tiếp quỹ, cũng phần nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ của Agribank Thốt Nốt. Từ những phân tích trên ta có thể thấy hoạt động rút tiền mặt của khách hàng sử dụng thẻ ATM phụ thuộc đặc biệt là phí rút tiền, nắm bắt được điều này NH cần điều chỉnh mức phí sao cho phù hợp để người dân không chuyển sang thói quen cũ là “giao dịch tiền mặt”.
4.1.2.2. Hoạt động chuyển khoản qua máy ATM
Bảng 4.4: Hoạt động chuyển khoản qua máy ATM trong 3 năm 2010-2012
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch % Chênh lệch % Số món giao dịch chuyển khoản (lần) 1.306 1.462 1.797 156 11,94 335 22,91 Doanh số chuyển khoản
(triệu đồng) 4.081 4.670 6.097 589 14,43 1.427 30,56
Số tiền chuyển khoản/lần
(triệu đồng/ lần) 3,12 3,19 3,39 0,07 2,22 0,20 6,22
(Nguồn: phòng kế toán và ngân quỹ)
Nhìn chung, tình hình doanh số chuyển khoản tăng qua các năm với mức tăng trưởng cao, đặc biệt trong năm 2012 mức tăng trưởng doanh số chuyển khoản đạt 30,56% so với năm 2011, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng năm 2011 so với năm 2010 (14,43%). Điều này cho thấy người dân ngày càng được tiếp cận với các dịch vụ hiện đại của sản phẩm thẻ, qua đó giao dịch chuyển khoản trên ATM cũng được người dân quan tâm sử dụng. Từ 2010 -2012, dịch vụ chuyển khoản qua thẻ ATM phát triển mạnh, kèm theo đó thì khoản phí của ngân hàng thu được từ hoạt động này cũng sẽ tăng qua các năm. Bên cạnh đó, số lần chuyển khoản qua các năm cũng tăng liên tục, cùng với số tiền trung bình mỗi lần chuyển khoản cũng có xu hướng tăng. Bình quân mỗi lần giao dịch chuyển khoản là 3,12 triệu đồng/lần đến 3,39 triệu đồng/ lần.
Bảng 4.5: Hoạt động chuyển khoản qua máy ATM trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
CHỈ TIÊU 6T/2012 6T/2013
Chênh lệch 6T2013/6T2012
+/- %
Số món giao dịch chuyển khoản (lần) 823 1.169 346 42,04 Doanh số chuyển khoản (triệu đồng) 2.677 5.289 2.612 97,57 Số tiền chuyển khoản/lần (triệu đồng/ lần) 3,25 4,52 1,27 39,09
(Nguồn: phòng kế toán và ngân quỹ)
Đáng lưu ý là trong 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng trưởng số lần chuyển khoản so với 6 tháng đầu năm 2012 khá cao, đạt 42,04%, riêng doanh số chuyển khoản cũng đã tăng gần 100% so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Điều này chứng tỏ cả ngân hàng và khách hàng đều đã thực hiện tốt theo Quyết định số 2453/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, và Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012.
Nhìn chung hoạt động chuyển khoản qua máy ATM có bước tăng trưởng như vậy là do vài nhân tố kinh tế tác động như: hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân, cơ quan hành chính Nhà nước, trường học trả lương cho người lao động, nhân viên qua tài khoản. Thứ hai, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa không chỉ còn diễn ra trong phạm vi một quận hay một thành phố mà còn mở rộng ra khắp các tỉnh thành phố khắp cả nước, nên việc thanh toán qua thẻ ngân hàng là một sự lựa chọn ưu việt. Thứ ba là hiểu biết về tính tiện ích của thẻ vừa an toàn, vừa được hưởng lãi suất không kì hạn trên số dư tài khoản, tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian khi thanh toán tiền hàng bằng hình thức tiền mặt.
4.1.2.3. So sánh doanh số rút tiền mặt và doanh số chuyển khoản 75.048 92.784 36.554 123.161 70.333 4.081 4.670 2.677 6.097 5.289 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 2012 6 tháng đầu năm 2013 Doanh số rút tiền mặt Doanh số chuyển khoản
(Nguồn: phòng kế toán và ngân quỹ)
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện sự so sánh giữa doanh số rút tiền mặt và doanh số chuyển khoản từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Từ biểu đồ trên, có thể thấy rõ ràng hầu hết các giao dịch của thẻ ATM đều với một mục đích rút tiền mặt là chính. Cụ thể, năm 2010 doanh số rút tiền mặt là 75.048 triệu đồng, trong khi đó doanh số chuyển khoản chỉ đạt 4.081 triệu đồng, quá ít so với doanh số rút tiền mặt. Trong giai đoạn vừa qua, hầu như chưa năm nào cơ cấu doanh số chuyển khoản đạt mức 10% trong tổng doanh số thanh toán. Thực tế, tính chất của thẻ khi được nhắc tới phải là dùng thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán không cần có sự xuất hiện của tiền mặt như: mua hàng – chuyển khoản – nhận hàng, hay thanh toán các khoản tiền điện, tiền nước, phí điện thoại, .v.v. Tuy nhiên, do thói quen tiêu dùng của người Việt Nam nói chung và người dân Thốt Nốt nói riêng thì việc thanh toán tiền mặt vẫn khó thể thay đổi trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, doanh số chuyển khoản thấp còn xuất phát từ những bất cập trong khi thực hiện giao dịch, các lỗi thường mắc phải như giao dịch thành công nhưng tiền chưa chuyển đến nơi thụ hưởng, hoặc do lỗi của hệ thống máy ATM thường xảy ra lỗi, thường là khách hàng đã thanh toán tiền điện-nước qua thẻ rồi nhưng hệ thống chưa cập nhật kịp, khách hàng bị cho là quá hạn thanh toán, khiến tâm lý khách hàng e ngại khi thanh toán bằng phương thức chuyển khoản. Bên cạnh đó
thì tác động từ nền văn hóa mua bán qua mạng, qua điện thoại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chuyển khoản qua thẻ ATM. Chẳng hạn những vụ lừa đảo khi giao dịch bằng cách chuyển khoản trước, nhận hàng sau.
Điểm nổi bật là trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh số thanh toán qua thẻ của Agribank Thốt Nốt là 75.622 triệu đồng, tăng 36.391 triệu đồng so với năm 2012. Trong đó doanh số rút tiền mặt 70.333 triệu đồng, tăng 37.779 triệu đồng (tăng 92,4%), doanh số chuyển khoản là 5.289 triệu đồng, tăng 2.612 triệu đồng (tăng 97,57%). Có thể nói, doanh số chuyển khoản có sự chuyển biến lớn, tốc độ tăng gần bằng với tốc độ tăng lên của doanh số rút tiền mặt. Cho thấy nhu cầu cũng như nhận thức của người dân đã dần nhận ra các tiện ích do thẻ ATM mang lại, suy nghĩ tiêu cực về thanh toán chuyển khoản không còn nữa.
4.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ
0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Thu phí dịch vụ thẻ Thu phí phát hành thẻ Thu phí phát hành lại thẻ Thu phí thường niên
(Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ)
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các khoản thu nhập của dịch vụ thẻ tại Agribank Thốt Nốt
Bảng 4.6: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
(Đơn vị tính: ngàn đồng)
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013
Thu nhập 42.889 55.111 59.022 25.636 34.714
Thu phí dịch vụ thẻ 9.421 21.158 21.461 10.059 12.494
Thu phí phát hành thẻ 28.818 27.909 28.113 11.500 16.272
Thu phí phát hành lại thẻ 4.514 5.681 8.727 3.840 5.045
Thu phí thường niên 136 363 721 237 903
Chi phí 15.142 23.187 21.013 10.365 11.648
Lợi nhuận 27.747 31.924 38.009 15.271 23.066
(Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Thốt Nốt, ta thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng đã mang lại một lợi nhuận cao mà bỏ ra chi phí thấp.
• Về thu nhập: đóng góp nhiều nhất trong tổng thu nhập từ thẻ của ngân hàng là phí từ phát hành thẻ, thấp nhất là phí thường niên (không quá 3%). Điều này chính là điểm khác biệt trong kinh doanh dịch vụ thẻ của Agribank và các NHTM cổ phần khác. Đối với các NHTM khác, khoản phí thường niên chính là nguồn thu lớn nhất trong tổng thu từ thẻ. Thu nhập từ phí phát hành thẻ là khoản thu nhập chủ yếu của NH từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 luôn chiếm trên 45%. Bên cạnh đó, từ 2011 nguồn thu phí từ giao dịch thẻ tăng mạnh so với 2010 và chiếm trên 35% thu nhập hoạt động thẻ của NH, còn lại hai nguồn thu khác là thu từ phát phát hành lại và thu phí thường niên chiếm trên 10% thu nhập thẻ. Từ năm 2010 NH thực hiện đẩy mạnh nghiệp vụ thẻ, lượng thẻ Agribank có sự tăng trưởng mạnh phù hợp với xu hướng phát triển chung của hệ thống, do đó thu nhập từ việc phát hành thẻ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập từ
hoạt động thẻ của NH. Tuy nhiên, thu nhập từ giao dịch thẻ vẫn chưa tương đồng với nguồn thu từ phát hành thẻ điều này cho thấy, hoạt động thanh toán thẻ của dân cư trên địa bàn vẫn chưa phát triển, cần có những biện pháp để đẩy mạnh giao dịch thẻ đồng bộ với lượng thẻ phát hành.
• Về chi phí: bên cạnh những khoản thu từ hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ, kinh doanh thẻ cũng phải bỏ ra nhiều chi phí. Chi phí cho hoạt động thẻ của ngân hàng có sự tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2011 chi phí thẻ tăng trên 50% so với năm 2011, việc chi phí tăng nhanh là do chi phí hoạt động marketing thẻ trong năm này cũng rất lớn, cũng như NH phải tốn chi phí giới thiệu sản phẩm tới các đơn vị, cơ quan khuyến khích họ sử dụng dịch vụ trả lương qua thẻ. Từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013, khoản chi phí này của ngân hàng giảm là do ngân hàng đã quản lý tốt chi phí hoạt động cho việc kinh doanh thẻ của mình, cắt giảm chi phí in ấn và giấy tờ không cần thiết nên sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, khoản chi phí dành cho hoạt động này cũng giảm theo.
Qua những kết quả từ thu nhập và chi phí, hoạt động kinh doanh thẻ của NH đã có được kết quả khả quan, tăng trưởng tương đối đều đặn qua các năm. 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng mạnh trên 50% so với cùng kỳ năm 2012 cùng với sự phát triển thẻ trong những năm vừa qua, sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển xa hơn của lĩnh vực này trong tương lai. Bên cạnh những khoản thu nhập, lợi nhuận trực tiếp mà dịch vụ thẻ mang lại thì lợi ích mà NH nhận được từ kinh doanh dịch vụ thẻ còn được thể hiện ở chỗ nó là kênh huy động vốn, luân chuyển tiền mặt trong NH một cách hiệu quả, tận dụng vốn nhàn rỗi của người dân với một chi phí rất thấp.
4.2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ
Qua các những tính toán ở bảng trên, nhìn chung có các tỷ số luôn dương, chứng tỏ tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng qua các năm luôn hoạt động tốt. Tuy nhiên từ năm 2010 cho đến 6 tháng đầu năm 2013, mức độ tăng trưởng về thu nhập thẻ của NH có chiều hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể, mức độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của Agribank Thốt Nốt trong giai đoạn 2011-2012 đã sụt giảm từ 28,5% xuống chỉ còn 7,1% so với giai đoạn 2010-2011. Do đầu năm 2012 hệ thống Agribank Việt Nam nói chung, NH Agribank Thốt Nốt nói riêng triển khai liên tục chương trình khuyến