Tổng quan về ngân hàng Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn quận thốt nốt (Trang 29)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.1.1. Tổng quan về ngân hàng Agribank Việt Nam

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Sau 2 năm, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thay thế cho Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam, trở thành một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp. Năm 1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc giá và vùng lãnh thổ.

3.1.2. Tổng quan về ngân hàng Agribank – chi nhánh Thốt Nốt

3.1.2.1. Sơ lược về ngân hàng

Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh quận Thốt Nốt.

Tên gọi tắc: Agribank Thốt Nốt

Trụ sở chính: 27 Nguyễn Thái Học, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Thốt Nốt (Agribank Thốt Nốt) là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, được thành lập theo quyết định 400/HĐBT ngày 14/11/1990, tiền thân của nó là Ngân hàng Nhà nước Thốt Nốt.

Năm 2003, thực hiện quyết định của Chính phủ, Agribank quận Thốt Nốt bị tách chức năng cho vay người nghèo. Từ đó hình thành nên Ngân hàng Chính sách xã hội quận Thốt Nốt.

Agribank Thốt Nốt đang hoạt động với 1 trụ sở chính là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Thốt Nốt và 2 phòng giao dịch: phòng giao dịch Trung An (thành lập năm 1993) và phòng giao dịch số 1 tại phường Thốt Nốt (thành lập năm 2004).

Hiện nay, Agribank Thốt Nốt hoạt động theo pháp luật với phương châm

“Mang phồn thịnh đến khách hàng” và đã tận dụng hết khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng kinh doanh. Ngân hàng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực từ kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ chi trả kiều hốivà thực hiện chức năng thanh toán cũng như các dịch vụ tiện ích khác của một ngân hàng thương mại.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Nhân sự của ngân hàng được phân bổ ở những bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện chức năng nhiệm vụ riêng của mình. Nhưng giữa các bộ phận luôn có mối quan hệ, trao đổi với nhau để công việc vận hành một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả. Các phòng ban của Agribank Thốt Nốt gồm:

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Agribank Thốt Nốt BAN GIÁM ĐỐC

P. HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

PGD. SỐ 1 PGD. TRUNG AN

Với sơ đồ tổ chức trên, Ban Giám đốc trực tiếp điều hành toàn bộ các phòng ban thông qua các trưởng, phó phòng trực thuộc và các phòng ban có mối quan hệ hỗ trợ thống nhất tập trung dưới sự điều hanh của Ban Giám đốc.

Ban Giám đốc: trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng quận, đề ra các chiến lược phát triển trong hiện tại cũng như tương lai, tiếp nhận các chỉ thị, phổ biến cho các CB-CNV đồng thời chịu mọi trách nhiệm về mọi quyết định của mình.

Phòng kế toán và ngân quỹ: thanh toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày liên quan đến tài sản ngân hàng, kho quỹ thu và chi các khoản tiền mặt giữa ngân hàng với khách hàng.

Phòng kinh doanh: khai thác khách hàng cả về tiền gởi và tiền vay, thực hiện các khoản cho vay đối với khách hàng.

Tố chức hành chính, nhân sự: quản lý về mặt nhân sự của ngân hàng, tham mưu cho giám đốc bố trí theo dõi và sắp xếp công việc cho từng phòng ban.

Tổ kiểm soát: có chức năng giám sát toàn bộ các mặt hoạt động của ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là:

 Huy động vốn: nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, không kì hạn bằng VND, bằng ngoại tệ của mọi cá nhân, các tổ chức và doanh nghiệp.

 Cho vay: cho vay ngắn hạn và trung dài hạn các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

 Nhận làm dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước cho mọi cá nhân, các tổ chức có yêu cầu.

 Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng, dịch vụ thẻ và các dịch vụ có liên quan như SMS Banking, Mobile Banking, thanh toán tiền điện nước, .v.v.

 Nhận phục vụ việc mở tài khoản cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước.

3.1.2.3. Các loại thẻ của Agribank Thốt Nốt đang cung cấp

Thẻ ghi nợ nội địa Success

Thẻ ghi nợ nội địa Success có 2 hạng thẻ : hạng thẻ chuẩn (Success) và hạng thẻ vàng (Plus Success)

Thẻ ghi nợ nội địa Success của Agribank phát hành để thực hiện các giao dịch: rút tiền, chuyển khoản, vấn tin số dư tài khoản, đổi PIN và in sao kê giao dịch (10 giao dịch gần nhất) và thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT và thanh toán trực tuyến qua ATM (thẻ chuẩn: tối đa 50 triệu, thẻ vàng: tối đa 100 triệu).

Hạn mức thấu chi tối đa 30 triệu đồng (thẻ chuẩn), 50 triệu đồng (thẻ vàng) và thời hạn thấu chi lên tới 12 tháng dựa trên tình hình tài chính của khách hàng. Điều kiện đăng kí thấu chi: khách hàng có thu nhập ổn định và sử dụng dịch vụ trả lương, trợ cấp xã hội qua tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại chi nhánh Agribank nơi đăng kí thấu chi.

Bảng 3.1: Hạn mức tối đa của thẻ ghi nợ nội địa NỘI DUNG

Tại ATM

Hạng chuẩn Hạng vàng

Hạn mức rút tiền / thẻ 25.000.000 đ 50.000.000 đ

Hạn mức rút tiền/ giao dịch Tối thiểu: 50.000 đ

Tối đa: 5.000.000 đ

Số lần rút tiền/ ngày Không hạn chế

(Nguồn: www.agribank.com.vn)

Thẻ ghi nợ quốc tế Visa/ MasterCard

Thẻ mang thương hiệu Visa/MasterCard do Agribank phát hành cho phép khách hang cá nhân là chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút/ ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại ATM, ĐVCNT, điềm ứng tiền mặt trên phạm vi toàn cầu hoặc giao dịch qua Internet.

Hạng thẻ: thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa/MasterCard có 2 dạng thẻ: thẻ chuẩn (Debit Classic), thẻ vàng (Debit Gold).

 Có các tiện ích như của một thẻ ghi nợ nội địa.

 Khách hàng có thể rút/ ứng tiền mặt tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch và các điểm ứng tiền mặt khác trên phạm vi toàn cầu (VND trên lãnh thổ Việt Nam và ngoại tệ tại các nước trên thế giới).

 Khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định được chi nhánh Agribank cấp hạn mức thấu chi lên tới 30 triệu đồng và thời hạn thấu chi tối đa là 12 tháng.

 Khách hàng được miển phí bảo hiểm tai nạn chủ thẻ trên phạm vi toàn cầu với số tiền bảo hiểm lên tới 15 triệu đồng/ thẻ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Agribank.

Điều kiện phát hành:

 Đối với chủ thẻ chính: giống điều kiện phát hành của thẻ ghi nợ nội địa Success. Khách hàng là chủ thẻ chính có quyền phát hành tối đa hai (02) thẻ phụ.

 Đối với thẻ phụ: Khách hàng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định hiện hành của pháp luật, hoặc có năng lực hành vi dân sự và từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, được người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận về việc sử dụng thẻ.

Khách hàng là chủ thẻ phụ được chủ thẻ chính cam kết thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh liên quan tới việc sử dụng thẻ.

Bảng 3.2: Hạn mức tối đa của thẻ ghi nợ quốc tế

GIAO DỊCH THẺ CHUẨN THẺ VÀNG

Rút/ứng tiền mặt tối đa 25.000.000 đ/ ngày 50.000.000 đ/ngày

Chuyển khoản tối đa 20.000.000 đ/ ngày 50.000.000 đ/ngày

Thanh toán tại POS/EDC 50.000.000 đ/ ngày 100.000.000 đ/ngày

Số lần rút tối đa/ngày

Không hạn chế

Số tiền rút tối đa tại quầy trong ngày Số lần chuyển khoản/ngày

(Nguồn: www.agribank.com.vn)

Thẻ lập nghiệp: là loại thẻ liên kết thương hiệu Agribank – VBSP, là thẻ liên kết giữa NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) được phát hành trên cơ sở hợp tác lĩnh vực thẻ giữa hai

Ngân hàng và trên nền tảng thẻ ghi nợ do Agribank hiện đang phát hành với tên gọi “Lập nghiệp”, tức là có thể vay tiền của NH với một hạn mức nhất định để chi trả cho việc đóng học phí, giúp sinh viên tiếp cận được nguồn vốn hổ trợ của Chính phủ và Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.

Các sản phẩm thẻ còn lại của hệ thống mà Agribank Thốt Nốt chưa áp dụng hoặc không có doanh số phát sinh: Thẻ tín dụng quốc tế Visa/ Master với các hạng chuẩn/vàng/ bạch kim, thẻ tín dụng quốc tế MasterCard dành cho công ty, thẻ liên kết sinh viên

3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK THỐT VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK THỐT NỐT TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thốt Nốt qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Bất kể mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ngày nay, luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro và chi phí thấp nhất, mà vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của đơn vị mình và trong đó Agribank Thốt Nốt cũng không ngoại lệ. Đơn giản vì lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh đúng nhất khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chứ không phải doanh số hay thu nhập mà ngân hàng đạt được.

Dựa vào bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại NHNo&PTNT quận Thốt Nốt, ta thấy nhìn chung thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng có nhiều biến động. Cụ thể như sau:

3.2.1.1. Đối với các khoản thu nhập

Thu từ lãi

Đây là một khoản luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của NH (tỷ trọng luôn trên 85% qua ba năm), đa phần là các khoản thu từ lãi cho vay. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi đối với hệ thống NHNo mà đặc biệt là chi nhánh Agribank Thốt Nốt thì nghiệp vụ chính là huy động vốn và cấp tín dụng còn các dịch vụ khác vẫn chưa có điều kiện phát triển. Khoản thu này của Agribank Thốt Nốt từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có sự biến động tăng giảm không ổn định. Cụ thể là nguồn thu từ lãi tăng mạnh trong năm 2011, từ 44.418 triệu đồng năm 2010 lên 55.585 triệu đồng trong năm 2011, tăng trưởng 25,14%. Nguyên nhân là do năm 2010, Agribank Thốt Nốt triển khai Nghị định 41/2010/NĐ-CP

của Chính phủ đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn cho các khoản tín dụng phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhằm hỗ trợ tốt nhu cầu vốn vay, ổn định đời sống, phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn. Điều này tạo tiền đề cho sự tăng lên của khoản thu này trong năm 2011. Ngoài ra, trong năm 2011 thì mặt bằng lãi suất cho vay chung vẫn còn ở mức khá cao, dao động từ 18-21%, do đó nguồn thu từ lãi của Agribank Thốt Nốt cao hơn những năm còn lại.

Từ năm 2012 cho đến 6 tháng đầu năm 2013, nguồn thu từ lãi cho vay lại có xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân là do trong năm 2012 tăng trưởng tín dụng thấp cộng với lãi suất cho vay đối với nền kinh tế cũng đã giảm xuống, ngành ngân hàng đã cho liên tục 6 lần giảm lãi suất cho vay, đặc biệt đối với các lĩnh vực ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn là 13%/năm, do do nguồn thu nhập từ lãi của NH năm 2012 chỉ còn 54.489 triệu đồng, giảm 1,97% so với năm 2011. Tương tự, trong 6 tháng đầu năm 2013, ngoài do ảnh hưởng từ lãi suất và khó khăn của toàn ngành, thì chất lượng các khoản nợ vay của NH cũng không như mong đợi, trên địa bàn quận Thốt Nốt việc nuôi cá tra xuất khẩu gặp trở ngại bởi sự giá cá tra giảm mạnh, làm cho các nông hộ nuôi trồng thủy sản không có đủ khả năng trả lãi cho NH đúng hạn (doanh số cho vay ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay theo ngành nghề tại ngân hàng), nguồn thu từ lãi 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm mạnh 20,69% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, hiện nay Agribank Thốt Nốt đã áp dụng chính sách thặt chặt trong tín dụng, cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn khách hàng mới, nhằm kiểm soát chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro nợ xấu luôn được đặt lên hàng đầu.

Thu từ hoạt động dịch vụ

Nhìn chung thì khoản thu chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu nhập của Agribank Thốt Nốt và có sự tăng trưởng từ năm 2010 cho đến 6 tháng đầu năm 2013, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đều qua các năm. Cụ thể là năm 2010 thu từ dịch vụ là 871 triệu đồng, năm 2011 đã tăng lên 1.495 triệu đồng, tăng 71,74%. Trong thời gian này NH có quan tâm nhiều đến việc tuyên truyền quảng cao, giới thiệu và đã thu hút được một số khách hàng sử dụng dịch vụ NH như thanh toán tiền hàng hóa, gia đình có con em đi học xa chuyển tiền sinh hoạt, học phí. Chi nhánh đã thực hiện một số sản phẩm dịch vụ mới như: thanh toán hóa đơn, thanh toán tiền điện- nước- học phí, thanh toán lương, thẻ ATM. Ngoài

ra, thời gian gẩn đây NH còn cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích có liên quan như SMS Banking, Bank Plus, Internet Banking, .v.v.

Thu nhập khác

Đây cũng là một khoản thu chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng thu của Agribank Thốt Nốt (luôn chiếm từ 7% trở lên). Bao gồm: thu nhập từ việc bán bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm xe máy, bán vé máy bay, chênh lệch tỷ giá mua bán USD về hội sở và các khoản thu từ dịch vụ khác.

3.2.1.2. Đối với các khoản chi phí

Phần lớn chi phí cho hoạt động của Agribank Thốt Nốt là chi phí trả lãi. Nhìn chung chi phí trả lãi của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2010 chi phí trả lãi là 33.676 triệu đồng, đến năm 2011 chi phí đã tăng với tốc độ tăng 46,97%, đạt 49.493 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2010-2011, để mở rộng quy mô các NH trên địa bàn đua nhau huy động với lãi suất cao, có thời điểm lãi suất lên đến 17-18%. Vì vậy mà Agribank Thốt Nốt muốn tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư để phục vụ cho việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng nông nghiệp buộc phải tăng lãi suất huy động để cạnh tranh và thu hút khách hàng dẫn đến chi phí trả lãi tiền gửi tăng. Bên cạnh đó việc có thêm các sản phẩm huy động mới :tiết kiệm dự thưởng chào mừng quốc khánh 2-9, các chương trình ưu đãi khách hàng dẫn đến tốn kém chi phí quảng cáo, khuyến mãi. Ngoài ra để đáp ứng được nhu cầu giải ngân cho khách hàng, NH còn sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính nên đã làm tăng chi phí trả lãi một cách đáng kể như vậy. Sang năm 2012, do NH đã áp dụng chính sách thắt chặt tín

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn quận thốt nốt (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)