Nâng cao công tác thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 71)

Thẩm định tín dụng là một trong những khâu cơ bản và quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Qua công tác thẩm định, ngân hàng mới xem xét có thể cho khách hàng đó vay hay không, từ đó cũng quyết định về thu nhập, về nợ xấu của ngân hàng.

Thẩm định tín dụng đầu tiên là thẩm định khách hàng, chính là lựa chọn khách hàng để cho vay. Nếu khách hàng đó có lịch sử tín dụng không tốt, mức độ tín nhiệm thấp thì khả năng cho vay thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, cần xem xét thêm tư cách pháp nhân, tính nghiêm túc chấp hành pháp luật Nhà nước của chủ thể vay vốn. Tiếp đó, ngân hàng xem xét cơ sở khoa học và tính khả thi của dự án, về các điều kiện cơ sở vật chất, năng lực sản xuất, thị trường,… Cán bộ tín dụng cần tránh việc cả nể, lơ là trong công tác thẩm định khách hàng, vì từ đó có thể phát sinh nhiều vấn đề khó giải quyết một khi có rủi ro tín dụng xảy ra.

Song song đó, cần thẩm định đúng giá trị của tài sản đảm bảo, xác định mức độ rủi ro của tài sản thế chấp làm đảm bảo cho món vay, đó cũng là yếu tố giúp khách hàng trả nợ đúng hẹn với ngân hàng. Khi có rủi ro sai hẹn xảy ra, thì ngân hàng cũng có thể thanh lý tài sản đảm bảo để tất toán các khoản nợ của khách hàng. Tuy nhiên, vì là yếu tố “cực chẳng đã” nên ngân hàng phải chú ý nhiều hơn tới kế hoạch kinh doanh, năng lực sản xuất cùng mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 71)