Nợ xấu theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 51)

Bên cạnh việc phân tích theo thời hạn, thì việc phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế là rất cần thiết. Điều đó có thế xác định được phần nào ngành nghề gây ra nợ xấu nhiều cho ngân hàng để tìm biện pháp hạn chế hay khắc phục. Do đặc thù là địa bàn hoạt động của Agribank Trần Đề có ngành thủy sản phát triển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản luôn là ngành mũi nhọn của địa phương. Mặt khác, ngành này luôn đòi hỏi vốn đầu tư cao cho trang thiết bị hiện đại, thuốc và con giống chất lượng. Vì thế, doanh số cho vay, dư nợ đa số tập trung vào ngành này. Đây là một lợi thế tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nông nghiệp và các ngành khác như xây dựng, dịch vụ mà ngân hàng đang gia tăng đầu tư vốn hiện nay cũng có thế gây phát sinh nợ xấu cho ngân hàng. Để tìm hiều rõ hơn về nợ xấu theo từng ngành của ngân hàng, chúng ta xem xét các bảng sau:

Bảng 4.6: Phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế của ngân hàng năm 2010 đến tháng 6/2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Chênh lệch

Chỉ tiêu 2011 – 2010 2012 - 2011 6T/2013 - 6T/2012

2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Nông nghiệp 33 70 52 0 72 37 112,12 (18) (25,71) 72 - - Trồng trọt 0 50 27 0 47 50 - (23) (46,00) 47 - - Chăn nuôi 33 20 25 0 25 (13) (39,39) 5 25,00 25 - 2. Thủy sản 3.729 1.290 2.275 690 1.472 (2.439) (65,41) 985 76,36 782 113,33 3. TMDV 600 0 0 60 0 (600) (100,00) 0 - (60) (100,00) 4. Ngành khác 29 39 216 89 231 10 34,48 177 453,85 142 159,55 Tổng nợ xấu 4.391 1.399 2.543 839 1.775 (2.992) (68,14) 1.144 81,77 936 111,56 RRTD nông nghiệp 0,22 0,31 0,17 0,00 0,15 - - - - RRTD thủy sản 9,87 2,16 2,77 0,88 1,64 - - - - RRTD TMDV 1,42 0,00 0,00 0,08 0,00 - - - - RRTD ngành khác 0,16 0,20 0,54 0,36 0,68 - - - -

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề

Nhìn chung, nợ xấu thay đổi qua các năm và có sự khác biệt giữa các ngành. Sự tăng giảm không đều cũng do đặc thù riêng của từng ngành. Nhưng có một điểm chung là nợ xấu của tất cả các ngành vào ngày 30/6/2013 đều tăng so với cùng thời điểm vào năm 2012, ngoại trừ ngành thương mại dịch vụ. Điều đó cho thấy năm 2013 thực sự là một năm khó khăn của ngân hàng

4.2.2.1 Ngành nông nghiệp

- Nợ xấu ngành nông nghiệp: mặc dù dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ tại ngân hàng nhưng tỷ trọng nợ xấu lại khá thấp. Cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của ngành nông nghiệp là 0,75%. Trong đó, ngành trồng trọt không có nợ xấu vào cuối năm. Năm 2011, nợ xấu tồn đọng của năm trước đã được xử lý bằng cách ngân hàng cho vay thêm vốn cho người chăn nuôi có khả năng nuôi lại gia súc, gia cầm của mình, nên nợ xấu chỉ còn lại ở 1 hộ, với con số là 20 triệu đồng. Ngành trồng trọt tăng từ không có nợ xấu lên 50 triệu đồng và cao hơn cả ngành chăn nuôi. Do sự gia tăng nợ xấu của cả trồng trọt và chăn nuôi nên nợ xấu toàn ngành nông nghiệp tăng lên 70 triệu đồng, tăng 112,12% so với năm 2010. Sự gia tăng hơn gấp đôi này chứng tỏ nợ xấu sau thời gian kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng đã có xu hướng tăng lại. Năm 2012, ngân hàng tích cực kiểm soát và giải quyết nợ xấu nên tình hình được cải thiện dần. Tính đến 30/6/2012 thì nợ xấu đã được ngân hàng xử lý hết, tuy nhiên, đến cuối năm 2012 thì nợ xấu ngành nông nghiệp đã quay trở lại với con số 52 triệu đồng, trong đó có 1 hộvới 27 triệu đồng trong ngành trồng trọt và 1 hộ trong ngành chăn nuôi với 25 triệu đồng. Thực tế đã cho thấy nợ xấu trong ngành này giảm 25,71% so với cùng thời điểm năm 2011 và chiếm 2,04% tổng nợ xấu. Hiện tại, có thể nói nợ xấu ngành nông nghiệp đang có xu hướng tăng lên vào năm 2013. Số liệu vào ngày 30/6/2013 cho thấy nợ xấu ngành này là 72 triệu đồng, trong khi cuối tháng 6/2012 là 0 đồng. Điều này xảy ra do tình hình khí hậu sáu tháng đầu năm 2013 thay đổi thất thường và không như dự báo nên ảnh hướng đến vụ mùa, nhất là những gia đình tiếp tục canh tác theo truyền thống, không áp dụng những biện pháp kỹ thuật và phương thức sản xuất hiện đại. Tình hình biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều vụ thất mùa của người nông dân, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng tại ngân hàng.

- Chỉ số rủi ro tín dụng ngành nông nghiệp: ngành nông nghiệp có thể nói là ngành ít có rủi ro tín dụng tại Agribank Trần Đề. Bằng chứng là qua các năm, chỉ số rủi ro tín dụng ngành này luôn thấp. Năm 2010 chỉ có 0,22%, năm 2011 tăng nhẹ lên 0,31%. Đến năm 2012, thì tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ ngành nông nghiệp là 0,17%, chỉ cao hơn ngành thương mại dịch vụ. Kỳ báo cáo gần

nhất vào cuối tháng sáu năm 2013 cho thấy chỉ số rủi ro tín dụng ngành này 0,15%, thấp hơn ngành thủy sản và ngành khác.

4.2.2.2 Ngành thủy sản

- Nợ xấu ngành thủy sản: Nợ xấu của ngành thủy sản luôn cao và chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2010, nợ xấu ngành thủy sản chiếm 84,92% tổng nợ xấu, năm 2011 là 92,21%, 89,46% năm 2012 và 82,93% vào cuối tháng 6/2013. Cả doanh số cho vay, dư nợ của ngành này luôn là những con số lớn thì nợ xấu nhiều cũng là một điều dễ hiểu. Hơn nữa, ngành thủy sản là ngành chủ lực của địa phương. Theo trang thông tin huyện Trần Đề thì năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 6.035 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 4.360 ha, đặc biệt huyện có cảng cá Trần Đề là cảng cá lớn nhất tỉnh với nhiều ghe đánh bắt xa bờ. Khác với ngành nông nghiệp đầu tư ít, ngành thủy sản phải đầu tư trang thiết bị, máy móc, dụng cụ, thức ăn với chi phí đắt đỏ. Khi mọi thứ hoạt động ổn định, đó là một nguồn thu nhập vô cùng tốt cho ngân hàng và ngược lại. Nợ xấu vào 31/12/2010 ngành thủy sản là 3.729 triệu đồng, là con số cao nhất trong các năm tiến hành phân tích, nhưng thực chất, con số này đã rất thấp so với con số hơn 16.000 triệu đồng năm 2009. Và con số này tiếp tục giảm vào năm 2011 với số tiền 1.290 triệu đồng, giảm 2.439 triệu đồng, tức giảm 65,41% so với cùng thời điểm năm trước. Có sự chuyển biến tốt này là sự nỗ lực của ngân hàng cùng với việc người nuôi tôm được mùa, được giá. Nhiều nông hộ không những đã có thể trả hết nợ cho ngân hàng mà còn mở rộng quy mô nuôi trồng. Đến cuối tháng 6/2012 số nợ xấu còn lại chỉ còn 690 triệu đồng và tăng lại sáu tháng sau đó. Cuối năm 2012, nợ xấu ngành này tăng lên 2.275 triệu đồng, tăng 76,36% so với năm 2011. Năm 2013, nợ xấu đã giảm xuống 1.472 triệu đồng ở cuối tháng 6, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước thì nợ xấu của sáu tháng đầu năm 2013 đã tăng 113,33%. Sự thay đổi phức tạp của nợ xấu do nó phụ thuộc quá nhiều yếu tố, và có nhiều yếu tố ngân hàng khó kiểm soát như khí hậu, dịch bệnh, giá cả thị trường,…

- Chỉ số rủi ro tín dụng ngành thủy sản: trong tất cả các ngành thì ngành thủy sản là ngành mà cả nợ xấu và chỉ số nợ xấu trên dư nợ cao nhất. Năm 2010 tỷ lệ này là 9,87% cũng là tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong các năm trở lại đây của ngành thủy sản. Tuy vẫn còn cao nhưng tỷ lệ này đã giảm dần qua các năm. Năm 2011, chỉ số này còn 2,16%, sau đó tăng nhẹ lên 2,77% vào năm 2012. Đến cuối tháng sáu năm 2013, chỉ số này chỉ còn 1,64%, tuy vẫn cao hơn con số cùng kỳ năm 2012 là 0,88% nhưng đó cũng thể hiện được sự cố gắng của ngân hàng trong việc giảm rủi ro trong ngành thủy sản.

4.2.2.3 Ngành thương mại dịch vụ

- Nợ xấu ngành thương mại dịch vụ: ngành thương mại dịch vụ là ngành mà nợ xấu thường mang giá trị là 0 nhất trong tất cả các ngành. Năm 2010, nợ xấu là 600 triệu đồng, chiếm 13,66% tổng nợ xấu. Nợ xấu này do người dân đổ xô kinh doanh, mở các quán ăn, nước uống dọc theo con đường Nam Sông Hậu vừa đưa vào hoạt động. Do không có kinh nghiệm, đường mới còn vắng khách nên kinh doanh thua lỗ, dẫn tới mất khả năng trả nợ ngân hàng. Sang năm 2011 và năm 2012, nợ xấu hoàn toàn được giải quyết triệt để và cuối năm nợ xấu bằng 0 dù giữa năm 2012, nợ xấu có phát sinh 60 triệu đồng. Đến tháng 6 năm 2013, nợ xấu của ngành này vẫn là số 0, cho thấy ngành này là ngành có rủi ro thấp nhất trong tất cả các ngành của ngân hàng. Ngành thương mại dịch vụ thực sự là ngành có tiềm năng lớn, bởi vì dư nợ của ngành này cao và có những năm chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành, duy chỉ có năm 2012 và 6/2013 là thấp hơn thủy sản. Trong khi ngành thủy sản lại có nhiều nợ xấu nhất, thì ngành thương mại dịch vụ có nợ xấu thấp nhất và có giá trị 0 trong nhiều năm. Như vậy, có thể thấy hiệu quả mang lại của việc sử dụng vốn là rất cao. Vì thế trong thời gian sắp tới, ngân hàng có thể tăng cường cho vay những đối tượng thuộc ngành này để mang lại nhiều lợi nhuận và tránh được rủi ro về tín dụng.

- Chỉ số rủi ro tín dụng ngành thương mại dịch vụ: ngành thương mại dịch vụ là ngành đem lại thu nhập cao cho ngân hàng với rủi ro thấp do khoản cho vay và dư nợ lớn nhưng nợ xấu và chỉ số rủi ro tín dụng luôn thấp nhất trong các ngành. Chỉ duy nhất năm 2010 chỉ số này là 1,42%, còn các năm 2011, 2012, sáu tháng 2013, chỉ số này đồng loạt bằng 0%. Như vậy, hiệu quả tín dụng của ngành này rất tốt, ngân hàng cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh đầu tư vốn vào ngành này hơn.

4.2.2.4 Ngành khác

- Nợ xấu ngành khác: Nợ xấu của các ngành khác có xu hướng tăng dần qua các năm tuy vẫn giữ tỷ trọng tương đối thấp. Tỷ trọng đó lần lượt là 0,66%, 2,79%, 8,49% và 13,01% tương ứng với năm 2010, 2011, 2012 và cuối tháng 6/2013. Nguyên nhân là do huyện mới tách vào năm 2010, các ngành không thuần nông bắt đầu hình thành và phát triển, như công nghiệp, xây dựng đòi hỏi gia tăng vốn đầu tư. Mặt khác, ngân hàng tăng cường cho vay tiêu dùng sau khi huyện mới thành lập. Từ đó, doanh số cho vay, dư nợ các ngành này cũng tăng lên tương ứng. Nhưng vì còn non trẻ, nên việc thua lỗ, mất vốn là hoàn toàn có thể xảy ra tuy chưa đến mức gây thiệt hại lớn đến ngân hàng.

- Chỉ số rủi ro tín dụng ngành khác: chỉ số rủi ro tín dụng ngành khác khá thấp trong các ngành, tuy nhiên đang có sự gia tăng trong các năm gần đây. Các chỉ số này là 0,16%, 0,20%, 0,54% và 0,68% lần lượt cho các mốc thời gian 2010, 2011, 2012 và 30/6/2013. Điều này cho thấy các ngành như công nghiệp, xây dựng, cho vay tiêu dùng… đang có rủi ro gia tăng theo thời gian, đòi hỏi sự chú ý từ phía ngân hàng.

4.2.3. Nợ xấu phân theo nhóm nợ

Phân tích nợ xấu theo thời hạn giúp ta xem xét nợ xấu thiên về ngắn hạn hay dài hạn, phân tích theo ngành để định hướng được ngành nào thường gây ra nợ xấu cho ngân hàng nhằm chú trọng hơn vào công tác thẩm định, cho vay. Nhưng để có thể biết được ngân hàng có khả năng mất vốn nhiều hay ít, thì ta phải xem xét nợ xấu phân theo nhóm nợ. Nếu nợ xấu phần lớn thuộc nhóm có khả năng mất vốn thì ngân hàng phải xem lại quy trình cho vay của mình. Để nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn, ta phân tích hai bảng số liệu sau:

Bảng 4.7: Nợ xấu phân theo nhóm nợ của ngân hàng (2010-2012)

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền (%) số tiền (%) Nhóm 3 1 171 7 170 17.000,00 (164) (95,91) Nhóm 4 61 5 634 (56) (91,80) 629 12.580,00 Nhóm 5 4.329 1.223 1.902 (3.106) (71,75) 679 55,52 Tổng 4.391 1.399 2.543 (2.992) (68,14) 1.144 81,77

Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề (Giải thích: nhóm 3, 4, 5: nhóm nợ thuộc nợ xấu, xem phần 2.1.3.2)

Bảng 4.8: Nợ xấu phân theo nhóm nợ của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6T/2013 – 6T/2012 6T/2012 6T/2013 Số tiền (%) Nhóm 3 297 588 291 97,98 Nhóm 4 80 71 (9) (11,25) Nhóm 5 462 1.116 654 141,56 Tổng 839 1.775 936 111,56

Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề (Giải thích: nhóm 3, 4, 5: nhóm nợ thuộc nợ xấu, xem phần 2.1.3.2)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được nợ xấu trong nhóm 5 (nhóm có khả năng mất vốn) luôn có tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu. Năm 2010, nợ xấu nhóm này của ngân hàng rất cao, chiếm 98,59% tổng nợ xấu. Có thể nói

gần như toàn bộ nợ xấu của ngân hàng là nợ nhóm 5. Như đã phân tích, đây là những khoản nợ của các năm trước để lại, do thu nợ không được, ngân hàng dần chuyển các khoản nợ này xuống nhóm 3, nhóm 4, rồi cuối cùng là nhóm 5. Thực chất đó là những khoản vay không chất lượng của những năm 2008, 2009. Những năm này, nền kinh tế phát triển và khủng hoảng kinh tế chưa thực sự ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng nên thủ tục cho vay và công tác kiểm tra giám sát khá lỏng lẽo. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra nợ xấu nhóm 5 cho năm 2010 và những năm tiếp theo. Nợ xấu đó được ngân hàng xử lý dần dần, đến năm 2011, nợ xấu nhóm 5 chiếm 87,42%, giảm 71,75% so với năm 2010. Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) thì có xu hướng tăng lên, từ 1 triệu đồng của một hộ năm 2010 thì năm 2011 đã tăng lên 171 triệu đồng, gấp 171 lần. Nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4) thì lại giảm 91,80%, với số nợ là 5 triệu đồng trong khi năm 2010 là 61 triệu đồng. Năm 2012, tỷ trọng nợ nhóm 5 tiếp tục cao nhất dù đã giảm so với năm 2011, 74,79% với số tiền là 1.902 triệu đồng. Có thể thấy sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Tuy tỷ trọng giảm, nhưng xét về quy mô lại tăng lên 679 triệu đồng tương đương 55,52% so với cùng kỳ năm 2011. Nhóm 3 lại giảm còn 7 triệu đồng, giảm 95,91%. Trong khi đó, nhóm 4 lại tăng 629 triệu đồng lên con số 634 triệu đồng.

Tính đến cuối tháng 6/2013 thì tỷ trọng nợ xấu thuộc nhóm có khả năng mất vốn tiếp tục giữ vị trí cao nhất với 62,87%. Theo sau đó là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn với 33,12% và cuối cùng là nợ nghi ngờ với 4,01%. So với tháng 6/2012 thì nợ xấu các nhóm có sự thay đổi theo chiều hướng khác nhau. Nhóm 3 và nhóm 5 có xu hướng tăng và tăng lần lượt là 97,98% và 141,56%. Nhóm 4 lại có xu hướng giảm và giảm 11,25%. Điều này xảy ra chủ yếu do sự chuyển dịch giữa các nhóm nợ của các món vay cũ cũng như các món vay mới phát sinh nợ xấu.

Tóm lại, nợ xấu của ngân hàng ở giai đoạn phân tích thay đổi rất phức tạp, không theo một xu hướng nhất định. Nhưng nhìn chung, sau nhiều năm phấn đấu thì nợ xấu vẫn chưa có nguy cơ đe dọa đến ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải thiết lập một quy trình cho vay, giám sát mục đích và quá

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 51)