Hệ số dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 65)

Hệ số dự phòng rủi ro cho chúng ta biết số tiền trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng chiếm bao nhiêu so với số dư nợ cho vay. Trích lập dự phòng càng cao càng thể hiện ngân hàng có nhiều khoản nợ kém chất lượng. Tuy nhiên, vì tình hình nợ xấu hiện nay có xu hướng tăng lên, nên các chuyên gia

kinh tế khuyến khích các ngân hàng thương mại nên có khoản trích dự phòng lớn để chuẩn bị cho những tình huống xấu có thể xảy ra mà không làm ảnh hưởng, thiệt hại đến những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng.

Nhìn chung, dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng có xu hướng giảm trong những năm gần đây nên hệ số dự phòng cũng giảm xuống thấp. Cụ thể, năm 2010 hệ số dự phòng rủi ro là 7,26%. Đây là năm dự phòng rủi ro được trích lập nhiều nhất vì khoản nợ xấu khá cao của năm trước để lại. Sau khi nợ xấu được xử lý khá nhiều tại năm 2010, thì đến năm 2011, hệ số dự phòng rủi ro của ngân hàng chỉ còn 2,85%, nghĩa là 1 đồng dư nợ chỉ được bảo đảm bằng 0,0285 đồng dự phòng rủi ro tín dụng. Năm 2012, hệ số này tiếp tục giảm còn 0,8%, trong đó hệ số dự phòng rủi ro của 6 tháng đầu năm 2012 là 0,72%, gần với chỉ số này vào cuối năm. Cùng kỳ năm sau, thời điểm báo cáo tháng 6/2013, chỉ số này giảm đến mức cực kỳ thấp, 0,08%, tức mỗi đồng dư nợ chỉ có 0,0008 đồng dự phòng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho hệ số dự phòng rủi ro giảm xuống là do dư nợ bình quân của ngân hàng tăng liên tục qua các năm trong khi khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm liên tục. Hai đại lượng này đi theo hai chiều hướng trái ngược nhau, làm cho hệ số dự phòng rủi ro của ngân hàng đã rất thấp, hiện tại còn thấp hơn. Dù vậy, nợ xấu giảm nên dự phòng rủi ro mới giảm, nên nếu xét về khía cạnh nợ xấu giảm, dẫn đến dự phòng rủi ro giảm thì đây là một dấu hiệu tích cực. Nhưng nếu xét về khía cạnh dự phòng, thì khả năng dự phòng của ngân hàng khá thấp.

Tóm lại, ngân hàng cần tiếp tục giảm thiểu nợ xấu, tuy nhiên cần tăng khoản trích lập dự phòng lên, vì đó là cái đệm giúp ngân hàng hoạt động xuyên suốt dù có những thay đổi bất lợi do tác nhân bên ngoài gây ra.

4.4.6 Hệ số khả năng mất vốn

Hệ số khả năng mất vốn cho biết số vốn có khả năng mất của ngân hàng hay số nợ nằm trong nhóm 5 của ngân hàng là khoảng bao nhiêu phần trăm. Hệ số này càng cao, tức là số vốn ngân hàng mất đi trong tổng dư nợ bình quân là càng lớn, càng bất lợi cho ngân hàng.

Trong các năm gần đây, hệ số này tăng giảm không theo chiều hướng nhất định với diễn biến khá phức tạp. Trong đó, năm 2010 là năm có khả năng mất vốn cao nhất là 4,09%. Tức là với 100 đồng dư nợ bình quân, ngân hàng có khả năng mất 4,09 đồng vì nợ xấu nhóm 5. Sang năm 2011, nợ xấu được xử lý phần nào, nên nợ nhóm có khả năng mất vốn cũng giảm mạnh, chỉ còn 1.223 triệu đồng, tương đương 0,84% so với dư nợ bình quân. Đây là năm mà nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng thấp nhất trong các năm 2010, 2011, 2012. Sang năm 2012, hệ số khả năng mất vốn tăng lên 0,93%, tuy tăng không

cao so với năm 2011 nhưng cũng cho thấy khả năng mất vốn của ngân hàng sau quá trình kiểm soát hiệu quả thì đang có xu hướng gia tăng lên. Cuối năm 2012 là 0,93% nhưng giữa năm 2012, hệ số này khá thấp chỉ có 0,24%. Vì nợ xấu của năm 2012 chủ yếu là nợ nhóm 5 chiếm 74,79% và cũng chủ yếu thuộc nợ nằm trong ngành thủy sản, thường là khoản nợ được đánh giá lại vào cuối năm. Trong năm hiện hành, tính đến cuối tháng 6/2013 thì hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng là 0,47%, tăng 0,23% so với cùng kỳ tháng 6/2012.

Có thể thấy, hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng trong những năm gần đây đã được ngân hàng giữ được ở mức thấp. Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại, hệ số này có khả năng tăng lên, đó là một tín hiệu xấu đòi hỏi ngân hàng có những bước chuẩn bị, chấn chỉnh lại công tác cho vay, thu hồi nợ, nhằm hạn chế hết mức có thể nhóm nợ có khả năng mất vốn này.

4.4 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Biểu hiện của rủi ro tín dụng chính là sự gia tăng của nợ xấu, nên mục này sẽ nói về nguyên nhân gây ra nợ xấu của ngân hàng Agribank Trần Đề

4.4.1 Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân chủ quan gây ra nợ xấu gồm nguyên nhân đến từ phía ngân hàng và nguyên nhân đến từ khách hàng.

4.4.1.1 Nguyên nhân đến từ phía ngân hàng

Sai sót trong quy trình tín dụng: trong quá trình cho vay của ngân hàng có thể có những sai sót từ lúc xét duyệt hồ sơ, công tác thẩm định, đánh giá sai tài sản đảm bảo. Khi có những sai sót từ đầu như vậy thì khả năng gây ra nợ xấu sẽ cao hơn các khoản vay được xét duyệt cẩn thận.

Thực hiện giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ: quá trình giám sát xem khách hàng có thực hiện đúng mục đích cho vay không sẽ giúp hạn chế nợ xấu, từ đó giảm nguy cơ từ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nhưng vì lý do địa bàn huyện khá rộng với 4 xã trực thuộc, mà số lượng nhân viên có hạn nên công tác giám sát cũng bị giới hạn, không thể giám sát hết tất cả số hộ vay của ngân hàng. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng.

4.4.1.2 Nguyên nhân đến từ khách hàng

Sử dụng vốn sai mục đích: Nhiều khách hàng sau khi vay vốn không sử dụng vốn với mục đích ghi trên hợp đồng mà sử dụng vào mục đích khác, như mua sắm vật dụng, chi tiêu trong gia đình, thậm chí trả nợ phi chính

thức,...Những mục đích sử dụng vốn đó không sinh lợi nên đến thời hạn thu hồi nợ, khách hàng không có khả năng trả nợ, gây ra nợ xấu của ngân hàng.

Quy mô sản xuất kinh doanh thường tự phát, nhỏ lẻ: vì là vùng nông thôn, tập quán sản xuất của người dân là nhỏ lẻ, gia đình, tự phát nên thường chi phí đội lên cao hơn so với sản xuất đại trà công nghiệp. Vì là tự phát là chủ yếu nên thiếu kế hoạch về đầu vào, đầu ra, bị động trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đến lúc thu hoạch thường có vòng lẩn quẩn: được mùa mất giá, được giá mất mùa. Do đó, một khi thất mùa, mất khả năng trả nợ cũng có khả năng gây ra nợ xấu của ngân hàng.

Phương thức sản xuất truyền thống, lạc hậu: việc sản xuất theo phương thức truyền thống đã ăn sâu và tâm thức của người dân. Trong những năm gần đây, tình hình có chuyển biến nhờ vào kết hợp của phòng Khuyến nông huyện kết hợp với các nhà khoa học đến từ Đại học Cần Thơ, tổ chức các mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng sử dụng kỹ thuật hiện đại, sử dụng sản phẩm sinh học, áp dụng nguyên tắc “4 đúng”,… Qua đó, tư duy về sản xuất hiện đại, an toàn đã bắt đầu đưa vào đời sống, góp phần tăng năng suất, giảm nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, khi thu hoạch sản phẩm vẫn bị thất thoát nhiều do không được bảo quản theo kỹ thuật hiện đại.

4.4.2 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan đến từ khó khăn chung của nền kinh tế trong những năm gần đây: lãi suất tăng lên mạnh mẽ do cuộc chạy đua lãi suất rồi dần hạ xuống do sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước, lạm phát tăng cao năm 2011. Tất cả những điều này dù ít hay nhiều vẫn có những tác động mạnh mẽ vào tâm lý, vào quá trình sản xuất kinh doanh của người dân. Khi thị trường quá ảm đạm thì đầu ra sản phẩm cũng gặp khó khăn, nhất là xuất khẩu thủy sản vào các thị trường Mỹ, EU cũng giảm mạnh do các nước này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Khi nhu cầu giảm xuống, “thắt lưng buột bụng” chính là quyết sách hàng đầu của các cá nhân, gia đình, công ty, tổ chức và Chính phủ. Họ giảm mua sắm, chỉ chi tiêu cơ bản, điều đó đồng nghĩa với việc sản phẩm tiêu thụ không hết, hàng ứ đọng, không thu hồi được vốn. Các công ty lâm vào tình trạng rất khó khăn, thậm chí thua lỗ, phá sản. Và tất yếu, rất nhiều người thất nghiệp. Các ngân hàng không thu được nợ, nợ xấu tăng lên. Vì vậy, rủi ro tín dụng trong những năm này là khá cao.

Ngoài ra, là một huyện duyên hải nên Trần Đề cũng chịu không ít những thiên tai, dịch bệnh,… tác động xấu đến hoạt động sản xuất của người dân nhất là những hộ dân nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI

NHÁNH TRẦN ĐỀ -SÓC TRĂNG

5.1 MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ MẶT TỒN TẠI HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN ĐỀ - SÓC TRĂNG

5.1.1 Những thành tựu đạt được

Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, ngân hàng Agribank Trần Đề luôn nỗ lực cung cấp những sản phẩm, dịch vụ với tinh thần nhiệt tình, hăng hái nhất. Qua thời gian hoạt động, Agribank Trần Đề đã đạt được những thành tựu, hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, nhân dân đã mong đợi về công tác phục vụ nông dân, đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cụ thể như sau:

- Tăng trưởng tín dụng: trong các năm gần đây, tuy tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng, nhưng hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Vì phần lớn thu nhập của ngân hàng đều là thu nhập từ hoạt động tín dụng. Nên tín dụng tăng trưởng cũng là một trong những thành tựu của ngân hàng.

- Giảm nợ xấu: năm 2010 là năm xử lý nợ xấu đáng ghi nhận của ngân hàng. Khi năm 2009 nợ xấu là 21.743 triệu đồng mà sang năm 2010 chỉ còn 4.391 triệu đồng. Từ rủi ro tín dụng là 21,92 % giảm còn 3,90%. Từ năm 2010 trở về sau, ngân hàng, tuy có lúc nợ xấu tăng lên nhưng so với giai đoạn trước năm 2010, thì thực sự tình hình nợ xấu của ngân hàng đã giảm đi rất nhiều. Đó là sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ và nhân viên ngân hàng, cũng là một trong những kinh nghiệm quý báu và đáng phát huy.

5.1.2 Những mặt còn tồn tại hạn chế

- Nợ xấu tập trung vào ngành thủy sản: ngành thủy sản thật sự là ngành chủ lực của địa phương, là mũi nhọn trong các định hướng phát triển kinh tế. Nhưng để nợ xấu phát triển và gia tăng trong ngành này với tỷ trọng rất lớn như đã phân tích ở mục 4.2.2 thì thực sự cần phải lưu ý nhiều hơn khi cho vay các đối tượng thuộc ngành thủy sản, phải cẩn thận từ khâu xét duyệt hồ sơ đến khâu thu hồi nợ. Nhất là những khoản vay có giá trị cao, điều đó càng cần thiết hơn bao giờ hết.

- Nợ xấu thuộc nhóm có khả năng mất vốn lớn: từ mục 4.2.3 có thể thấy được rằng, nợ xấu thuộc nhóm có khả năng mất vốn của ngân hàng luôn chiếm

tỷ trọng lớn, có năm chiếm hơn 90% như năm 2010. Nếu nợ xấu có khả năng mất vốn cao như vậy, thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng thực sự rất thấp. Nguyên nhân dẫn đến nợ nhóm 5 cao thì có rất nhiều nguyên nhân, nhưng phải kể đến giá trị của tài sản đảm bảo không đủ để bù đắp cho số tiền vay nên mới có khả năng làm ngân hàng mất đi số nợ đó mà không thể thanh lý tài sản để bù đắp thiệt hại. Như vậy, cần phải rõ ràng và minh bạch hơn trong khâu thẩm định tài sản đảm bảo, đó là một trong những bước lường trước thiệt hại cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

- Bị động trong việc trích lập dự phòng rủi ro: xét về mặt tích cực thì dự phòng rủi ro được trích lập hàng năm của ngân hàng thấp là do phần lớn dư nợ của ngân hàng thuộc nhóm 1, chỉ có một tỷ lệ nhỏ nợ xấu. Tuy nhiên, qua phần phân tích trích lập dự phòng rủi ro ta thấy, khi tình hình nợ xấu tăng lên thì qua năm sau, ngân hàng mới trích lập rủi ro nhiều hơn và ngược lại. Vì vậy, ngân hàng cần chủ động hơn trong việc trích lập dự phòng để đối phó với rủi ro tín dụng của mình.

- Quá tải vì địa bàn quá rộng: hiện tại, ngân hàng Agribank Trần Đề có địa bàn hoạt động gồm 4 xã: Trung Bình, Lịch Hội Thượng, Liêu Tú, Đại Ân 2 nhưng số lượng nhân viên khá thấp. Nên để tận dụng hết ưu thế về thị phần đang có tại địa bàn, Ban lãnh đạo cần cân nhắc việc sắp xếp cán bộ tín dụng cho phù hợp với quy mô vốn vay nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực và đảm bảo hoạt động của ngân hàng vẫn diễn ra xuyên suốt.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 5.2.1 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 5.2.1 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi giao dịch với khách hàng, cán bộ tín dụng cũng chính là bộ mặt của ngân hàng, đóng vai trò quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ. Thị trường luôn thay đổi, đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải không ngừng học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm mới để áp dụng cho thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Thường xuyên mở các khóa đào tạo, lớp củng cố lại: các khóa đào tạo tập trung hay tại chỗ sẽ giúp cán bộ tín dụng cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm công tác, học hỏi những kiến thức mới, kịp thời vận dụng vào tình hình thực tế luôn luôn biến đổi. Những lớp học này cũng là nơi đưa ra những sáng kiến, những trăn trở trong nghề. Qua đó, ngân hàng có thể nâng cao nghiệp vụ và thắt chặt tình đoàn kết, đồng chí đồng đội của những cán bộ nhân viên để phối hợp tốt hơn trong công việc.

- Tuyển dụng cán bộ tín dụng: do địa bàn khá rộng, mà số lượng cán bộ tín dụng hạn chế do chính sách tinh giản cán bộ của toàn hệ thống nên một cán bộ phải quản lý một số lượng hồ sơ vay vốn khá lớn, điều này dẫn đến quá tải trong công việc. Ngân hàng có thể tăng số lượng cán bộ tín dụng lên, số lượng tùy theo nhu cầu của chi nhánh. Cán bộ tín dụng mới phải thỏa mãn các tiêu chí về đạo đức và chuyên môn, được tuyển dụng một cách công bằng và đáp ứng những yêu cầu cần thiết của ngân hàng.

5.2.2 Nâng cao công tác thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là một trong những khâu cơ bản và quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Qua công tác thẩm định, ngân hàng mới xem xét có thể cho khách hàng đó vay hay không, từ đó cũng quyết định về thu nhập, về nợ xấu của ngân hàng.

Thẩm định tín dụng đầu tiên là thẩm định khách hàng, chính là lựa chọn khách hàng để cho vay. Nếu khách hàng đó có lịch sử tín dụng không tốt, mức độ tín nhiệm thấp thì khả năng cho vay thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, cần

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)