Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 41)

Dư nợ là một chỉ tiêu không thể thiếu khi phân tích tình hình tín dụng, nó phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Ngoài ra, dư nợ còn cho biết số tiền ngân hàng còn chưa thu về là bao nhiêu tại thời điểm báo cáo.

Bảng 4.3: Tình hình dư nợ của ngân hàng từ năm 2010 đến tháng 6/2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Chênh lệch

Chỉ tiêu 2011 – 2010 2012 – 2011 6T/2013 - 6T/2012

2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Theo thời hạn 112.656 179.087 229.792 205.600 241.762 66.431 58,97 50.705 28,31 36.162 17,59

Ngắn hạn 88.350 136.552 169.723 154.892 174.022 48.202 54,56 33.171 24,29 19.130 12,35 Trung - dài hạn 24.306 42.535 60.069 50.708 67.740 18.229 75,00 17.534 41,22 17.032 33,59

2.Theo đối tượng 112.656 179.087 229.792 205.600 241.762 66.431 58,97 50.705 28,31 36.162 17,59

DNNQD 13.590 33.530 41.973 38.480 42.120 19.940 146,73 8.443 25,18 3.640 9,46 Cá nhân, HSX 99.066 145.557 187.819 165.120 199.642 46.491 46,93 42.262 29,03 34.522 20,91 3.Theo ngành 112.656 179.087 229.792 205.600 241.762 66.431 58,97 50.705 28,31 36.162 17,59 Nông nghiệp 14.867 22.760 30.192 27.093 48.135 7.893 53,09 7.432 32,65 21.042 77,67 -Trồng trọt 13.490 20.948 27.854 25.118 45.346 7.458 55,29 6.906 32,97 20.228 80,53 -Chăn nuôi 1.377 1.812 2.338 1.975 2.789 435 31,59 526 29,03 814 41,22 Thủy sản 37.765 59.737 82.089 78.299 89.911 21.972 58,18 22.352 37,42 11.612 14,83 TMDV 42.175 77.481 77.606 75.175 69.569 35.306 83,71 125 0,16 (5.606) (7,46) Ngành khác 17.846 19.109 39.905 25.033 34.147 1.263 7,08 20.796 108,83 9.114 36,41

Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề

Để dễ dàng trong việc phân tích nợ xấu, ta phân tích dư nợ chi tiết hơn theo nhiều góc độ: thời hạn, đối tượng khách hàng và ngành kinh tế.

4.1.3.1 Dư nợ theo thời hạn

Qua hai bảng trên có thể cho ta thấy, dư nợ tăng lên là do sự tăng lên của cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn. Nhưng xét về cơ cấu thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm 78,42%. Tỷ trọng này có giảm nhẹ vào năm 2011 nhưng vẫn cao với 76,25%, tương tự năm 2012 là 73,86% và tháng 6/2013 là 71,98%. Dư nợ trung và dài hạn thì chiếm tỷ trọng lần lượt qua các năm trên là: 21,58%, 23,75%, 26,14% và 28,02%. Điều này cũng do địa bàn hoạt động của ngân hàng là vùng nông thôn, canh tác theo thời vụ từ 3 tháng đến 1 năm là chủ yếu. Nhu cầu về vốn theo đó cũng thường thiên về ngắn hạn. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng.

- Dư nợ ngắn hạn: Từ hai bảng trên ta thấy, dù tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn giảm liên tục trong những năm vừa qua nhưng xét về quy mô thì dư nợ tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn là 136.552 triệu đồng tăng 48.202 triệu đồng tương đương 54,56% so với thời điểm 31/12/2010 là 88.350 triệu đồng. Đến ngày 31/12/2012, dư nợ lại tiếp tục tăng lên 169.723 triệu đồng, tương đương tăng 24,29%. Gần đây nhất, vào kỳ báo cáo ngày 30/6/2013, dư nợ ngắn hạn đạt con số 174.022 triệu đồng, tăng 19.130 triệu đồng so cùng thời điểm vào cuối tháng 6/2012 là 154.892 triệu đồng. Số tiền tăng lên tương đương 12,35%. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng liên tục là huyện vừa mới thành lập và trên đà phát triển, nên nguồn vốn cần thiết tăng liên tục. Và nguồn vốn này thông qua nguồn vay ngân hàng là chủ yếu. Các hệ thống canh tác “cánh đồng mẫu lớn” đang được áp dụng tại địa phương đòi hỏi nguồn vốn ngắn hạn khá cao để chi cho các loại chi phí như giống, thuốc, phân bón, vật tư,... Mặt khác, ngân hàng luôn áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất thấp cho người dân nên dư nợ luôn tăng trong thời gian qua.

- Dư nợ trung và dài hạn: Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ, nhưng dư nợ trung và dài hạn đóng một vai trò quan trọng, là một nguồn thu nhập tương đối ổn định của ngân hàng. Trong các năm trở lại đây, dư nợ trung và dài hạn không ngừng tăng lên cả về tỷ trọng cũng như về quy mô. Năm 2010, loại dư nợ này chỉ có 24.306 triệu đồng, thì đến ngày 31/12/2011, dư nợ đã tăng lên 42.535 triệu đồng, tăng 75,00% và tiếp tục tăng lên trong những năm sau đó. Năm 2012, tăng 41,22% với 60.069 triệu đồng dư nợ. Đến ngày 30/6/2013, thì dư nợ trung và dài hạn đã đạt con số 67.740 triệu đồng, tăng 33,59% so với cuối tháng 6/2012. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này

là do hoạt động ngân hàng đã ổn định và ngày càng tạo thế cân bằng. Gia tăng cả quy mô và tỷ trọng của dư nợ trung và dài hạn sẽ giúp ngân hàng ổn định hơn hoạt động của mình. Tuy nhiên, thời hạn càng lâu thì rủi ro thất thoát càng lớn, đây là vấn đề ngân hàng cần chú ý.

Tóm lại, cả dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng lên cho thấy tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đã cố gắng rất nhiều trước sự ảnh hưởng không tốt của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, dư nợ theo thời hạn cũng không biết được số vốn thực tế ngân hàng đang đầu tư chủ yếu rơi vào lĩnh vực nào, có nhiều rủi ro hay không. Để xem xét vấn đề đó, ta cần phân tích dư nợ theo góc độ đối tượng khách hàng và ngành kinh tế.

4.1.3.2 Dư nợ theo đối tượng khách hàng

Cũng tương tự như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ thuộc đối tượng khách hàng cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và luôn duy trì con số hơn 80%. Tỷ trọng đó trong các năm gần đây lần lượt là: 87,94%, 81,28%, 81,73% và 82,58% cho các mốc thời gian, cuối năm 2010, 2011, 2012 và cuối tháng 6/2013. Tỷ trọng dư nợ của cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh luôn cao hơn rất nhiều so với dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do xuất phát từ việc khách hàng chủ yếu của ngân hàng là những hộ sản xuất. Tuy nhỏ lẻ nhưng số lượng các hộ này rất lớn, họ hình thành nên những vùng chuyên canh lúa, mía, tôm sú trên khắp địa bàn huyện. Đó cũng là một trong những đặc trưng của vùng nông thôn, người dân sản xuất nhỏ lẻ, theo mô hình gia đình. Vào mùa vụ, nhu cầu vay vốn của họ tăng cao cùng một lúc và cũng trả nợ cùng một lúc, nên dư nợ của ngành này luôn ở mức cao gấp 4 lần dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chi tiết hơn, ta xem xét theo từng đối tượng khách hàng:

- Cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh: Như trên đã phân tích dư nợ của thành phần cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao và khá ổn định. Nếu xét về quy mô thì dư nợ của thành phần này luôn tăng trong thời gian qua với tốc độ tăng khá cao. Năm 2011, dư nợ là 145.557 triệu đồng tăng 46,93% so với năm 2010 là 99.066 triệu đồng. Đến cuối năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng lên 187.819 triệu đồng tương đương tăng 29,03% so với cuối năm 2011. Và tính đến ngày 30/6/2013 thì dư nợ thuộc thành phần cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh là 199.642 triệu đồng, tăng 20,91% so với cùng thời điểm ngày 30/6/2012. Sự gia tăng liên tục này do hoạt động nông nghiệp, thủy sản, kinh doanh của hộ gia đình, cá thể kinh doanh ngày nay ngày càng đa dạng và cần nhiều vốn hơn vì chi phí cho sản xuất như giống, máy móc, thiết bị, nhân công ngày càng cao.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: tuy tỷ trọng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh thấp hơn tỷ trọng của đối tượng cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhưng cũng góp phần không nhỏ vào sự gia tăng của dư nợ. Trong những năm gần đây, lượng dư nợ trong lĩnh vực này liên tục gia tăng. Cá biệt, thời điểm cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng của thành phần này đạt 146,73% với số tiền 33.530 triệu đồng so với cùng thời điểm của năm 2010 là 13.590 triệu đồng. Các năm sau tốc độ tăng trưởng có thấp hơn, cuối năm 2012, dư nợ của thành phần này là 41.973 triệu đồng, tăng 25,18% so với cùng thời điểm năm 2011. Đến kỳ báo cáo gần nhất, 30/6/2013, dư nợ có tăng nhẹ một chút, tăng lên 42.120 triệu đồng, tăng tương đương 3.640 triệu đồng tức 9,46% so với thời điểm tháng 6/2012. Quy mô dư nợ tăng lên hàng năm do huyện đã có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh hơn sau hơn 3 năm hình thành và phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trong những năm 2011, 2012 và 6/2013 cho thấy tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thực sự có ảnh hưởng đến các hoạt động của các doanh nghiệp.

4.1.3.3 Dư nợ theo ngành kinh tế

Tương tự như dư nợ theo thời hạn và theo thành phần kinh tế, dư nợ theo ngành kinh tế phản ánh số vốn còn lại của ngân hàng đang cho vay vào thời điểm báo cáo theo ngành kinh tế. Căn cứ vào đó, ta sẽ thấy được thu nhập của ngân hàng sau thời điểm đó sẽ phụ thuộc chủ yếu vào ngành hay lĩnh vực kinh tế nào, để có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu lãi và gốc, cũng như hỗ trợ cho vay vào lĩnh vực mà ngân hàng xét thấy có tiềm năng phát triển. Trong những năm gần đây, trong các ngành kinh tế, thì ngành thủy sản và thương mại dịch vụ là hai ngành luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, và luân phiên chiếm vị trí cao nhất. Trong khi cuối năm 2010, 2011 ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất là 37,44% và 43,26% thì năm 2012, và cuối tháng 6/2013 ngành thủy sản lại chiếm tỷ trọng cao nhất là 35,72% và 37,19%. Xét về tốc độ tăng trưởng, trong khi ngành thương mại dịch vụ luôn ổn định, thì ngành thủy sản lại tăng trưởng khá mạnh, nhất là thời gian gần đây. Ngành có tỷ trọng cao tiếp theo là nông nghiệp, cuối cùng là các ngành khác.

- Nông nghiệp: ngành nông nghiệp tuy tỷ trọng dư nợ không cao nhưng là ngành mà ngân hàng luôn quan tâm, xem xét bởi vì tính ổn định và khả năng thu hồi vốn của nó khá cao. Trong năm 2010, dư nợ ngành này là 14.867 triệu đồng. Trong đó, ngành trồng trọt là 13.490 triệu đồng, chăn nuôi là 1.377 triệu đồng. Đến cuối năm 2011, với tốc độ tăng trưởng 53,09%, quy mô dư nợ ngành nông nghiệp đã tăng lên 22.760 triệu đồng. Trong đó, trồng trọt tăng 55,29% lên 20.948 triệu đồng, ngành chăn nuôi thì tăng 31,59% lên 27.854

triệu đồng. Nguyên nhân là ngân hàng thực hiện chương trình cho vay vốn ưu đãi theo chủ trương của chính phủ theo quyết định số 65/2011/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản bằng việc cho vay theo lãi suất ưu đãi, cho vay mua máy móc thiết bị, cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo,… Đến năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng lên 32,65% so với năm 2011 tức 30.192 triệu đồng. Trong đó ngành trồng trọt là 27.854 triệu đồng (tăng 32,97% so với năm 2011) chiếm 92,26% tổng dư nợ ngành nông nghiệp. Ngành chăn nuôi tăng 29,03% với số tiền là 2.338 triệu đồng.

Đến năm 2013, ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Dư nợ tính đến ngày 30/6/2013 là 48.135 triệu đồng, tăng 77,67% so với cùng thời điểm vào năm 2012. Trong đó, ngành trồng trọt tăng 80,53%, với số tiền là 45.346 triệu đồng, chiếm 94,21% dư nợ ngành nông nghiệp. Ngành chăn nuôi tăng 41,22% với số tiền là 2.789 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,79%. Sự gia tăng của dư nợ cả ngành trồng trọt và chăn nuôi cho ta thấy được ngành này tuy là ngành truyền thống nhưng nhờ vào việc áp dụng thành công tiến bộ kỹ thuật nên luôn đạt mức tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành nông nghiệp luôn có mức tăng trưởng thấp. Nông dân phải tốn nhiều chi phí vì sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải đi theo công nghệ hiện đại, giống mới, thuốc và phân bón cũng theo đó gia tăng. Vì vậy, người dân cần phải vay vốn ngân hàng. Tại huyện Trần Đề, ngành nông nghiệp chủ đạo là lúa, mía nên dư nợ ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao. Song song đó, người dân tận dụng thêm thời gian rãnh rỗi của mình để chăn nuôi thêm các loại gia súc, gia cầm, rất ít hộ gia đình, hợp tác xa chăn nuôi quy mô lớn nên thường dư nợ ngành này khá thấp trong tổng dư nợ của ngành nông nghiệp.

- Thủy sản: trong những năm vừa qua, dư nợ ngành thủy sản tăng liên tục, tuy tốc độ tăng không đều nhau. Năm 2011, dư nợ ngành này là 59.737 triệu đồng, tăng 58,18% so với ngày 31/12/2010 là 37.765 triệu đồng. Đến cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng chậm lại còn 37,62% với số tiền là 82.089 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành này chỉ còn 14,83% vào cuối tháng 6/2013 với số tiền là 89.911 triệu đồng so với cuối tháng 6/2012 là 78.299 triệu đồng. Như vậy, kết luận lại, ta thấy quy mô ngành thủy sản luôn tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm. Điều này được lý giải là do ngành thủy sản của địa phương dù vẫn phát triển về số lượng tàu đánh bắt, năng suất vụ tôm nhưng tài nguyên biển không phải là vô tận, và đất nuôi trồng thủy sản gần như đã được khai thác triệt để trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng ngành nhất định sẽ chậm lại và theo đó là nhu cầu vốn tuy vẫn tăng nhưng sẽ không

tăng nhanh như trước. Sẽ đến lúc, nhu cầu về vốn sẽ đạt trạng thái ổn định, tăng trưởng chậm nhưng lại hiệu quả.

- Thương mại dịch vụ: đây là một trong hai ngành có tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và luôn có tốc độ tăng trưởng ổn định theo thời gian. Ngày 31/12/2010, dư nợ ngành này là 42.175 triệu đồng. Ngày 31/12/2011, dư nợ ngành này là 77.481 triệu đồng, tức tăng 35.306 triệu đồng, tương đương tăng 83,71% so với năm 2010. Cuối năm 2012, con số dư nợ ngành thương mại dịch vụ tăng nhẹ lên 0,16% với số tiền là 77.606 triệu đồng. Sự gia tăng của ngành thương mại dịch vụ là do từ khi bắt đầu thành lập huyện vào năm 2010 đến nay, nền kinh tế huyện nhà đang chuyển mình, chuyển dịch cơ cấu sang hướng thương mại hóa nên nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu này cũng cao hơn làm tăng dư nợ ngành này trong những năm vừa qua. Nhất là năm 2011, năm đầu tiên sau khi việc chia tách huyện, thiết lập cơ sở hành chính, sự nghiệp, các cơ quan ban ngành địa phương tương đối hoàn tất. Tuy nhiên đến năm 2013, sau một thời gian tăng rồi ổn định, thì dư nợ ngành này đang có xu hướng giảm xuống. Tính đến ngày 30/6/2013, dư nợ ngành thương mại dịch vụ là 69.569 triệu đồng, giảm 5.606 triệu đồng, tương đương giảm 7,46% so với thời điểm 30/6/2012 là 75.175 triệu đồng. Tuy có chững lại, nhưng với một vùng quê vừa mới tách từ các huyện khác và khó khăn nhiều mặt về kinh tế thì sự phát triển bền vững, ổn định mới là điều cần thiết.

- Ngành khác: Ngành khác là các ngành ít phổ biến hơn ở địa phương như những ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản, xây dựng và khoản dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng,… Cùng xu hướng với dư nợ nói chung, dư nợ ngành kinh tế này cũng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)