Nợ xấu theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 48)

Bảng 4.4: Nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng (2010 - 2012)

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 – 2010 2012 - 2011 2010 2011 2012 số tiền (%) số tiền (%) - Ngắn hạn 3.183 1.083 2.417 (2.100) (65,98) 1.334 123,18 - Trung - dài hạn 1.208 316 126 (892) (73,84) (190) (60,13) Tổng cộng 4.391 1.399 2.543 (2.992) (68,14) 1.144 81,77 RRTD NH (%) 3,60 0,79 1,42 - - - - RRTD TDH (%) 4,97 0,74 0,21 - - - -

Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề

(Giải thích: RRTD: chỉ số rủi ro tín dụng, hay chỉ số nợ xấu trên dư nợ, áp dụng theo công thức 2.6; NH: ngắn hạn; TDH: trung – dài hạn)

Bảng 4.5: Nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 6T/2013 – 6T/2012 số tiền (%) - Ngắn hạn 662 1.649 987 149,09 - Trung dài hạn 177 126 (51) (28,81) Tổng cộng 839 1.775 936 111,56 RRTD NH (%) 0,43 0,95 - - RRTD TDH (%) 0,35 0,19 - -

Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề

(Giải thích: RRTD: chỉ số rủi ro tín dụng, hay chỉ số nợ xấu trên dư nợ, áp dụng theo công thức 2.6; NH: ngắn hạn; TDH: trung - dài hạn)

Từ hai bảng trên cho thấy nợ xấu của ngân hàng có sự thay đổi qua các năm và diễn biến khá phức tạp. Cụ thể trong ba năm thì năm 2010 có nợ xấu cao nhất với con số 4.391 triệu đồng. Nhìn vào con số này, nếu không xét kỹ những năm về trước thì sẽ dễ dàng nhận xét rằng năm 2010 hoạt động thu nợ không hiệu quả tốt, nên nợ xấu cao. Nhưng thực chất, con số 4.391 triệu đồng nợ xấu đã là một sự cố gắng nỗ lực của các nhân viên tín dụng của ngân hàng. Vì nợ xấu năm 2009 là 21.743 triệu đồng gấp 4,95 lần nợ xấu năm 2010, chủ yếu do đầu tư nuôi tôm công nghiệp cho nông dân tại địa phương. Nhưng do kỹ thuật canh tác hạn chế dẫn đến mất mùa hàng loạt gây ra nợ xấu, trong đó nợ xấu trung và dài hạn năm 2009 đã là con số 4.446 triệu đồng, cao hơn toàn bộ nợ xấu của ngân hàng năm 2010. Trong khi đó, doanh số cho vay năm 2010 gấp 1,5 lần doanh số cho vay năm 2009. Điều đó có thể chứng minh năm 2010, nợ xấu được xử lý khá mạnh mẽ và giảm đáng kể. Năm 2011, tình hình càng khả quan hơn nợ xấu cuối kỳ chỉ còn 1.399 triệu đồng, giảm 2.992 triệu đồng tương đương 68,14% so với năm 2010. Theo số liệu tổng hợp từ ngân hàng thì tính đến ngày 31/12/2011, nợ xấu đã được xử lý trong năm là 3.608 triệu đồng. Nên thực tế nợ xấu phát sinh chỉ ở con số 616 triệu đồng, thực sự là một con số ấn tượng. Năm 2012 là năm mà nợ xấu tăng trở lại, đến cuối năm thì nợ xấu đã nằm ở con số 2.543 triệu đồng, tăng 81,77% so với cùng thời điểm năm 2011. Nợ xấu năm 2012 tăng lên mạnh như vậy chủ yếu là do các khoản vay cho nuôi trồng thủy sản, vụ nuôi gặp bất lợi về thời tiết nên người dân không trả được nợ và các khoản vay đó chủ yếu thuộc các khoản vay ngắn hạn. Trong năm này, nợ xấu ngân hàng xử lý được giảm đáng kể. Tính đến ngày 31/12/2012 thì nợ xấu đã được xử lý là 760 triệu đồng. Điều này lại một lần nữa cho thấy sự phức tạp và phụ thuộc của nợ xấu vào tình hình sản xuất cũng như sự thay đổi bất thường của khí hậu. Nợ xấu đang có xu hướng gia tăng vào sáu tháng đầu năm 2013, khi mà so với tháng 6 năm 2012, nợ xấu đã tăng 936 triệu đồng, tăng 111,56%, từ 839 triệu đồng tăng lên 1.775 triệu đồng.

Tuy xét về cơ cấu và quy mô, nợ xấu ngắn hạn luôn cao hơn nợ xấu dài hạn. Nhưng để xét xem rủi ro tín dụng của ngân hàng nghiêng về bên nào thì phải tính đến chỉ số rủi ro tín dụng (hay chỉ số nợ xấu trên dư nợ). Dựa vào số liệu hai bảng trên, ta thấy có sự khác biệt giữa chỉ số rủi ro tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn. Trong khi năm 2010, rủi ro tín dụng ngắn hạn thấp hơn rủi ro tín dụng dài hạn, thì qua các năm sau đó 2011, 2012, tháng sáu năm 2013, tình hình lại theo hướng ngược lại. Các chỉ số này khá ổn định ở mức thấp, cá biệt năm 2010, tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ ngắn hạn và trung – dài hạn đều cao. Chi tiết hơn, ta phân tích theo từng thành phần:

4.2.1.1 Nợ xấu ngắn hạn

- Nợ xấu ngắn hạn: như trên đã phân tích thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó, nợ xấu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao, hơn 70% tổng nợ xấu tại ngân hàng. Vì chiếm tỷ trọng lớn, nên sự biến thiên của nợ xấu ngắn hạn cùng chiều với tổng nợ xấu. Nói cách khác, nợ xấu ngắn hạn có thể đại diện cho tổng nợ xấu và những nguyên nhân nói trên gây ra nợ xấu cũng xuất phát từ nợ xấu ngắn hạn. Thời điểm cuối năm 2010, nợ xấu ngắn hạn là 3.183 triệu đồng, chiếm 72,49% tổng nợ xấu. Tuy là năm mà nợ xấu tồn đọng cao nhất trong 3 năm trở lại đây, nhưng đã giảm 5,43 lần so với con số 17,297 triệu đồng vào cuối năm 2009.

Cuối năm 2011, nợ xấu ngắn hạn giảm đáng kể, chỉ còn 1.083 triệu đồng, giảm 2.100 triệu đồng, số nợ xấu giảm xuống gấp đôi số nợ xấu hiện tại. Năm 2011, cũng chính là năm ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ sau thời gian để nợ xấu ở mức báo động. Năm 2012 do ảnh hưởng chung của cả nền kinh tế, nợ xấu chuyển biến theo chiều hướng bất lợi, tăng lên 2.417, chiếm 95% tổng nợ xấu và tăng 123,8% so với cùng thời điểm năm 2011.

Đến cuối tháng 6/2013, nợ xấu ngắn hạn đã ở con số 1.649 triệu đồng, tăng 149,09% so với số liệu ngày 30/6/2012 là 662 triệu đồng. Các nhà kinh tế cho rằng, nợ xấu chưa thật sự được giải quyết sau bao nhiêu nỗ lực cứu vãn nền kinh tế, nhất là năm 2013 này, những khoản vay xấu sẽ để lại không ít nợ xấu, nợ khó đòi cho các ngân hàng, trong đó Agribank Trần Đề không phải là ngoại lệ.

- Chỉ số rủi ro tín dụng ngắn hạn: hay nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn là chỉ số thể hiện mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì rủi ro tín dụng ngắn hạn càng lớn. Từ những số liệu trên, ta có thể thấy chỉ số này có sự thay đổi theo nhiều hướng. Năm 2010, tuy nhiều khoản nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng đã được giải quyết nhưng vẫn còn một khoản nợ xấu tồn đọng từ các năm trước. Chỉ số tín dụng ngắn hạn trong năm này là 3,60%, cao nhất trong các năm phân tích. Tuy nhiên, năm này cũng là năm gần nhất chỉ số nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn thấp hơn so với trung – dài hạn. Nhờ nợ xấu sụt giảm trong năm 2011 trong khi dư nợ vẫn tăng, nên chỉ số về rủi ro tín dụng ngắn hạn được hạ xuống rất thấp trong năm này chỉ còn 0,79%. Năm 2012, chỉ số này tăng nhẹ lại là 1,42%. Đến cuối tháng 6/2013, chỉ số này là 0,95%, cao hơn cùng kỳ năm 2012 với chỉ số nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn tháng 6/2012 là 0,43%. Sự gia tăng của chỉ số rủi ro tín dụng ngắn hạn cho thấy các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng ngày càng có nhiều rủi ro hơn.

4.2.1.2 Nợ xấu dài hạn

- Nợ xấu trung - dài hạn: Nhìn chung, nợ xấu trung và dài hạn giảm dần qua các năm. Trên thực tế, ngân hàng chỉ cho vay trung hạn, không có các khoản vay dài hạn nên sự giảm dần này cũng là của nợ xấu trung hạn. Cuối năm 2010, nợ xấu trung hạn 1.208 triệu đồng, đến năm 2011 giảm 73,84% còn 316 triệu đồng. Như vậy, nợ xấu tồn đọng năm 2010 gấp khoảng 3,8 lần năm 2011. Năm 2012, nợ xấu trung và dài hạn tiếp tục giảm còn 126 triệu đồng. Tháng 6/2013, nợ xấu tiếp tục giảm còn 125 triệu đồng chiếm 7% tổng nợ xấu và giảm 28,81% so với cuối tháng 6/2012. Như vậy, trong khi nợ xấu ngắn hạn tăng lên thì nợ xấu dài hạn lại giảm đáng kể. Điều này được lý giải là do hoạt động tín dụng của ngân hàng Agribank Trần Đề chủ yếu là cho vay ngắn hạn trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hơn nữa, các khoản vay ngắn hạn thường dễ dàng gây ra nợ xấu vì sự tác động của môi trường, thiên nhiên, con giống, thời tiết, bệnh hại. Còn các dự án trung hạn, do đặc thù vùng nông thôn, nên rất hạn chế và thường có tài sản đảm bảo giá trị lớn nên nợ xấu thường thấp.

- Chỉ số rủi ro tín dụng trung – dài hạn: tương tự như chỉ số rủi ro tín dụng ngắn hạn, chỉ số rủi ro tín dụng trung – dài hạn (nợ xấu trung – dài hạn trên dư nợ trung – dài hạn) cũng giảm vào năm 2011 và tăng lên vào năm 2012. Năm 2010, chỉ số này là 4,97%, năm 2011 còn 0,74%, năm 2012 tăng lên 0,21% và cuối tháng 6 năm 2013 là 0,19%. Như vậy xu hướng của rủi ro tín dụng cả về ngắn hạn và trung - dài hạn đều là giảm rồi tăng lên vào năm 2012 và đầu năm 2013. Điều đó cho thấy ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 48)