Giám đốc: Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền.
- Xem xét nội dụng thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập.
- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng không trả nợ.
- Quyết định, ký kết hợp đồng tuyển dụng nhân sự, lao động của chi nhánh, quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật nhân viên khi cần thiết.
PHÒNG KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ - HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH - KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC
- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các nhân viên dưới quyền thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phó Giám đốc: điều hành hoạt động ngân hàng khi Giám đốc đi vắng.
- Phó Giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban thuộc quyền quản lý.
- Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện các quy tắc đề ra.
- Điều hành các hoạt động do giám đốc phân công, ký thay Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc cũng như pháp luật về những gì mình đã ký kết.
Phòng kế hoạch - kinh doanh:
- Giao dịch trực tiếp với khách hàng trong việc vay vốn và trình Giám đốc ký duyệt hợp đồng tín dụng.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản làm đảm bảo trong trường hợp vốn vay có đảm bảo bằng tài sản.
- Mở sổ theo dõi, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn.
- Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề hướng khắc phục.
- Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh để đạt chỉ tiêu của từng năm, quý, tháng cũng như đề xuất các ý kiến nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Phòng kế toán - ngân quỹ - hành chính
- Kiểm tra doanh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi.
- Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của Giám đốc hay người được ủy quyền.
- Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi chuyển tiền.
- Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn theo quy định hiện hành về chế độ kế toán.
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng trong các hoạt động mở thẻ, chuyển khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,…
3.2.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
Hiện nay Agribank Trần Đề cung cấp các sản phẩm về tài chính tiền tệ trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, sản xuất thương mại và dịch vụ, tiêu dung và đời sống. Cụ thể:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn từ cá nhân, tổ chức pháp nhân, tổ chức kinh tế, xã hội.
- Cho vay sản xuất, tiêu dùng theo thời gian ngắn, trung và dài hạn. - Thực hiện các nghiệp vụ ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, chuyển khoản,.. - Phát hành thẻ nội địa, thẻ lập nghiệp dành cho học sinh, sinh viên. - Cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử như Internet banking, Mobile bankinh, SMS banking.
- Cung ứng các dịch vụ bảo hiểm.
- Chi ngân sách Nhà nước, dịch vụ trả tiền lương cho nhân viên doanh nghiệp, cán bộ nhà nước qua thẻ ATM.
3.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 - 6T/2013
Những năm gần đây, các ngân hàng thương mại phải đối mặt với rủi ro tín dụng từ việc nợ xấu gia tăng, NHNN yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn, nên việc cân bằng giữa đạt mục tiêu lợi nhuận mà vẫn kiểm soát được rủi ro của ngân hàng rất khó khăn hơn. Để đạt được điều đó, toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng Agribank Trần Đề đã cố gắng rất nhiều để tăng thu nhập, giảm chi phí, làm cho chi nhánh luôn có lợi nhuận dương và tăng liên tục qua các năm 2010, 2011, 2012.
Giai đoạn 2010 – 6T/2013 cũng là giai đoạn đầu đi vào hoạt động của huyện mới Trần Đề. Do đó, có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, hành chính, hệ thống các quyết định chính sách địa phương theo đó cũng có nhiều sự thay đổi, đòi hỏi sự thích nghi nhanh chóng của các nhân viên trong ngân hàng. Tận dụng lợi thế địa bàn, chi nhánh Agribank Trần Đề đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, chiếm lĩnh ưu thế về thị phần và ngày càng được sự tín nhiệm của nhân dân địa phương. Từ đó, thu nhập ngân hàng ngày một ổn định hơn. Để đi sâu tìm hiểu về kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Trần Đề, ta xem xét bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến tháng 6/2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu 2011 – 2010 2012 – 2011 6T/2013 - 6T/2012
2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Tổng thu nhập 23.849 28.847 36.314 18.450 14.877 4.998 20,96 7.467 25,88 (3.573) (19,37)
Thu từ lãi 20.219 24.058 31.308 16.593 14.007 3.839 18,99 7.250 30,14 (2.586) (15,58) Thu ngoài lãi 3.630 4.789 5.006 1.857 870 1.159 31,93 217 4,53 (987) (53,15)
2.Tổng chi phí 20.952 24.576 29.040 14.318 12.282 3.624 17,30 4.464 18,16 (2.036) (14,22)
Chi phí lãi 18.781 21.784 26.480 12.545 10.387 3.003 15,99 4.696 21,56 (2.158) (17,20) Chi phí ngoài lãi 2.171 2.792 2.560 1.773 1.895 621 28,60 (232) (8,31) 122 6,88
3.Lợi nhuận 2.897 4.271 7.274 4.132 2.595 1.374 47,43 3.003 70,31 (1.537) (37,20)
3.3.1 Tổng thu nhập
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng thu nhập qua các năm đều tăng nhưng không đều nhau. Năm 2010, tổng thu nhập của ngân hàng là 23.849 triệu đồng, thấp nhất trong các năm phân tích 2010, 2011, 2012. Năm này thu nhập thấp là do ngân hàng mới nâng lên thành chi nhánh cấp huyện, thu nhập vẫn còn hạn chế. Sang năm 2011, tổng thu nhập tăng 4.998 triệu đồng đạt con số 28.847 triệu đồng. Như vậy, tổng thu nhập năm 2011 của ngân hàng đã tăng lên 20,96% so với năm 2010. Con số này cho thấy ngân hàng đã dần mở rộng hoạt động hơn góp phần làm tăng thu nhập lên một cách đáng kể. Đến năm 2012, tổng thu nhập tiếp tục tăng 7.467 triệu đồng, tăng tương đương 25,88% so với năm 2011. Như vậy, trong năm 2012, toàn bộ thu nhập của chi nhánh Trần Đề là 36.314 triệu đồng. Tốc độ trong năm này cao hơn tốc độ tăng của năm trước và là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ năm 2010 trở lại đây. Mặc dù năm 2012 là năm khó khăn của hầu hết các ngân hàng vì tình hình nợ xấu gia tăng, NHNN liên tục hạ lãi suất huy động và cho vay để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn chính thức. Tính đến cuối tháng 6/2013 thì thu nhập của ngân hàng trong kỳ sáu tháng là 14.877 triệu đồng. So với cùng kỳ tháng 6/2012 thì tổng thu nhập của sáu tháng đầu năm 2013 đã giảm 3.573 triệu đồng, giảm tương đương 19,37%. Sự tụt giảm của tổng thu nhập cho thấy ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn trong năm 2013 này.
Trong tổng thu nhập, thì thu nhập từ lãi của các ngân hàng thương mại luôn chiếm tỷ trong cao, tại Agribank Trần Đề thì thu nhập này luôn cao hơn 83%. Tỷ trọng của thu nhập từ lãi trong tổng thu nhập năm 2010 là 84,78%, năm 2011 là 83,39%, năm 2012 là 86,21% và sáu tháng 2013 là 94,15%. Điều này cho thấy hoạt động chủ lực của ngân hàng là cho vay nên thu nhập phát sinh lãi phần nhiều cũng từ hoạt động cho vay nói riêng và tín dụng nói chung. Đó là đặc thù của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như ngân hàng Agribank. Mặt khác, do chi nhánh Trần Đề hoạt động tại địa bàn thuần nông nên các dịch vụ như chuyển khoản, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,…chưa được người dân sử dụng nhiều. Từ đó dẫn tới tỷ trọng thu nhập ngoài lãi khá thấp trong tổng thu nhập, tỷ trọng này là 15,22%, 16,61%, 13,79%, và 5,85% cho các năm lần lượt là 2010, 2011, 2012 và sáu tháng 2013.
- Thu nhập từ lãi: Trong năm 2010, thu nhập lãi là 20.219 triệu đồng, chiếm 84,78% trong tổng thu nhập. Đây là một con số rất cao vì trong năm này, hệ thống Agribank thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và triển khai khá hiệu quả. Thêm vào đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/NQ-CP về việc phục
hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng sau khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008- 2010. Thực hiện theo chủ trương, chính sách của Nhà nước, Agribank Trần Đề đã có thu hút người dân vay vốn để sản xuất kinh doanh. Điều đó làm cho thu nhập lãi trong năm này và những năm kế tiếp luôn cao. Vì thực chất tác động của tín dụng là trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Thực tế này càng rõ ràng khi những năm sau, tổng thu nhập, thu nhập từ lãi luôn tăng. Năm 2011, thu nhập từ lãi là 24.058 triệu đồng, tăng 3.839 triệu đồng tương đương 18,99%. Điều này một phần vì lãi suất cho vay tăng theo lãi suất huy động do ngân hàng áp dụng theo thông tư số 02/2011/TT-NHNN qui định mức lãi suất huy động tối đa bằng VNĐ.
Bước sang năm 2012, thu nhập từ lãi của ngân hàng chiếm 86,21% tổng thu nhập với số tiền 31.308 triệu đồng, tăng 30.14% so với năm 2011. Đây là năm mà tốc độ tăng trưởng của thu nhập lãi khá cao. Do doanh số cho vay của năm 2012 tăng lên nhiều nhất là các ngành thủy sản và thương mại dịch vụ.
Từ sự chênh lệch giữa 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2012, ta thấy tổng thu nhập từ lãi giảm mạnh. Cụ thể cuối tháng 6 năm 2012, thu nhập từ lãi là 16.593 triệu đồng, trong khi đó, thu nhập từ lãi của sáu tháng 2013 là 14.007, giảm 2.586 triệu đồng tương đương 15,58%. Nguyên nhân của việc giảm tổng thu nhập này là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế sau khủng hoảng, sản xuất, kinh doanh thu hẹp làm giảm lượng vốn cho vay của ngân hàng.
- Thu nhập ngoài lãi: Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng nhìn chung có sự thay đổi qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng.Tuy thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng là một nguồn thu nhập đáng kể của ngân hàng. Năm 2010, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng là 3.630 triệu đồng. Năm này là năm chi nhánh bắt đầu việc phát hành thẻ và sử dụng thẻ cho để chi lương cho cán bộ, công nhân viên của huyện mới Trần Đề.
Thu nhập ngoài lãi trong năm 2011 tăng khá mạnh, tăng 31,93% so với năm 2010 với con số 4.789 triệu đồng. Tốc độ tăng của thu nhập ngoài lãi nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập từ lãi chủ yếu do trình độ dân trí của địa phương ngày càng được cải thiện, người dân sử dụng thẻ ATM, chuyển khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi trong giao dịch nhiều hơn. Đến năm 2012, mặc dù thu nhập ngoài lãi cũng tăng lên nhưng chỉ khiêm tốn ở mức 5.006 triệu đồng, tăng 4,53% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng thấp là một dấu hiệu không tốt vì ngân hàng quá phụ thuộc vào hoạt động cho vay, làm cho áp lực khi hiệu
quả tín dụng suy giảm sẽ càng lớn hơn do thu nhập ngân hàng chỉ xuất phát chủ yếu từ một nguồn.
Nếu so với sáu tháng đầu năm 2012, thì thu nhập ngoài lãi của sáu tháng đầu năm 2013 giảm mạnh. Cụ thể, thu nhập ngoài lãi của sáu tháng 2012 là 1.857 triệu đồng, trong khi của sáu tháng năm 2013 chỉ có 870 triệu đồng, giảm 987 triệu đồng, tức giảm 53,15%. Nguyên nhân của việc thu nhập ngoài lãi giảm mạnh là do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ hạn chế làm người dân giảm các giao dịch phát sinh phí dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền mặt, chuyển tiền qua ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,...dẫn tới thu nhập ngoài lãi giảm mạnh trong khoảng thời gian này.
Tóm lại, thu nhập của ngân hàng qua các năm có sự tăng trưởng, tuy nhiên đang có sự sụt giảm vào sáu tháng năm 2013. Trong thu nhập của ngân hàng thì thu nhập từ lãi đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, thu nhập ngoài lãi có tăng trưởng nhưng không đồng đều qua các năm. Ngân hàng cần có sự điều chính thích hợp để cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi đều tăng trưởng, gia tăng tỷ trọng của thu nhập ngoài lãi sẽ góp phần giúp hoạt động của ngân hàng bền vững hơn.
3.3.2 Tổng chi phí
Nhìn chung, tổng chi phí của ngân hàng biến thiên cùng chiều với tổng thu nhập, tăng nhưng không đều qua các năm. Cụ thể năm 2011, tổng chi phí là 24.576 triệu đồng, tăng 17,30% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng chi phí là 29.040 triệu đồng tăng 18,16% so với năm 2011. Sáu tháng năm 2013, tổng chi phí chỉ còn 12.228 triệu đồng, giảm 2.036 triệu đồng, tương đương giảm 14,22% so với cùng kỳ năm 2012.
Xét về cơ cấu, tương tự như tổng thu nhập, chi phí từ lãi của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với chi phí ngoài lãi. Năm 2010, chi phí từ lãi chiếm 89,63% tổng chi phí, năm 2011 chiếm 88,64%, 91,18% vào năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 là 84,57%. Các chi phí từ lãi này phần lớn là do chi phí huy động vốn tại địa bàn huyện Trần Đề. Còn lại, chi phí ngoài lãi chiếm tỷ trọng khá nhỏ, 10,37%, 11,36%, 8,82% và 15.25% lần lượt cho các năm là 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013. Để cụ thể hơn, chúng ta phân tích chi tiết hai thành phần của chi phí: chi phí từ lãi và chi phí ngoài lãi.
- Chi phí từ lãi: Xét trong ba năm 2010, 2011, 2012 thì chi phí từ lãi của ngân hàng tăng dần tuy không đều nhau. Năm 2011, chi nhánh Agribank Trần Đề tích cực thu hút vốn từ các tầng lớp dân cư và cho vay các hạng mục sản xuất kinh doanh, cùng với việc lãi suất huy động tăng lên trong năm này làm cho chi phí trả lãi cho khách hàng tăng lên một cách đáng kể. Do đó, năm
2011, chi phí từ lãi của ngân hàng là 21.784 triệu đồng. Trong khi năm 2010 loại chi phí này chỉ có 18.781 triệu đồng, như vậy năm 2011 chi phí từ lãi đã tăng 3.003 triệu đồng, tăng tương đương 15,99%. Tốc độ tăng cao chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả. Mặt khác, tốc độ tăng này vẫn thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập từ lãi 3% (18,99%), nên có thể nói hoạt động huy động vốn và cho vay lại của ngân hàng đạt hiệu quả tốt.
Năm 2012, chi phí từ lãi tiếp tục gia tăng, lên mức 26.480 triệu đồng, so với năm 2011 thì tăng 21,56% nếu xét về tương đối và tăng 4.696 triệu đồng nếu xét về số tiền tuyệt đối. Như vậy, hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong các năm trở lại đây có sự tăng trưởng khá tốt, trong tình trạng nền kinh tế khá ảm đạm thì đây là một điều tích cực.
Đến tháng 6/2013, chi phí lãi của ngân hàng là 10.387 triệu đồng, giảm 17,20% so với cùng kỳ năm 2012. Sự sụt giảm này do hoạt động huy động