Từ khi thành lập đến nay, Agribank Trần Đề được sự chỉ đạo của ban Giám đốc cấp tỉnh cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ nhân viên, ngân hàng đã tạo được niềm tin, uy tín trong đại bộ phận người dân huyện Trần Đề. Có thể thấy, ngân hàng đã không ngừng cố gắng phấn đấu trong hoạt động, hoàn thiện sản phẩm phù hợp với địa bàn cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, luôn tạo cảm giác gần gũi, thân thiện khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Để làm được điều đó một phần là nhờ vào các yếu tố thuận lợi như: tình hình chính trị ổn định, địa bàn hoạt động an ninh, trật tự, người dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương. Đó là tiền đề quan trọng cho hoạt động ổn định của ngân hàng.
Điều quan trọng là sự lãnh đạo sáng suốt, nhiều kinh nghiệm của ban giám đốc điều hành. Nhờ đó, ngân hàng đã có những kế hoạch kinh doanh đúng đắn, sự chỉ đạo chặt chẽ tạo điều kiện hoàn thành những nhiệm vụ mà ban giám đốc tỉnh giao phó.
Song song đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng luôn nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm trong công việc, khả năng chuyên môn cao, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau tạo nên không khí làm việc sôi động, vui tươi, tâm lý nhân viên cởi mở, vui vẻ khi làm việc với khách hàng nên khi khách hàng đến giao dịch luôn thoải mái. Đây cũng là một điểm thuận lợi đáng kể làm gia tăng uy tín của ngân hàng.
3.4.2 Khó Khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì Agribank Trần Đề cũng gặp không ít khó khăn. Đơn cử như địa bàn rộng lớn, nhu cầu về vốn mạnh vốn dĩ là một thuận lợi cho công tác tín dụng tại ngân hàng. Nhưng chính điều đó lại gây khó khăn và trở ngại không nhỏ khi biên chế cán bộ nhân viên tại ngân hàng lại hạn chế mà khối lượng công việc và lượt giao dịch luôn cao, dẫn tới khách hàng đến giao dịch phải mất thời gian chờ đợi. Để khắc phục tạm thời điều này, các nhân viên phải làm việc nhanh hơn và thường phải làm quá thời gian nhất là những ngày cuối tháng, đầu tháng, đầu tuần,... Điều này chỉ giải quyết được một phần nào tình trạng trên nhưng chưa triệt để.
Thêm vào đó, đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là nông dân. Mà thị trường các loại nông sản thường xuyên biến động theo hướng bất lợi
cho người dân, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Từ đó ảnh hường đến việc trả nợ vay của ngân hàng.
Mặt khác, yếu tố thời tiết, dịch bệnh luôn là vấn đề nan giải cho cả người sản xuất và ngân hàng. Thời tiết bất ổn, dịch bệnh gia tăng, ngân hàng phải gia hạn nợ cho người dân. Khi đó, nguồn vốn để cấp tín dụng không xoay vòng kịp cũng gây không ít khó khăn và trở ngại trong công tác.
Với những thuận lợi và khó khăn như trên, cùng với sự lãnh đạo của Ban giám đốc, tập thể cán bộ nhân viên Agribank Trần Đề không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, tận dụng điểm mạnh đang có để khắc phục những khó khăn góp phần làm cho kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển hơn.
3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRẦN ĐỀ - SÓC TRĂNG.
Kể từ khi được thành lập vào ngày 26/3/1988 đến nay, Agribank luôn khẳng định vay trò là ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước. Trong các năm gần đây, Agribank luôn hướng tới sự hiện đại hóa trong công tác và nghiệp vụ ngân hàng. Với mạng lưới phát triển rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, Agribank luôn là đầu tàu trong việc đẩy mạnh sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nghiêm túc chấp hành, thực thi những chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2013, Agribank Trần Đề luôn phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể của toàn hệ thống, đó là, so với năm 2012, nguồn vốn tăng 11% - 13%; dư nợ tăng 9%-11%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt được 70%/ tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH TRẦN ĐỀ - SÓC TRĂNG
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 - 6T/2013 ĐOẠN 2010 - 6T/2013
Để phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét các bảng số liệu sau:
Bảng 4.1: Khái quát tình hình tín dụng của ngân hàng (2010-2012) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 - 2010 2012 - 2011 2010 2011 2012 số tiền (%) số tiền (%) DS cho vay 206.559 319.543 249.577 112.984 54,70 (69.966) (21,90) DS thu nợ 193.102 253.112 198.872 60.010 31,08 (54.240) (21,43) Dư nợ 112.656 179.087 229.792 66.431 58,97 50.705 28,31
Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề (Giải thích: DS: doanh số)
Bảng 4.2: Khái quát tình hình tín dụng của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6T/2013 - 6T/2012 6T/2012 6T/2013 số tiền (%) DS cho vay 147.176 85.760 (61.416) (41,73) DS thu nợ 122.663 73.790 (48.873) (39,84) Dư nợ 205.600 241.762 36.162 17,59
Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề (Giải thích: DS: doanh số)
4.1.1 Phân tích tình hình doanh số cho vay
Theo bảng số liệu trên, tình hình doanh số cho vay của ngân hàng có nhiều biến động trong thời gian qua, tăng giảm không theo một chiều mà theo nhiều chiều hướng khác nhau. Doanh số cho vay năm 2010 là 206.559 triệu đồng, là con số nhỏ nhất trong ba năm 2010, 2011, 2012. Nhưng so với năm 2009, thì doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng 89,84% (doanh số cho vay năm 2009 là 137.251 triệu đồng). Năm 2010 là năm đầu tiên bắt đầu hoàn thiện việc chia tách huyện, có nhiều dự án từ doanh nghiệp địa phương, nên doanh số cho vay tăng lên đáng kể, năm này cũng là năm có tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay cao nhất từ trước đến nay. Nhưng xét về quy mô, thì doanh số cho vay năm 2011 là cao nhất trong các năm, với số tiền 319.543
triệu đồng, tăng 112.984 triệu đồng tương đương 54,70% so với năm 2010. Năm này là năm có nhiều biến động về kinh tế, nhưng với một huyện mới tách, nhiều hoạt động kinh tế vẫn cần vốn đầu tư phát triển và hoàn thành bề mặt của địa phương. Mặt khác, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Trần Đề lần thứ I vào tháng 06/2011 đã đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ cho huyện đến năm 2015. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 12-15%, diện tích gieo trồng lúa là 43.400 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 6.035 ha, cây công nghiệp là 5.500 ha,... cùng nhiều chỉ tiêu khác. Nhiều dự án khu công nghiệp, khu tái định cư huyện, điển hình như cảng cá Trần Đề đã và đang hình thành và phát triển. Theo đó, nhu cầu về vốn vay gia tăng khá cao cho năm này, đặt biệt là ngành thủy sản và ngành thương mại dịch vụ. Đến năm 2012, vốn vay giảm 69.966 triệu đồng, giảm 21,90% so với năm 2011. Trong đó, doanh số cho vay ngành nông nghiệp, thủy sản tăng nhẹ. Tổng doanh số cho vay giảm là do doanh số ngành thương mại, dịch vụ và ngành khác giảm đáng kể. Hai ngành này sau thời gian phát triển mạnh mẽ thì bắt đầu có những biểu hiện của trạng thái bão hòa và đào thải, nhất là những thành phần hộ kinh doanh cá thể không đủ kinh nghiệm quản lý, mô hình kinh doanh truyền thống, nhỏ lẻ dễ dẫn đến thiệt hại, thua lỗ dẫn đến tâm lý e ngại, không dám hoặc không đủ khả năng tiếp tục kinh doanh. Năm 2013 được các nhà kinh tế đánh giá là năm khó khăn của toàn ngành ngân hàng khi mà lãi suất huy động liên tục giảm, lãi suất cho vay rất thấp, người dân không “tha thiết” vào việc gửi tiền, nguồn huy động vốn giảm, mặt khác, doanh nghiệp và người dân cũng gặp khó khăn, thu hẹp sản xuất lại làm doanh số cho vay trong năm này giảm rất nhiều. Tính đến cuối tháng 6/2013, doanh số cho vay của ngân hàng là 85.760 triệu đồng, giảm 61.416 triệu đồng, tương đương giảm 41,73% so với cuối tháng 6/2012 (147.176 triệu đồng).
4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ
Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng trong thời gian qua có sự thay đổi theo nhiều hướng khác nhau và cùng chiều với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2010 là 193.102 triệu đồng, đạt 93,49% doanh số cho vay cùng năm, và đạt 63,15% tổng số tiền cho vay ngân hàng phải thu trong năm (gồm dư nợ đầu kỳ và doanh số cho vay). Đây là một con số thể hiện được sự ý thức trả nợ của người dân cùng với sự tận tâm của toàn bộ nhân viên trong ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Trước đó, năm 2009, doanh số thu nợ của ngân hàng là 119.726 triệu đồng, trong có đó 83.808 triệu đồng thu nợ ngắn hạn và 35.918 triệu đồng thu nợ dài hạn. Như vậy, năm 2010, tốc độ tăng trưởng trong doanh số thu nợ đạt 161,29% so với năm 2009 ; trong đó,
doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 195,95% với số tiền 164.222 triệu đồng, trong khi đó về dài hạn doanh số thu nợ lại giảm còn 28.880 triệu đồng.
Vào năm 2011, vì doanh số cho vay tăng một cách mạnh mẽ nên doanh số thu nợ cũng tăng lên đáng kể. Về quy mô, doanh số thu nợ năm này tăng thêm 60.010 triệu đồng lên 253.112 triệu đồng, tức tăng 31,08% so với năm 2010. Trong đó, cả hai doanh số thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng lên. Cả hai thành phần kinh tế và tất cả các ngành kinh tế đều gia tăng doanh số thu nợ. Có thể đánh giá năm nay là năm khá phát triển của ngân hàng khi cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều đạt mức khá cao. Như đã phân tích ở trên, năm 2011 là năm mà huyện đề ra nhiều mục tiêu phát triển kinh tế, người dân tham gia phát triển các mục tiêu này, làm ăn có lãi và họ trả nợ tương đối, đạt 58,56% số tiền cho vay phải thu khách hàng trong năm.
Đến năm 2012, doanh số thu nợ giảm còn 198.872 triệu đồng, tương đương giảm 21,43% so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng âm và hầu như tương đương với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay. Việc giảm doanh số thu nợ, thứ nhất là do doanh số cho vay giảm, thu nợ đương nhiên ít hơn, thứ hai, vì năm này ngành thuỷ sản có nhiều nợ xấu, nợ quá hạn thuộc dạng khó đòi, dẫn đến việc thu nợ gặp rất nhiều khó khăn. Nợ xấu trong năm này thuộc dạng cao nhất trong ba năm trở lại đây, 2.543 triệu đồng, trong đó phần lớn nợ xấu nằm trong ngành thủy sản, vốn là ngành có nhiều rủi ro do sự thay đổi thất thường của thời tiết, khí hậu tại địa phương.
Đến cuối tháng 6/2013, thì doanh số thu nợ vẫn chưa thấy dấu hiệu tăng lên. Một mặt là do doanh số cho vay cũng khá thấp, mặt khác, lúc này mới là thời điểm giữa năm, còn nhiều vụ tôm, lúa,… chưa thu hoạch, do đó, việc chưa thu nợ khi chưa đến kỳ hạn cũng là điều dễ hiểu. Theo số liệu, thì doanh số thu nợ của sáu tháng đầu năm 2013 là 73.790 triệu đồng, chiếm 86,04% doanh số cho vay và 23,38% số tiền vay phải thu của khách hàng. So với cùng kỳ năm 2012, thì doanh số thu nợ giảm 48.873 triệu đồng, tương đương giảm 39,84%. Sự giảm liên tục của doanh số thu nợ trong năm 2012, 6/2013 đặt ra một vấn đề lớn cho ngân hàng, làm sao để tăng doanh số cho vay, thu nợ lên mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng trong thời gian tới.
4.1.3 Phân tích tình hình dư nợ
Dư nợ là một chỉ tiêu không thể thiếu khi phân tích tình hình tín dụng, nó phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Ngoài ra, dư nợ còn cho biết số tiền ngân hàng còn chưa thu về là bao nhiêu tại thời điểm báo cáo.
Bảng 4.3: Tình hình dư nợ của ngân hàng từ năm 2010 đến tháng 6/2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu 2011 – 2010 2012 – 2011 6T/2013 - 6T/2012
2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Theo thời hạn 112.656 179.087 229.792 205.600 241.762 66.431 58,97 50.705 28,31 36.162 17,59
Ngắn hạn 88.350 136.552 169.723 154.892 174.022 48.202 54,56 33.171 24,29 19.130 12,35 Trung - dài hạn 24.306 42.535 60.069 50.708 67.740 18.229 75,00 17.534 41,22 17.032 33,59
2.Theo đối tượng 112.656 179.087 229.792 205.600 241.762 66.431 58,97 50.705 28,31 36.162 17,59
DNNQD 13.590 33.530 41.973 38.480 42.120 19.940 146,73 8.443 25,18 3.640 9,46 Cá nhân, HSX 99.066 145.557 187.819 165.120 199.642 46.491 46,93 42.262 29,03 34.522 20,91 3.Theo ngành 112.656 179.087 229.792 205.600 241.762 66.431 58,97 50.705 28,31 36.162 17,59 Nông nghiệp 14.867 22.760 30.192 27.093 48.135 7.893 53,09 7.432 32,65 21.042 77,67 -Trồng trọt 13.490 20.948 27.854 25.118 45.346 7.458 55,29 6.906 32,97 20.228 80,53 -Chăn nuôi 1.377 1.812 2.338 1.975 2.789 435 31,59 526 29,03 814 41,22 Thủy sản 37.765 59.737 82.089 78.299 89.911 21.972 58,18 22.352 37,42 11.612 14,83 TMDV 42.175 77.481 77.606 75.175 69.569 35.306 83,71 125 0,16 (5.606) (7,46) Ngành khác 17.846 19.109 39.905 25.033 34.147 1.263 7,08 20.796 108,83 9.114 36,41
Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề
Để dễ dàng trong việc phân tích nợ xấu, ta phân tích dư nợ chi tiết hơn theo nhiều góc độ: thời hạn, đối tượng khách hàng và ngành kinh tế.
4.1.3.1 Dư nợ theo thời hạn
Qua hai bảng trên có thể cho ta thấy, dư nợ tăng lên là do sự tăng lên của cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn. Nhưng xét về cơ cấu thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm 78,42%. Tỷ trọng này có giảm nhẹ vào năm 2011 nhưng vẫn cao với 76,25%, tương tự năm 2012 là 73,86% và tháng 6/2013 là 71,98%. Dư nợ trung và dài hạn thì chiếm tỷ trọng lần lượt qua các năm trên là: 21,58%, 23,75%, 26,14% và 28,02%. Điều này cũng do địa bàn hoạt động của ngân hàng là vùng nông thôn, canh tác theo thời vụ từ 3 tháng đến 1 năm là chủ yếu. Nhu cầu về vốn theo đó cũng thường thiên về ngắn hạn. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng.
- Dư nợ ngắn hạn: Từ hai bảng trên ta thấy, dù tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn giảm liên tục trong những năm vừa qua nhưng xét về quy mô thì dư nợ tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn là 136.552 triệu đồng tăng 48.202 triệu đồng tương đương 54,56% so với thời điểm 31/12/2010 là 88.350 triệu đồng. Đến ngày 31/12/2012, dư nợ lại tiếp tục tăng lên 169.723 triệu đồng, tương đương tăng 24,29%. Gần đây nhất, vào kỳ báo cáo ngày 30/6/2013, dư nợ ngắn hạn đạt con số 174.022 triệu đồng, tăng 19.130 triệu đồng so cùng thời điểm vào cuối tháng 6/2012 là 154.892 triệu đồng. Số tiền tăng lên tương đương 12,35%. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng liên tục là huyện vừa mới thành lập và trên đà phát triển, nên nguồn vốn cần thiết tăng liên tục. Và nguồn vốn này thông qua nguồn vay ngân hàng là chủ yếu. Các hệ thống canh tác “cánh đồng mẫu lớn” đang được áp dụng tại địa phương đòi hỏi nguồn vốn ngắn hạn khá cao để chi cho các loại chi phí như giống, thuốc, phân bón, vật tư,... Mặt khác, ngân hàng luôn áp dụng chính sách ưu đãi lãi