Tình hình trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 57)

Nợ xấu và xử lý nợ xấu là một vấn đề khó khăn cho các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Agribank Trần Đề nói riêng. Nếu không

có biện pháp xử lý nợ xấu một cách hiệu quả thì rất khó xây dựng một ngân hàng lành mạnh, hiện đại, được sự tín nhiệm của khách hàng. Bên cạnh những biện pháp nhằm tăng hiệu quả tín dụng như: làm đúng thủ tục, quy trình cho vay; đẩy mạnh công tác thu nợ; xử lý tài sản khi khách hàng không trả được nợ gốc và lãi,... Ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để đảm bảo hoạt động xuyên suốt và để bảo vệ người gửi tiền.

Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng Agribank Trần Đề trong những năm gần đây được đánh giá cao và cũng là một tấm đệm giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả. Do hạn chế về mặt số liệu, trong phần dự phòng rủi ro cụ thể, không có số liệu thống kê về tài sản đảm bảo cho từng khoản vay, nên quá trình phân tích tình hình trích lập dự phòng rủi ro chỉ mang tính khái quát. Để cụ thể hơn, ta xem xét hai bảng số liệu sau:

Bảng 4.9: Tình hình trích lập dự phòng của ngân hàng (2010-2012) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 – 2010 2012 - 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % DP chung 168 300 840 132 78,57 540 180,00 DP cụ thể 7.523 3.864 795 (3.659) (48,64) (3,069) (79,43) Tổng DPRR 7.691 4.164 1.635 (3.527) (45,86) (2.529) (60,73)

Nguồn: Phòngkế hoạch - kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề (Giải thích: DP : dự phòng, DPRR: dự phòng rủi ro)

Bảng 4.10: Tình hình trích lập dự phòng của ngân hàng sáu tháng năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6T/2013 – 6T/2012 6T/2012 6T/2013 Số tiền (%) DP chung 471 127 (344) (73,04) DP cụ thể 914 53 (861) (94,20) Tổng DPRR 1.385 180 (1.205) (87,00)

Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh ngân hàng Agribank Trần Đề (Giải thích: DP: dự phòng, DPRR: dự phòng rủi ro rủi ro)

Nhìn chung, dự phòng rủi ro tín dụng phải trích trong thời gian qua của ngân hàng liên tục giảm. Cụ thể, năm 2010, dự phòng được trích là 7.691 triệu đồng. Năm này tỷ lệ trích lập dự phòng cao nhất trong các năm trở lại đây là do trước đó năm 2009, nợ xấu quá lớn, ngân hàng lo ngại nên trong năm 2010, ngân hàng rất quan tâm công tác trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng. Chính việc trích lập dự phòng cao vào năm này đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng khá thấp, thấp nhất trong các năm 2010, 2011, 2012. Đến năm 2011,

khoản trích dự phòng này giảm 3.527 triệu đồng, còn 4.164 triệu đồng, tương đương giảm 45,86%. Do nợ xấu năm 2010, ngân hàng đã xử lý được rất nhiều khoản nợ không thu được, hơn nữa, nợ xấu năm nay cũng đã giảm đi rất nhiều, các khoản vay được đánh giá cao, nên năm này trích lập dự phòng cũng theo đó giảm khá nhiều. Năm 2012, dự phòng phải trích tiếp tục giảm còn 1.635 triệu đồng, tức giảm 2.529 triệu đồng, giảm 60,73% so với năm 2011. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 của ngân hàng, trích lập dự phòng rủi ro vô cùng nhỏ, 180 triệu đồng, nhỏ hơn rất nhiều với số nợ xấu là 1.774 triệu đồng. Dự phòng phải trích giảm dần thể hiện hai điều, thứ nhất, ngân hàng tin rằng các khoản nợ của mình ít rủi ro, thứ đó, lợi nhuận ngân hang sẽ đạt ở mức cao.

- Dự phòng cụ thể: dự phòng cụ thể thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng dự phòng phải trích, vì dự phòng cụ thể được trích dựa trên giá trị của dư nợ nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn với tỷ lệ trích khá cao. Năm 2010, dự phòng cụ thể là 7.523 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 97,82% tổng dự phòng rủi ro tín dụng của năm. Đến năm 2011, dự phòng cụ thể giảm chỉ còn 3.864 triệu đồng, giảm 48,64% so với năm 2010. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể giảm cũng do các khoản nợ nhóm 4 giảm 91,80%, nợ nhóm 5 giảm 71,75%, nợ xấu nói chung giảm 68,14%. Như thế, trong năm này, tỷ lệ trích lập dự phòng giảm là một dấu hiệu tích cực, nợ xấu giảm nhiều và lợi nhuận tăng lên do không phải trích một khoản chi phí quá lớn do bù đắp rủi ro tín dụng gây ra. Đến năm 2012, dự phòng cụ thể giảm kỷ lục chỉ còn 795 triệu đồng, trong khi nợ xấu lại gia tăng. So với năm 2011, thì khoản dự phòng này giảm 3.069 triệu đồng, tương đương giảm 79,43%. Vì các khoản tài sản đảm bảo của các khoản nợ trong năm này chủ yếu là đất đai, giá trị quy đổi cao và có thể dễ dàng mua bán, trao đổi. Do vậy, ngân hàng chỉ trích dự phòng một cách tương đối. Nhưng nhìn chung, khoản dự phòng trên là quá thấp và không phù hợp với sự gia tăng của nợ xấu trong năm này với nợ nhóm 4 đã là 634 triệu đồng và nợ nhóm 5 là 1.902 triệu đồng.

Đến tháng 6/2013, dự phòng cụ thể tiếp tục giảm còn 53 triệu, đây là mức dự phòng cụ thể thấp nhất từ trước đến nay, giảm 861 triệu đồng tương đương giảm 91,20% so với cùng kỳ năm 2012 là 914 triệu đồng. Thứ nhất, là do việc giảm doanh số cho vay, dư nợ trong thời gian này, thứ hai, các khoản vay thường là thế chấp bằng tài sản có giá trị và dễ dàng chuyển đổi, nên mặc dù nợ xấu vẫn cao trong thời gian này nhưng dự phòng rủi ro lại khá thấp.

- Dự phòng chung: theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thì dự phòng chung là khoản trích theo tỷ lệ 0,75% các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Từ bảng số liệu trên, dễ dàng thấy khoản dự phòng chung của ngân hàng giảm

liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng dự phòng chung cũng tăng dần. Năm 2010, dự phòng chung chỉ có 168 triệu đồng, chiếm 2,18% tổng dự phòng, thì năm 2011, con số này đã tăng lên 7,2%, năm 2012 là 51,38% và vào kỳ báo cáo 30/6/2013 thì tỷ trọng dự phòng chung trong tổng dự phòng là 70,56%. Dự phòng chung liên tục tăng tỷ trọng trong thời gian qua nguyên nhân là nợ nhóm 1 luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao. Điển hình như năm 2012, dư nợ nhóm 1 là 217.900 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 94,82% tổng dư nợ, tăng 132,21% so với dư nợ nhóm 1 năm 2011. Trong sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ nhóm 1 là 229.092 triệu đồng, chiếm 94,76% tổng dư nợ và tăng 11.192 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2011, dự phòng chung tăng lên 300 triệu đồng, tăng 132 triệu đồng, tương đương tăng 18,57% so với năm 2010. Năm 2012, dự phòng chung là 840 triệu đồng, cao hơn dự phòng cụ thể 45 triệu đồng và cao năm 2011 là 540 triệu đồng tương đương tăng 180%. Sự tăng lên của dự phòng chung do dư nợ nhóm 1, nhóm được xếp loại tốt nhất trong các nhóm nợ tăng lên, ngân hàng thu được nợ một cách nhanh chóng, hiệu quả. Một mặt, giúp cho ngân hàng đỡ tốn kém chi phí cho việc gia hạn nợ, chuyển nhóm nợ,…Mặt khác, điều này giúp tăng uy tín của ngân hàng trong các tầng lớp dân cư.

Đến cuối tháng 6/2013 thì trích lập dự phòng chung của sáu tháng đầu năm này là 127 triệu đồng, giảm 344 triệu đồng tức giảm 73,04% so với cùng kỳ 6/2012. Ngân hàng nên tăng dự phòng chung nói riêng và tổng dự phòng nói chung để đảm bảo hoạt động và tạo niềm tin khách hàng vì trích lập dự phòng với số tiền hiện tại là quá thấp.

Tóm lại, tình hình trích lập dự phòng trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần và tỷ trọng dự phòng chung thì tăng lên theo thời gian. Điều này được lý giải bằng việc nợ xấu đã được giải quyết dần dần và hiện nay, nhóm nợ đạt tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng hơn 94% trong tổng dư nợ. Đây thực sự là một thành quả đáng kể của toàn bộ cán bộ, công nhân viên của ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động tốt hơn, ngân hàng nên tăng cường chủ động trong việc trích lập và sử dụng dự phòng một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh trần đề sóc trăng (Trang 57)