Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại khách sạn brillian đà nẵng (Trang 63)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.5.Nghiên cứu định lượng

a. Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa trên thang đo và mục tiêu nghiên cứu qua nghiên cứu khám phá và chính thức, bảng câu hỏi được thiết kế gồm 02 phần chính:

-Phần I: Thông tin đánh giá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa;

-Phần II: Thông tin về đối tượng phỏng vấn gồm: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, số lần đến Đà Nẵng, mục đích chuyến đi.

b. Mẫu

Nghiên cứu này được tiến hành tại Khách sạn Brilliant - Đà Nẵng và đối tượng nghiên cứu là tất cả khách du lịch nội địa khi đến lưu trú và sử dụng các dịch vụ của khách sạn này.

Kích thước mẫu: Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, đánh giá thang đo bằng Cronbach’s alpha, hồi quy tuyến tính bội để phân tích dữ liệu điều tra. Theo các nhà nghiên cứu đi trước, phương pháp này đòi hỏi mẫu điều tra càng lớn thì tính phù hợp thực tiễn của mô hình nghiên cứu càng cao. Nhưng “kích thước mẫu tối thiểu là 05 mẫu cho một biến quan sát cần ước lượng” theo Bollen 1989. Trong nghiên cứu này, thang đo được nghiên cứu với số lượng biến quan sát là 38, vậy kích thước mẫu tối thiểu là 190 = (38 x 5). Dự kiến nghiên cứu này chọn kích thước mẫu n = 200, nhưng để đạt được kích thước mẫu này, tác giả gửi số phiếu đi điều tra thực tế 350 phiếu.

c. Tổ chức thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phỏng vấn trực tiếp qua một bảng câu hỏi được chuẩn bị trước

d. Kiểm tra và làm sạch dữ liệu

Sau khi tập hợp các phiếu điều tra, tác giả tiến hành kiểm tra các dữ liệu của từng phiếu để đảm bảo khách đánh đúng theo yêu cầu của bảng câu hỏi và có ý nghĩa để xử lý, phân tích sau này. Trường hợp phát hiện các lỗi sai sót, sẽ tiến hành điều chỉnh các sai sót đó.

Đối với các bảng câu hỏi chưa hoàn chỉnh, tác giả khắc phục bằng việc suy luận từ những câu hỏi khác mà khách du lịch đã đánh hoặc quay trở lại gặp người trả lời để làm sáng tỏ vấn đề. Trường hợp những bảng câu hỏi có quá nhiều chỗ trống, không đảm bảo độ tin cậy tác giả loại bỏ. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa, nhập liệu, làm sạch và được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 16.

e. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu.

* Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp sử dụng các bảng tần suất để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: phần trăm, giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Std Deviation) của các biến quan sát, sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu...

* Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Các thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến rác trước, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

* Phương pháp phân tích nhân tố EFA- Exploratory Factor Analysis

quan sát có phụ thuộc lẫn nhau (ít nhiều có tương quan nội tại lẫn nhau) thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tương quan theo đường đường thẳng gọi là nhân tố ( actor), ít biến hơn những vẫn chứa đựng những thông tin của tập biến ban đầu. [6]

+ Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố: Sử dụng trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)

Nếu trị số KMO từ 0.51: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu đã cho.

Nếu trị số KMO < 0.5: phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

+ Xác định số lượng nhân tố: Sử dụng trị trị số Eigenvalue – là đại lượng đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Trị số Eigenvalue > 1 thì việc tóm tắt thông tin mới có ý nghĩa. [6]

+ Factor loading là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical signi icance). Factor loading > .30 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > .40 được xem là quan trọng, > .50 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và cộng sự (1998, 111) cũng cho rằng: nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > .30 thì cỡ mẫu ≥ 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn Factor loading > .50, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading phải > .75.

* Kiểm định One-way ANOVA

Giả sử biến được chia nhóm theo một tiêu thức nào đó. Mức ý nghĩa được chọn  = 0,05 và  = 0,01.

Gọi xij là giá trị của biến định lượng đang nghiên cứu tại quan sát thứ j thuộc nhóm thứ i. x1, x 2, x 3... x k là các trung bình nhóm và  1,  2,  3

...  n là các trung bình thực của các nhóm sau khi được phân chia theo tiêu

thức đó.

+ H0 :  1 = 2 =  3 = ... =  n: Không có sự khác biệt giữa các trung

bình nhóm theo tiêu thức được phân loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ H1 : Tồn tại ít nhất một giá trị trung bình của nhóm thứ i khác ít nhất một giá trị của một nhóm khác trong số các nhóm còn lại.

+ Nếu sig của ANOVA >  thì kết luận rằng không có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê giữa các trung bình nhóm của biến được phân chia đó.

+ Nếu sig của ANOVA <  thì bác bỏ giả thiết H0 nghĩa là có sự khác biệt giữa trung bình các nhóm của biến đó một cách có ý nghĩa thống kê.

* Phương pháp phân tích hồi quy tương quan

Nhiệm vụ của phân tích hồi quy tương quan là: xác định các phương trình (mô hình) hồi quy để phản ánh mối liên hệ (mô hình hồi quy đơn phản ánh mối liên hệ tuyến tính hoặc phi tuyến tính giữa 2 tiêu thức; mô hình hồi quy bởi phản ánh mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân với một tiêu thức kết quả); Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan thông qua việc tính toán các hệ số tương quan tuyến tính, tỷ số tương quan, hệ số tương quan bội, hệ số xác định…

Phương pháp này nhằm xác định mối liên hệ giữa các biến là: Biến phụ thuộc là sự hài lòng của khách du lịch nội địa. Biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách như nhân viên, phòng nghỉ, đồ ăn/thức uống, các dịch vụ giá tăng, sự tiện lợi, an ninh, giá cảm nhận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã giới thiệu tổng quan về khách sạn Brilliant Đà Nẵng, xác định các nội dung căn bản về thiết kế nghiên cứu của đề tài quy trình nghiên cứu,.. . Trong đó có hai nội dung quan trọng là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ là bước quan trọng để tác giả rà soát lại các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng. Từ cơ sở nghiên cứu sơ bộ đã giúp cho tác giả hoàn thiện lại bảng câu hỏi và tổ chức nghiên cứu thực hiện tại khách sạn Brilliant. Sau khi khảo sát các bảng câu hỏi thu về được mã hóa, nhập liệu và xử lý chủ yếu trên phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Kết quả báo cáo từ cuộc khảo sát sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại khách sạn brillian đà nẵng (Trang 63)