Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 112)

- UOB và PNB:

3.3.3. Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng

sáp nhập ngân hàng

- Về bản chất, M&A nói chung, M&A NH nói riêng là phương thức hữu hiệu và là giải pháp tốt để cải tạo và tái cấu trúc hệ thống vì M&A NH đem lại rất nhiều lợi ích như:

(i) tập trung nguồn lực, mở rộng và phát triển mạng lưới nhanh chóng để nâng cao khả năng cạnh tranh,

(ii) cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng cường khả năng cạnh tranh, giảm chi phí hoạt động,

(iii) đẩy nhanh tiến độ CPH các NHTM Nhà nước;

(iv) loại bỏ và "làm sạch" khỏi thị trường những NH yếu kém...

(v) là phương thức tiếp thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp hiệu quả, thúc đẩy TTCK, thị trường cổ phiếu các NH phát triển...

Bởi vậy, mặc dù là ngành tương đối đặc thù với những điều kiện, yêu cầu khắt khe cho hệ thống, nhưng với những lợi ích thiết thực của M&A NH mang lại thì M&A NH cần được nghiên cứu đầy đủ và áp dụng một cách phù hợp với nền kinh tế và các điều kiện của Việt Nam. Việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực NH giúp chúng ta vừa thỏa mãn được mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống lại đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của NĐT, của chính sự vận động, phát triển của thị trường.

- Xây dựng tập trung và có hệ thống đối với quy định của pháp luật về M&A NH với (i) hoạt động M&A, hợp nhất và (ii) đầu tư mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược trong Luật Các TCTD với tư cách là đạo luật điều chỉnh chuyên ngành, theo đó cần có các định nghĩa, khái niệm, hình thức, điều kiện, quy trình và hợp đồng M&A NH cụ thể. Đồng thời, với tư cách là một hình thức tập trung kinh tế bị điều chỉnh bởi các quy định của Luật Cạnh tranh, thì các quy định M&A NH cần phải phù hợp, đáp ứng các điều kiện về kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh, về thị phần, thị trường liên quan... để tránh độc quyền, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường NH. Hiện nay, các đạo luật về đầu tư, các cam kết của Việt Nam về đầu tư cũng đã xác nhận M&A là một hình thức đầu tư, tuy nhiên mới chỉ xác định nó với tư cách là một hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) và còn rất sơ sài về yêu cầu, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư này trong lĩnh vực NH, trong khi đó Luật Chứng khoán coi hoạt động góp vốn, mua cổ phần của NĐT đối với các NH trên TTCK là một hình thức đầu tư gián tiếp (FII)... Ngoài ra, các vấn đề pháp lý khác cũng rất đáng được quan tâm như định giá tài sản, thương hiệu, thuế, giải quyết lao động sau M&A...cũng cần phải được làm rõ trong suốt quá trình hoàn thiện các chính sách, cơ chế cho hoạt động M&A NH.

- Hình thành các công ty tư vấn M&A và các chuyên gia tư vấn M&A của Việt Nam một cách chuyên nghiệp. Đó là những nhà cung cấp các dịch vụ

M&A từ A tới Z với các khâu (i) dự báo, tìm kiếm, thăm dò đối tác, (ii) thẩm định đầy đủ các nội dung về pháp lý/tài chính (iii) thiết lập hợp đồng M&A trong từng trường hợp, yêu cầu cụ thể; (iv) các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau M&A; (v) các vấn đề cần giải quyết sau M&A. Đồng thời, để cung cấp các dịch vụ M&A, nhất là M&A NH, đòi hỏi các công ty tư vấn, chuyên gia tư vấn M&A phải là những công ty, chuyên gia hàng đầu về tài chính, NH và pháp luật, có kinh nghiệm thực tế về những lĩnh vực đó và về hoạt động M&A.

3.4. Các nội dung chính trong việc xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)