Các hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 111)

- UOB và PNB:

3.3.2. Các hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập ở Việt Nam

động mua lại, sáp nhập ở Việt Nam

Khung pháp lý về M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các khung pháp lý dành cho CPH, phát hành và niêm yết chứng khoán. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, trong khi đó, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa vì hoạt động này còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá Doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí... của Doanh nghiệp trong và sau quá trình M&A. Do đó, khung pháp lý phải tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Còn nguồn nhân lực, không có cách nào khác là phải đào tạo, với sự tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu.

Để phát triển được thị trường này cần có một số giải pháp như sau.

Thứ nhất, tăng tính cạnh tranh của thị trường M&A bằng cách tăng nhu

cầu nội tại của thị trường. Nhu cầu này được bắt nguồn từ cả phía cung lẫn phía cầu và dần dần biến đổi và phát triển về chất. Sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp là động lực để Doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu và chiều rộng.

Thứ hai, xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý về M&A. Khung pháp lý về M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các Khung pháp lý dành cho CPH, phát hành và niêm yết chứng khoán. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.

Thứ ba, phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin trong hoạt động M&A. Trong hoạt động M&A, thông tin là rất quan trọng và cần thiết cho cả bên mua, bên bán.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực thị trường M&A bởi nhân lực bao giờ

cũng là yếu tố mấu chốt trong mọi hoạt động của Doanh nghiệp và của các thị trường tài chính trong đó có thị trường M&A. Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... cũng như cần nhiều người có thể thực hiện tốt các thương vụ.

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)