Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 105)

- UOB và PNB:

3.2. Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính ở Việt Nam

Một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm chủ động ứng phó với tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là việc NHNN sớm xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản những NH gặp vấn đề, để có căn cứ pháp lý thực hiện chủ trương về cơ cấu lại đối với những TCTD yếu kém nói chung và NHTM nói riêng, bảo đảm sự lành mạnh, an toàn của cả hệ thống.

Tại một cuộc hội thảo về mua - bán, sáp nhập Doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, ông Phan Minh Tuấn, Trưởng đại diện Dragon Capital tại Hà Nội cho rằng, yếu tố chính quyết định sự thành công hay thất bại của M&A là sự phù hợp của kế hoạch hòa nhập sau khi việc M&A đã diễn ra. Đối với việc sáp nhập NH cũng không phải ngoại lệ, do đó cần phải giải quyết được các vấn đề về nhân sự, đãi ngộ, tích hợp hoạt động, bán và thanh lý tài sản, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, quan hệ và giao tiếp giữa các bộ phận và công ty thành viên, kế hoạch dự phòng...; đặc biệt là khả năng hòa nhập của nhóm lãnh đạo NH sau khi sáp nhập.

Những vấn đề trên tưởng đơn giản nhưng thực hiện lại không hề dễ dàng. Được biết, sau khi từ bỏ kế hoạch thành lập NH Hồng Việt, Petro

Vietnam từng có kế hoạch đổ vốn, nhân lực và công nghệ dự định dành cho Hồng Việt để tham gia tái cấu trúc NH Dầu khí Toàn cầu. Tuy nhiên, sau rất nhiều vòng đàm phán, hai bên đã không đi đến được thỏa thuận cuối cùng. Petro Vietnam đã phải trả lại tiền góp vốn thành lập NH Hồng Việt cho cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn, sắp xếp lại nhân sự đã từng tuyển dụng và dự kiến chuyển hệ thống công nghệ thông tin đã đầu tư cho Hồng Việt sang Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC). Trước đây, một số NH lớn khi nhận nhiệm vụ sáp nhập một số NH nhỏ đã mất rất nhiều thời gian và nguồn lực để giải quyết những tồn tại của các đơn vị này.

Liên kết, sáp nhập để tăng năng lực cạnh tranh là con đường tất yếu của các NH Việt Nam trong quá trình hội nhập và nhất là để chống đỡ với cuộc khủng hoảng tài chính đến từ bên ngoài. Thông điệp từ NHNN đưa ra là khuyến khích các NH nhỏ sáp nhập vào NH lớn để tăng khả năng hoạt động, tuy nhiên một hành lang pháp lý cụ thể cho vấn đề này hiện vẫn chưa có. Hai tiêu chí thường được đề cập nhiều nhất như những điều kiện cần để một NH phải sáp nhập là NH đó không đủ quy định vốn điều lệ và ở trong diện kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, ở thời điểm này chưa có NH nào được công bố nằm trong diện trên, vì đến cuối năm nay mới là thời hạn cuối để NH tăng vốn điều lệ lên mức 1.000 tỷ VNĐ và NHNN từng tuyên bố hiện không có NH nào nằm trong diện kiểm soát đặc biệt.

Rõ ràng thực tế hiện nay, cơ quan quản lý không thể dùng mệnh lệnh buộc các NH sáp nhập hay hợp nhất, mà phải dựa trên điều kiện kinh tế và trên cơ sở tự nguyện giữa các NH với nhau. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, khi nền kinh tế tăng trưởng đến mức độ nào đó, để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, các NH sẽ phải tự sáp nhập vào nhau nhằm tăng năng lực tài chính, tăng quy mô vốn, mạng lưới... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là phải

khẩn trương chuẩn bị khung khổ pháp lý, hướng dẫn chi tiết cho việc sáp nhập, hợp nhất giữa các NH.

Với quy mô vốn vài ngàn tỷ VNĐ, các NHTM Việt Nam được liệt vào danh sách NH siêu nhỏ so với các nước trong khu vực. Trong khi để giữ được xương sống của kinh tế phát triển, không thể thiếu vai trò của một Hệ thống NH mạnh, đặc biệt trước tình hình hiện nay.

Với quy mô NHTM hiện nay, rất khó có thể đương đầu với thách thức ngày càng lớn hơn trên thị trường. NH nhỏ các nước trong khu vực quy mô vốn từ 3-5 tỷ USD, trong khi các NH nội chưa có NH nào sở hữu 1 tỷ USD vốn điều lệ. Quy mô tổng tài sản còn rất nhỏ, dịch vụ sản phẩm NH nghèo nàn, năng lực cạnh tranh kém là những nét cơ bản của Hệ thống NH trong nước.

Đứng trên góc độ quản lý, để các NH yếu là tiềm ẩn nguy cơ cho nền kinh tế và sự tăng trưởng các ngành khác.

Bức tranh kinh tế xã hội 2009 có nhiều biến động đã bộc lộ thực tại đời sống NH từ quản lý vĩ mô đến việc quản trị điều hành, việc thực thi chiến lược quản lý tiền tệ cũng như các kế hoạch kinh doanh và hàng loạt các vấn đề liên quan khác. Chính sách tiền tệ quốc gia và kinh doanh tài chính NH còn nhiều bất cập. Khi có biến cố thị trường tất cả đều bị động chạy theo. Công cụ và kiểm soát quản trị rủi ro có không ít vấn đề.

Các NHTM nhỏ đứng trước sóng gió đang bộc lộ ít nhiều điểm yếu về tính thanh khoản. Và có thể nói, đây chính là điểm yếu nhất. Có nhiều nguyên do khiến tình hình như một cây yếu đứng trước gió, nhưng cốt lõi vẫn là năng lực quản trị các cấp cần được tăng cường.

Một vấn đề nữa là các NH sở hữu quy mô vốn nhỏ, sản phẩm dịch vụ tài chính quá mỏng và yếu, dường như chỉ khi có xáo trộn các NH mới giật

mình nhìn lại mình và thực tế cho thấy một số NH nhỏ, quản trị yếu đã rất khó khăn khi chống đỡ và đương đầu với bão.

Khi có biến động, các NH lúng túng không tìm ra lối thoát vì các giao dịch gây rủi ro kỳ hạn trên thị trường liên NH trước đó. Minh chứng là sự trở tay không kịp của các NH khi lún sâu vào phục vụ các giao dịch bầy đàn cho vay chứng khoán, bất động sản và khi những ngành kinh doanh này lâm vào khó khăn thì rủi ro sẽ là hiển hiện với NH.

Mạng lưới NH hiện nay khá nhiều so với quy mô dân số và Doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói là dù có rất nhiều NH và nói như một nhà quản lý là ra ngõ gặp NH, một phường có vài chi nhánh, nhưng nhiều Doanh nghiệp và người dân có nhu cầu vốn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ NH thì vẫn khó tiếp cận nguồn vốn.Họ chưa thấy vai trò hỗ trợ tích cực của NH song hành và hiện diện trong đời sống hàng ngày của họ. Mà trung bình ở các nước khác, mỗi khách hàng được phục vụ 3-5 sản phẩm. Hiện nay 90% các Doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn khó tiếp cận các dịch vụ NH.

Qua một loạt vướng mắc về hoạt động kinh doanh của NHTM đã bộc lộ rõ những điểm bất cập. Năng lực quản trị điều hành ở tầm vĩ mô bất cập. Năng lực kinh doanh còn yếu, sức đề kháng với thị trường chưa có. Tính tuân thủ, một trong những yêu cầu hàng đầu của các định chế tài chính chưa đầy đủ. Chính sách và thực thi quản trị rủi ro chưa được đặt lên hàng đầu, có NH sẵn sàng bỏ qua những quy định của pháp luật, quy chế của NHNN, quy định nội bộ chỉ vì mục tiêu kinh doanh trước mắt, rồi tự trói chính mình vào các rủi ro tiềm ẩn.

Để đáp ứng yêu cầu của NHNN về quy mô vốn của NHTM phải có 3.000 tỷ vào năm 2010, không ít NH chưa lập ra kế hoạch khả thi để thực hiện quy định này. Một chuyên gia có kinh nghiệm dự đoán, sẽ chỉ có khoảng 50% số NH hiện nay đủ sức đáp ứng yêu cầu quy mô vốn 3.000 tỷ VNĐ vào năm 2010. Thời gian còn rất ngắn, nhưng không ít NH vẫn án binh bất động.

Những cái khó của NH có thể thấy rất rõ: Trước sự sụt giảm của TTCK, cổ phiếu NH không còn hấp dẫn, nhiều NH ở thời điểm khó khăn chung hiện nay cũng không dễ dàng phát hành trái phiếu tăng vốn với khối lượng lớn. Song, để tiếp tục tồn tại, các định chế tài chính buộc phải tìm giải pháp, mà theo xu thế tất yếu, NH phải tự tìm đến với nhau. Thị trường chắc chắn hình thành xu thế “liên kết tăng sức mạnh”, theo đó các NH nhỏ yếu phải tìm đến những đại gia lớn hơn để hợp tác cùng có lợi.

Ngoài ra, sự tăng cường năng lực của các NH sẽ thể hiện ở các NH nhỏ tự tìm đến nhau theo xu hướng sáp nhập, tham gia cổ phần, mua bán lại. Sự kết hợp này trước mắt sẽ đem đến cho các NH nhỏ tấm thẻ “qua cửa” quy định của NHNN. Tuy nhiên, chất lượng của các cuộc bắt tay này chưa nói đến. Với hàng loạt vấn đề như khó khăn khi “ngồi cùng mâm”, tính minh bạch trong kinh doanh và sổ sách tài chính, quan điểm… có vẻ sẽ là những trở ngại.

“Mốt” bán cổ phần cho NĐT nước ngoài từng rất được các NH ưa chuộng, tuy nhiên, vì nhiều lý do, không phải NH nào cũng đạt được mong muốn. Hơn nữa, hiện nay sự hỗ trợ kỹ thuật của NH nước ngoài đối với NH nội bán cổ phần cho họ chưa đáng kể. Bằng chứng là các NH bán cổ phần cho NH ngoại vẫn chưa thực sự có một sự “lột xác” một cách ấn tượng sau khi chọn được đối tác chiến lược là NH ngoại. Cái được đầu tiên mới chỉ là NH nội có thêm cơ hội làm thương hiệu.

Nhiều năm trước, những người có kinh nghiệm về lĩnh vực NH đã tiên liệu về một cuộc chuyển biến mạnh mẽ của giới NH trong nước, theo đó, số lượng sẽ giảm dần nhưng chất lượng sẽ dần được củng cố, tăng cường năng lực là điều cần thiết và là xu hướng tất yếu của sự phát triển, như đã diễn ra ở các nước hàng chục năm trước đây.

3.3. Xây dựng khung pháp lý điều tiết hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)