Xuất phát từ vai trò của các tổ chức tài chính đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 87)

- UOB và PNB:

3.1.1. Xuất phát từ vai trò của các tổ chức tài chính đối với nền kinh tế

tế

Trong quá trình đổi mới, hệ thống NH có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thống NH còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Trong điều kiện thị trường tài chính còn sơ khai, tín dụng NH là kênh chủ yếu cung ứng vốn cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế trong suốt 20 năm qua. Dư nợ tín dụng NH tăng trung bình khoảng 25%/năm và hiện chiếm khoảng 50% GDP 43

.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Chính phủ, nhiệm vụ của ngành NH, từng NH đã xây dựng và thực thi chính sách tín dụng riêng phù hợp, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với nguồn vốn ngân sách, tín dụng NH đã góp phần vào việc thực hiện thành công nhiều chương trình, dự án lớn của quốc gia và của các ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực nông nghiệp. Đây là hai nhóm ngành đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế của đất

43

Nguồn: www.sbv.gov.vn, “Ngân hàng Việt nam 55 năm xây dựng và phát triển”, xem chi tiết tại:

nước. Chẳng hạn, tỷ trọng tín dụng NH dành cho khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản năm 2004 lần lượt chiếm gần 40% và 30% tổng tín dụng của Hệ thống NH. Trong cơ cấu GDP năm 2004, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 40% và khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 22% 44

Nhận thức sâu sắc quan điểm kinh tế nhiều thành phần và vai trò của các khu vực kinh tế, Hệ thống NH Việt Nam đã có những chuyển biến căn bản về hoạt động tín dụng, tỉ trọng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã tăng từ khoảng 20% năm 1989 lên khoảng 50% trong giai đoạn hiện nay 45

Nhờ đó, các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Hiện nay, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 31% giá trị sản xuất công nghiệp và 26% GDP, tạo công ăn việc làm cho 26% lao động trong nước 46

.

Thông qua đổi mới hoạt động tín dụng, Hệ thống NH Việt Nam đã biến quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ và NHNN thành hiện thực. Những quan điểm đổi mới này được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp quy, trong đó có đổi mới tín dụng NH. Những ý tưởng quan trọng này được khởi nguồn từ Quyết định 32/1977/CP của Hội đồng Chính phủ về chủ trương cải tiến và mở rộng tín dụng NH, các văn bản của Nhà nước và của ngành NH ban hành sau năm 1986, trong đó có Quyết

44

Nguồn: www.ocb.com.vn, “Ngân hàng Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới cùng Đất nước và những việc cần làm trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập của Việt Nam”, xem chi tiết tại:

http://www.ocb.com.vn/newsdetail-lag-1-tid-2-id-401.html

45

Nguồn: ThS. Nguyễn Tuấn Anh, “Mối quan hệ giữa hoạt động của Ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế

46

Nguồn: www.hotrodoanhnghiep.gov.vn, “Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn mơ hồ với hội nhập”, xem chi tiết tại:

http://www.hotrodoanhnghiep.gov.vn/Default.asp?mod=News&action=list&NewsID=2997&temp=HTDN_v n&Object=1&ItemID=101&Language=vn

định số 1300/1990/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng thử nghiệm xóa bỏ bao cấp trong xây dựng cơ bản.

Đáng chú ý, ngành NH đã coi đổi mới hoạt động tín dụng NH là khâu quan trọng trong đổi mới quản lý kinh tế, từng bước xóa bỏ phương thức quản lý bao cấp sang quản lý theo chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn NH. Các Doanh nghiệp đã phát huy tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, giảm dần sự ỷ lại và trông chờ vào sự bao cấp của Chính phủ. Ngành NH cũng đóng góp đáng kể vào việc phát huy nội lực, huy động các nguồn vốn trong nước cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ nền kinh tế khép kín và phụ thuộc vào nhập khẩu sang nền kinh tế mở định hướng xuất khẩu, tăng dần khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các Doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)