- UOB và PNB:
3.4.1.5. Những nội dung mới trong Dự thảo về hoạt động mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng
Vừa qua NHNN đã xây dựng và tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn M&A các TCTD 57
. Thông tư này nhằm thay thế cho Quy chế 241 về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần Việt Nam, được ban hành kèm theo Quyết định 241/1998 vào tháng 7-1998. So với Quyết định số 241 trước đây, dự thảo lần này có kế thừa trên cơ sở tuân thủ Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản về sáp nhập, hợp nhất khác, theo đó dự thảo đưa ra hai khái niệm sáp nhập, hợp nhất, đồng thời bỏ khái niệm mua lại TCTD theo quy định tại Quyết định số 241. Điều này góp phần đảm bảo hoạt động M&A NH không chỉ tuân thủ theo quy định của Luật Các TCTD mà còn bám sát và tuân thủ Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh.
Một trong những nội dung khá mới lần này là việc dự thảo đưa ra phạm vi, đối tượng các TCTD được M&A khá rộng, không còn bó hẹp chỉ đối với các TCTD cổ phần như Quyết định 241.
Dự thảo đã đưa vào quy định đối tượng điều chỉnh bao gồm tất cả các TCTD được thành lập theo Luật Các TCTD như TCTD nhà nước, cổ phần, hợp tác, liên doanh và TCTD 100% vốn nước ngoài.
Về hình thức M&A, để bảo đảm quyền tự chủ phát triển kinh doanh của NH và đồng thời phòng ngừa rủi ro, đảm bảm an toàn hệ thống, dự thảo đã đưa ra hai hình thức M&A là tự nguyện và chỉ định.
Đối với hình thức M&A chỉ định, dự thảo quy định nếu một TCTD không đảm bảo được mức vốn pháp định theo quy định hiện hành, hoặc hoạt động yếu kém, hoặc bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt không thực hiện được theo hình thức tự nguyện sáp nhập, hợp nhất và có nguy cơ làm ảnh
57
Nguồn: Dự thảo lần 3 Thông tư hướng dẫn mua lại, sáp nhập các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm soạn thảo, xem chi tiết tại: http://www.vibonline.com.vn/vi-
hưởng đến an toàn hệ thống phải sáp nhập hoặc hợp nhất theo chỉ định của Thống đốc NHNN.
Trong trường hợp này, NHNN sẽ xây dựng phương án đối với từng trường hợp cụ thể để trình Thủ tướng chấp thuận trước khi thực hiện.
Một trong những quy định mới cũng được nhiều nhà quản trị, quản lý NH quan tâm để phòng ngừa, hạn chế giao dịch do thông tin nội gián do những cá nhân, tổ chức có tham gia quản trị, quản lý NH.
Điều 6 dự thảo quy định khá chặt chẽ theo đó trong thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, TGĐ, Phó TGĐ các TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất không được phép mua và/hoặc bán các phần vốn góp tại các TCTD tham gia sáp nhập và hợp nhất.
Thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp bắt đầu từ ngày TCTD trình NHNN chấp thuận nguyên tắc việc M&A và kết thúc sau 30 ngày kể từ ngày bố cáo về việc M&A.
Nếu kế hoạch sắp xếp bị từ chối, thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp sẽ kết thúc ngay sau khi có văn bản của NHNN. Nếu việc chuyển nhượng vốn góp là bất khả kháng, TCTD phải báo cáo Thống đốc NHNN xem xét quyết định trước khi thực hiện.
Theo diễn giải của dự thảo thông tư, sáp nhập TCTD là hình thức một hoặc một số TCTD sáp nhập vào một TCTD khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang TCTD nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của TCTD bị sáp nhập.
Còn hợp nhất TCTD là hình thức hai hoặc một số TCTD hợp nhất thành một TCTD mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang TCTD hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các TCTD bị hợp nhất.
Dự thảo thông tư xác định, việc hợp nhất, sáp nhập các TCTD, NH thương mại được xét theo hai trường hợp, tự nguyện và chỉ định.
Đối với hình thức tự nguyện, theo ý kiến của tổ soạn thảo, đây là quyền của chủ sở hữu TCTD và các TCTD có thể tham gia sáp nhập, hợp nhất để phù hợp với mục tiêu phát triển và nguyện vọng của chủ sở hữu.
Còn các trường hợp các TCTD không đảm bảo được mức vốn pháp định theo quy định hiện hành, hoặc hoạt động yếu kém, hoặc bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt không thực hiện được theo hình thức tự nguyện sáp nhập, hợp nhất và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống sẽ phải sáp nhập hoặc hợp nhất theo chỉ định của Thống đốc NH Nhà nước, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Về hình thức chỉ định, các thành viên soạn thảo nhận định rằng, hoạt động của các TCTD có tính nhạy cảm cao và lan truyền, một TCTD đổ vỡ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống. Theo đó, một trường hợp nào đó rơi vào tình trạng yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống mà không thực hiện sáp nhập, hợp nhất theo phương thức tự nguyện thì phải thực hiện theo chỉ định của Thống đốc NH Nhà nước. Và trong trường hợp này, NH Nhà nước sẽ xây dựng phương án đối với từng trường hợp cụ thể.
Một điểm được tổ soạn thảo lưu ý trong dự thảo là các quy định liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp tại các TCTD trong những trường hợp trên.
Cụ thể, trong thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc các TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất không được phép mua và/hoặc bán các phần vốn góp tại các TCTD tham gia sáp nhập và hợp nhất.
Trường hợp việc chuyển nhượng vốn góp là bất khả kháng, TCTD phải báo cáo Thống đốc NH Nhà nước xem xét quyết định trước khi thực hiện.
Do quá trình sáp nhập, hợp nhất các TCTD khá phức tạp và để đảm bảo tính thận trọng trong quá trình xử lý, dự thảo thông tư cũng đưa ra quy định đối với tất cả các trường hợp sáp nhập, hợp nhất phải áp dụng hai bước chấp thuận là chấp thuận nguyên tắc và chấp thuận chính thức. Đây cũng là hai bước bắt buộc trong quy định đối với việc thành lập các TCTD mới hiện nay.
3.4.2. Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán:
UBCKNN vừa công bố Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc mua bán lại, hợp nhất, sáp nhập tự nguyện giữa các tổ chức kinh doanh chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, việc hợp nhất, sáp nhập phải được UBCK chấp thuận bằng văn bản. Cổ đông, thành viên góp vốn tại tổ chức kinh doanh chứng khoán được quyền tiếp cận như nhau về việc hợp nhất, sáp nhập. Trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập có chứng khoán đang niêm yết tại Sở/TTGDCK thì phải làm thủ tục hủy niêm yết.
Cụ thể, việc bán tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán trực thuộc chỉ được thực hiện với điều kiện có thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên.
Bên cạnh đó, việc việc hợp nhất, sáp nhập phải được UBCKNN chấp thuận bằng văn bản. Cổ đông, thành viên góp vốn tại tổ chức kinh doanh chứng khoán được quyền tiếp cận như nhau về việc hợp nhất, sáp nhập. Trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập có chứng khoán đang niêm yết tại sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán thì phải làm thủ tục hủy niêm yết.
Dự thảo cũng quy định, trong thời gian thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải đảm bảo quyền lợi và hoạt động giao dịch của khách hàng.
Đối với các hợp đồng kinh doanh chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập chỉ được chấm dứt quyền và nghĩa
vụ của mình đối với khách hàng sau khi đã hoàn tất việc bàn giao quyền, nghĩa vụ đối với khách hàng cho tổ chức kinh doanh chứng khoán hợp nhất, sáp nhập.
Theo UBCKNN, hiện Việt Nam có 103 công ty chứng khoán đã được cấp phép hoạt động, số lượng tài khoản lưu ký đạt xấp xỉ 520.000. Trong giai đoạn khó khăn của thị trường, rất nhiều công ty chứng khoán bị thua lỗ, chấp nhận rút bớt dịch vụ kinh doanh vì không đáp ứng đủ vốn điều kiện. Thâm chí có công ty đã rao bán toàn bộ vì hoạt động khó khăn, có công ty bị rút giấy phép vì được cấp phép nhưng không đi vào hoạt động.
Một vấn đề được quan tâm nhất là xử lý tài sản của NĐT tại CTCK, dự thảo chỉ quy định, trong thời gian thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải đảm bảo quyền lợi và hoạt động giao dịch của khách hàng. Đối với các hợp đồng kinh doanh chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập chỉ được chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình đối với khách hàng sau khi đã hoàn tất việc bàn giao quyền, nghĩa vụ đối với khách hàng cho tổ chức kinh doanh chứng khoán hợp nhất, sáp nhập. Dự thảo cũng đưa ra quy định, việc bán tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán trực thuộc chỉ được thực hiện với điều kiện có thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên.
KẾT LUẬN
Như vậy, M&A đóng một vai trò rất quan trọng và hữu ích trong tất cả các nền kinh tế thị trường, trong bất kì điều kiện nào và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Những thương vụ M&A được thực hiện một cách đúng đắn sẽ mang lại lợi ích cho các bên: người mua, người bán, người tiêu dùng và cả chính phủ. Nhưng cũng có những thương vụ có thể để lại những hậu quả không tốt cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, M&A hiện đang là xu thế chung trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực, càng sôi động hơn với khu vực có tính chi phối cao như khu vực tài chính. Do đó, các NHTM Việt Nam không nên e sợ hoặc tránh né; ngược lại, cần có thái độ tích cực và hòa mình vào làn sóng ấy.
Mặc dù hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam chưa phát triển, nhưng thực tế đã chứng minh chúng ta hoàn toàn có thể tham gia một cách chủ động vào xu thế này thông qua các thương vụ M&A trong các lĩnh vực khác thời gian vừa qua. Nhắc đến M&A, chúng ta thường nghĩ đến việc các ngân hàng này bị các ngân hàng khác "thâu tóm", nhưng bản thân các NHTM Việt Nam cũng có rất nhiều lợi thế để thực hiện điều ngược lại. Vậy hãy xem M&A là một cơ hội lớn, và các NHTM hoàn toàn có thể tự chủ trên sân chơi của chính mình.
Tuy nhiên, các ngân hàng phải biết “khôn ngoan” trong từng đường đi nước bước bằng nổ lực của chính mình và sự hỗ trợ của các văn phòng luật sư, các công ty tư vấn, các chuyên gia... để có thể đạt được lợi ích mong muốn thay vì phải thất bại, tốn kém thậm chí đổ vỡ và phá sản ngân hàng.