- UOB và PNB:
2.1.3. Các quy định về mua lại, sáp nhập của Liên bang Nga và các nước thuộc Liên xô trước đây (các nước trong Cộng đồng các quốc gia
nước thuộc Liên xô trước đây (các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập – SNG) dưới góc độ kiểm soát một hoat động tập trung kinh tế
Ở tất cả các nước SNG, pháp luật cạnh tranh cũng tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát chống độc quyền đối với các hoạt động có tính chất tập trung quyền lực kinh tế (hợp nhất, sáp nhập, mua lại quyền điều hành, dưới mọi hình thức theo chiều ngang, chiều dọc hay liên kết tập đoàn). Ở một số nước, việc hình thành công ty mới và việc mua lại quyền sở hữu cũng bị kiểm soát. Mục đích chủ yếu của kiếm soát Nhà nước đối với hành vi tập trung quyền lực kinh tế là ngăn ngừa việc mua lại vị trí độc quyền hoặc tăng cường vị trí thống lĩnh, hạn chế các hoạt động có tính chất độc quyền khác.
Hiện nay chính sách cạnh tranh đã trở thành trung tâm của công cuộc cải cách kinh tế ở các nước SNG. Sự thay đổi chế độ ở những nước này trong đầu những năm 1990 đòi hỏi Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất và phân phối và phải thiết lập hành lang pháp lý và thể chế thích hợp để thực hiện chức năng của kinh tế thị trường. Chính phủ của các nước SNG đã có những bước đi quan trọng để loại bỏ độc quyền trong nền kinh tế tập trung cao, mở rộng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong hoạt động kinh tế và bảo đảm cạnh tranh trên thị trường. Những nỗ lực này đã góp phần thay đổi đời sống kinh tế ở những nước này theo hướng tích cực. Pháp luật cạnh tranh đã thông qua ở các nước SNG dựa trên những nguyên tắc chung của sự điều chỉnh cạnh tranh áp dụng trên khắp thế giới. Trong quá trình soạn thảo luật cạnh tranh của mình, các nước SNG đã cân nhắc những đề nghị của UNCTAD, OECD và các tổ chức kinh tế khác, cũng như những điều khoản trong Luật mẫu về Bảo vệ cạnh tranh kinh tế của Cộng đồng các quốc gia độc lập. Chính sách cạnh tranh ở các nước SNG đã quan tâm không những các hoạt động tư nhân mà còn cả những hạn chế của việc điều tiết đối với cạnh tranh. Những bộ luật cạnh tranh đó chứa đựng các điều khoản đặc biệt nghiêm cấm các hoạt động của các cơ quan nhà nước hạn chế cạnh tranh. Ở nhiều nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập cơ quan cạnh tranh tham gia vào việc phác thảo và quản lý chính sách trong phạm vi liên quan, trước hết là trong thương mại và đầu tư. Việc này giúp tránh những biện pháp bảo hộ bất hợp lý và phát triển nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Những hoạt động được thực hiện bởi cơ quan chống độc quyền trong lĩnh vực này góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá trong nước trên thị trường thế giới và vì vậy thúc đẩy sự thịnh vượng ở các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập. Tuy nhiên mức độ minh bạch của những quy định về cạnh tranh vẫn còn khá thấp: Chỉ có luật và những nguyên tắc chính yếu (ở một số nước) được công bố một
cách chính thức, trong khi những báo cáo hàng năm và sự mô tả các tập quán thi hành không được công bố. Phát triển tính minh bạch trong chính sách cạnh tranh và đẩy mạnh sự ủng hộ tích cực cạnh tranh ở những nước này phụ thuộc ở một mức độ lớn vào nguồn lực tài chính được cung cấp để thi hành chính sách này và văn hoá cạnh tranh của riêng từng nước. Luật về bảo vệ cạnh tranh Liên bang Nga được thông qua ngày 8/7/2006 . Ở Ucraina, Luật về hạn chế độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh được thông qua ngày 18/2/1992 và đã được sửa đổi bổ sung năm 1998.
Khi quy định cụ thể về sáp nhập, phần lớn các nước SNG thiết lập cơ chế thông báo trước khi hoàn thành việc sáp nhập. Nhưng việc thông báo này chỉ có tính bắt buộc khi các Doanh nghiệp liên quan sẽ có (hoặc hầu như sẽ đạt được) một quyền lực trên thị trường ở mức nhất định.
Trong thời gian quy định, các bên tham gia giao dịch phải thông báo trước việc sáp nhập cho cơ quan chống độc quyền, nêu rõ tất cả các thông tin cần thiết. Các thông tin phải cung cấp có thể gồm các hoạt động chủ yếu, khối lượng hàng hóa sản xuất và bán hàng năm, thị phần của các bên, mục đích M&A và các vấn đề tương tự.
Không có quyết định cho phép sáp nhập của cơ quan chống độc quyền, Doanh nghiệp mới hình thành sẽ không được đăng ký pháp nhân một cách chính thức (Kazakhstan, Liên bang Nga, Belarus, Grudia, Kyrgyzstan, Moldova).
Các loại hoạt động phải được thông báo sơ bộ được quy định khác nhau giữa luật chống độc quyền của các nước SNG. Tiêu chí cơ bản để xác định các loại hoạt động này là thị phần và tổng tài sản của các Doanh nghiệp có liên quan. (Tiêu chí tổng doanh thu hàng năm được nhiều nước phát triển áp dụng nhưng chưa được luật chống độc quyền các nước SNG sử dụng vì lý do không phải mọi giao dịch đều được đăng ký chính thức).
Ở Liên bang Nga, các Doanh nghiệp tham gia sáp nhập phải thông báo trước về việc sáp nhập cho Bộ Chống độc quyền nếu tổng tài sản của các Doanh nghiệp đó vượt quá mức pháp luật quy định hoặc nếu một trong số Doanh nghiệp đó chiếm thị phần hơn 35%. Ở một số nước các bên tham gia giao dịch phải thông báo trước cho cơ quan chống độc quyền khi một trong số các Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh (hay vị trí độc quyền) (Grudia), hoặc khi tổng thị phần của các Doanh nghiệp đó vượt quá 35% (Azerbaijan). Ở Belarus, dự thảo mới đây của luật chống độc quyền quy định cơ chế thông báo sơ bộ đối với việc mua trên 25% vốn của Doanh nghiệp khác.
Cơ quan chống độc quyền kết luận về các giao dịch đã được thông báo trong thời hạn pháp luật quy định. Cơ sở chính để không chấp thuận các giao dịch đã được thông báo là việc giao địch đó tạo ra hoặc đẩy mạnh một vị trị thống lĩnh.
Ở Liên bang Nga cơ quan chống độc quyền có thể không cho phép sáp nhập, hợp nhất, mua lại nếu việc đó có thể tạo ra hoặc tăng cường vị trí thống lĩnh của các Doanh nghiệp liên quan và/hoặc hạn chế cạnh tranh, hoặc khi xem xét các tài liệu được đệ trình, các thông tin chủ yếu được xác định là không chính xác.
Ở Azerbaijan, M&A bị coi là bất hợp pháp nếu hoạt động đó tạo ra hoặc đẩy mạnh vị trí thống lĩnh. Ở Belarus, cơ quan chống độc quyền có quyền không chấp thuận một hành vi tập trung quyền lực kinh tế nếu hành vi đó làm hạn chế cạnh tranh (Kyrgyzstan) hoặc tạo ra vị trí thống lĩnh.
Pháp luật chống độc quyền của một số nước (Liên bang Nga, Belarus) quy định ngay cả khi giao dịch gây tác động tiêu cực đối với cạnh tranh nhưng cơ quan chống độc quyền vẫn có thể chấp thuận giao dịch đó nếu những tác động tích cực của giao dịch, tính cả đến khía cạnh kinh tế xã hội, lớn hơn những tác động tiêu cực. Để làm quá trình ra quyết định được minh bạch, rõ
ràng, các hướng dẫn mang tính chất phương pháp luận sẽ được ban hành trên cơ sở đánh giá tác động tích cực và tác động tiêu cực của giao dịch. ở Kyrgyzstan giao dịch có thể được cơ quan chống độc quyền cho phép thực hiện (kể cả khi giao dịch đó gây những tác động tiêu cực cho cạnh tranh) nếu giao dịch đó đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu của thị trường hàng hóa và cải thiện chất lượng hàng hóa và tăng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Luật chống độc quyền thường quy định cả trách nhiệm của Doanh nghiệp khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, theo luật chống độc quyền Liên bang Nga, các Doanh nghiệp bị phạt tiền (có thể lên tới 8 000 lần mức lương tối thiểu) nếu không thông báo về giao dịch tập trung quyền lực kinh tế. Trong một số trường hợp, nếu việc tập trung quyền lực kinh tế tạo ra hay đẩy mạnh vị trí thống lĩnh của một Doanh nghiệp hoặc gây hạn chế cạnh tranh, theo yêu cầu của cơ quan chống độc quyền liên bang, những người thực hiện hoạt động đó phải tiến hành các biện pháp cần thiết để khôi phục lại cạnh tranh. Những giao dịch bị kết luận là vi phạm các thủ tục do pháp luật quy định có thể bị Toà án coi là vô hiệu trên cơ sở đề nghị của cơ quan chống độc quyền.
Các nước SNG thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh trên nền tảng của Hiệp ước giữa các quốc gia về thực hiện sự phối hợp chính sách cạnh tranh được ký vào năm 1993. Trong khuôn khổ của Hội đồng liên Nhà nước về chính sách cạnh tranh, các cơ quan chống độc quyền của các nước SNG thực hiện việc hoà hợp các luật cạnh tranh quốc gia, dự thảo luật mẫu và những đường lối chỉ đạo, phối hợp các hoạt động chung của họ, trao đổi thông tin và tổ chức trao đổi ý kiến về những trường hợp với ảnh hưởng xuyên quốc gia đối với sự cạnh tranh. Những hoạt động đó dẫn tới việc tạo ra một môi trường kinh doanh hài hoà trong các nước SNG, đẩy mạnh tự do lưu chuyển
của hàng hoá và dịch vụ và hạn chế những rào cản đối với việc gia nhập thị trường.
Nguyên tắc cơ bản cho việc hợp tác trong lĩnh vực cạnh tranh giữa các nước SNG được nêu trong Hiệp ước Liên Chính phủ về Phối hợp Thực hiện Chính sách cạnh tranh ký ngày 24/12/1993 tại Ashkhabad (Turkmenistan). Hiệp ước quy định sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực kiểm soát độc quyền của các nước SNG, đưa ra các quy tắc chung trong chính sách cạnh tranh, trên cơ sở các nguyên tắc được quốc tế thừa nhận, nêu những khái niệm và quy tắc chung quan trọng nhất về về cạnh tranh, nghiêm cấm việc lạm dụng vị trí thống lĩnh của một hoặc một số thương nhân trên toàn bộ hoặc một phần của thị trường, nghiêm cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh…Hiệp ước cũng nghiêm cấm việc sáp nhập, hợp nhất thương nhân, thỏa thuận giữa các thương nhân hay những hành vi thông đồng khác có thể gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường chung. Tuy nhiên, các hành vi này có thể được cho phép thực hiện nếu thương nhân chứng minh được rằng các hoạt động này thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường hàng hoá, cải thiện chất lượng hàng hoá hoặc tăng khả năng cạnh tranh.