Khoảng trống pháp lý trong hoạt động sáp nhập, mua lại các tổ chức tài chính

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 102)

- UOB và PNB:

3.2.9. Khoảng trống pháp lý trong hoạt động sáp nhập, mua lại các tổ chức tài chính

như một cách cộng thêm sức mạnh để tồn tại và phát triển.

Đồng thời, do có sự khác nhau về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với các quốc gia và sự biến động lớn về tỷ giá giữa các đồng tiền, có nhiều thương vụ M&A với bên bán và bên mua là các công ty từ các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn như gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng đã sử dụng lượng tiền mặt sẵn có, lãi suất thấp và việc tăng giá của đồng Yên để mua các Doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy, xu hướng M&A là tất yếu, thời điểm sáp nhập đã chín muồi, phù hợp với chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời việc liên kết, sáp nhập để tăng năng lực cạnh tranh là con đường tất yếu của các NH Việt Nam trong quá trình hội nhập và nhất là để chống đỡ với cuộc khủng hoảng tài chính đến từ bên ngoài.

3.2.9. Khoảng trống pháp lý trong hoạt động sáp nhập, mua lại các tổ chức tài chính tổ chức tài chính

Việc ra đời các luật và nghị định về kinh doanh như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2006 và Luật Chứng khoán 2007 giúp cho thị trường tài chính nói chung và thị trường M&A nói riêng trở nên minh bạch hơn thu hút được nhiều NĐT cả trong nước lẫn ngoài nước. Tuy nhiên, nếu như ở nước ngoài, hoạt động M&A đã trở thành quen thuộc, là một phần tất yếu của nền kinh tế thì ở Việt Nam đây vẫn là một loại hình mới mẻ. Chính vì vậy nó vẫn còn mang những nét sơ khai, đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa về mọi mặt phục vụ hoạt động, đặc biệt là khung pháp lý.

Thời gian qua, dù khung pháp lý của thị trường M&A đã được cải thiện, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư đều có những điều khoản quy định về hoạt động M&A nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp lý duy nhất điều chỉnh cả loại hình công ty

trong nước và các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các giao dịch M&A. Còn liên quan đến người lao động, hiện tại, Bộ luật Lao Động mới chỉ có một điều khoản quy định về việc bàn giao người lao động liên quan đến các giao dịch M&A.

Như một xu hướng tất yếu, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và sự mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, hoạt động M&A sẽ ngày càng sôi động. Đây được nhận định là một xu hướng tốt lành cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với điều kiện, thị trường này phải hoạt động lành mạnh theo những quy định của luật pháp.

Theo bảng số liệu tổng quan về M&A của khu vực châu Á -Thái Bình Dương năm 2006 (trích nguồn Asia-Pacific Bulletin) thì Việt Nam đang ở “con số 0” trong hoạt động này. Cũng cần phải nói thêm rằng, Asia-Pacific Bulletin thống kê số liệu dựa trên các thông tin từ các cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy, phải chăng hoạt động M&A của Việt Nam hoàn toàn vô hình trong con mắt của các nhà quản lý?

Các quy định hiện có trong Luật Doanh nghiệp cũng chỉ mang tính khái lược và chưa có được những quy trình cụ thể để thực hiện tiến trình này. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thành công trong các giao dịch M&A của các Doanh nghiệp không cao, trong khi các hình thức sáp nhập để thành lập các tổng công ty lớn của Nhà nước diễn ra khá rầm rộ trong thời gian qua lại chưa có được sự phân tích công khai về góp độ tập trung kinh tế. Nhiều Doanh nghiệp đang lựa chọn những đường đi khác, như là trở thành đối tác chiến lược - một hình thức sáp nhập theo chiều chéo, thay vì chính thức bắt tay vào quy trình để thực hiện M&A.

Tuy nhiên, những “khoảng trống” đang rất khó lấp đầy này lại là nguyên nhân của những vấn đề lớn hơn trong mục tiêu kiểm soát tập trung

kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh. Không có thông tin có thể đồng nghĩa với việc một trong những chức năng là kiểm soát quá trình tập trung kinh tế của Cục Quản lý cạnh tranh rất khó được thực hiện tốt.

Tất nhiên, theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, khi ngưỡng giới hạn về thị phần kết hợp đạt từ 30 tới 50% trên thị trường liên quan thì các Doanh nghiệp “trong cuộc” phải thông báo tới Cục Quản lý cạnh tranh. Tuy nhiên, việc xác định về giới hạn này cũng rất khó, nhất là khi các Doanh nghiệp hiện hoạt động đa ngành, đa nghề. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp phải tự xác định mức thị phần kết hợp để thực hiện nghĩa vụ báo cáo, còn về phía cơ quan quản lý nhà nước, việc xem xét giới hạn này dựa trên các hồ sơ được gửi đến và có thể trưng cầu các ý kiến chuyên gia cả trong nước lẫn nước ngoài khi cần thiết.

Song, vấn đề là ở chỗ nếu như không có đủ thông tin về các vụ M&A và số liệu thực tế về các thị trường, thì cơ quan quản lý nhà nước chắc chắn không kịp cảnh báo hoặc “thổi phạt” những trường hợp tập trung kinh tế cần kiểm soát.

Có 8 vấn đề cần phải tháo gỡ và làm rõ trong các văn bản pháp quy. Về giới hạn sở hữu nước ngoài trong Doanh nghiệp niêm yết cho phép 49% trên tổng số cổ phiếu. Nhưng trong Nghị định 139/2007/NĐ-CP và cam kết WTO thì NĐT nước ngoài được mua cổ phiếu trong một lĩnh vực phân phối đến 99% nhưng trên thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư của các địa phương lại phải xin ý kiến của Bộ Công thương trong từng trường hợp cụ thể. Về tài khoản vốn, Thông tư 03 của NHNN quy định, các đối tác mua cổ phần trong Doanh nghiệp phải thanh toán qua tài khoản vốn. Nhưng thế nào là Doanh nghiệp? Thế nào là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng chưa có quy định rõ ràng.

Ngoài ra, việc quy định về tiền đồng mua cổ phần tại các văn bản đang có sự mâu thuẫn. Tại Điều 59 Luật Doanh nghiệp quy định mua cổ phần VNĐ, ngoại tệ và vàng, nhưng trong Thông tư 03 quy định chỉ mua cổ phần bằng VNĐ và Nghị định 109 cũng cho phép mua bằng VNĐ. Việc quy định bất nhất làm cho người mua và người bán là công ty ở ngoài Việt Nam thực hiện chuyển nhượng cổ phần trong một Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là rất khó khăn.

3.2. Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)