Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán:

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 81)

- UOB và PNB:

2.2.2.2.Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán:

Chưa có văn bản riêng biệt điều chỉnh hoạt về hoạt động M&A cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán như các ngân hàng, tuy nhiên, cũng có một số các quy định nằm rải rác ở Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành chủ yếu dưới góc độ quản lý nhà nước đối với các giao dịch này:

Theo Luật Chứng khoán quy định về những thay đổi phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, trong đó có: “Giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp chiếm từ mười phần trăm trở lên vốn điều lệ đã góp của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, trừ trường hợp cổ phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đã được niêm yết

tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;” [4, K1Đ68]

Đồng thời theo Luật Chứng khoán “Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi phải được sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Thời hạn chấp thuận việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi là ba mươi ngày, kể từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối, Uỷ

ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.” [4,

K1Đ69]

Như vậy, việc M&A các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải được UBCKNN chấp thuận. Ngoài ra, theo Luật Chứng khoán quy định về hạn chế đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, trong đó: “Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không

được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn ba năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp

chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác trong công ty

[4, K5Đ73], thì các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của tổ chức kinh doanh chứng khoán chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp ra bên ngoài sau 3 năm kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán đó được cấp giấy phép hoạt động.

Cam kết của Việt Nam đối với WTO về M&A các tổ chức kinh doanh

chứng khoán:

+ Ngay khi gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49%.

+ Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn đầu tư nước ngoài. [20, 7, C]

Một phần của tài liệu Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam (Trang 81)