Biện pháp 1: GVtổ chức cho HS trình bày, tranh luận về kết

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 93)

XX. Giới thiệu kiến thức mở rộng ở bài sau liên quan đến kiến thức vừa

11. Đưa ra các câu trả lời/cách giải quyết cho các câu hỏi/vấn đề

2.2.3.1. Biện pháp 1: GVtổ chức cho HS trình bày, tranh luận về kết

quả thảo luận giữa các nhóm:

a) Mục tiêu biện pháp:

HS thông qua việc trình bày ý kiến và trao đổi, tranh luận giữa các nhóm tìm ra quy luật, công thức, cách giải cho một dạng toán cụ thể có liên quan đến kiến thức bài học. HS biết tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi bản thân đã đặt ra ở phần dự đoán.

b) Nội dung biện pháp:

Thông qua hoạt động thảo luận câu hỏi lớn, HS tìm ra được các con đường chung nhất để giải một dạng toán cụ thể. Ở biện pháp này, các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến thảo luận của nhóm mình và tranh luận với các nhóm khác để tìm ra đáp án đúng nhất. [34]

c) Cách thực hiện biện pháp :

Bước 1 : HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận

Bước 2 : HS tìm ra được đáp án chung giữa các kết quả thảo luận.

Bước 3 : HS so sánh và nhận xét về các dự đoán ở giai đoạn trải nhiệm và kết quả chung tìm được ở bước 2 ( giống và khác nhau )

Bước 4 : HS chốt đáp án các yêu cầu ở phần thảo luận . Bước 5 : HS trả lời thắc mắc của các nhóm khác.

d) Một sổ lưu ỷ khi thực hiện biện pháp:

Nếu chung 1 vấn đề thảo luận, để tránh mất nhiều thời gian GV chỉ cần yêu cầu 1 nhóm trình bày đầy đủ nội dung đó thảo luận được, các nhóm khác nghe kĩ kết quả thảo luận của nhóm bạn và chỉ trình bày những nội dung mà nhóm mình thảo luận được khác với nhóm bạn.

Sau khi mỗi nhóm kết thúc phần trình bày, các nhóm khác được nhận xét và đặt câu hỏi thắc mắc cho các nhóm vừa trình bày. Nhóm vừa trình bày có thể trả lời luôn hoặc nếu câu hỏi quá khó GY có thể gợi ý để cả lớp cùng tìm ra câu trả lời.

GV cần linh hoạt và điều chỉnh thời gian sao cho hợp lý, tránh trường hợp HS thảo luận qua nhiều vấn đề lan man, không đúng trọng tâm của kiến thức.

HS phải là người chốt được kiến thức chứ không phải GV như các phương pháp dạy học truyền thống.

e) Vỉ dụ minh họa :

Bài “ Chia sổ có hai chữ số với số có một chữ số (có dư) ” HS thực hiện các bước của giai đoạn trao đổi như sau :

Bước 1: Một nhóm trình bày các kết quả thảo luận của nhóm mình sau các lần GY yêu cầu chia kẹo vào các đĩa.

- HS đưa ra bước đặt tính cho các phép chia có dư : 9 chia 4 bằng 2 dư 1,

11 chia 4 bằng 2 dư 3 , 14 chia4 bằng 3 dư 2...

- HS đưa ra các so sánh về số chia và số dư: số chia bé hơn số dư - Các nhóm khác trình bày kết ý kiến khác nhóm bạn

Bước 2: HS chốt kiến thức thảo luận, tìm ra được quy tắc và cách đặt tính chia có dư. Sự khác nhau của phép chia có dư và phép chia hết.

Bước 3: HS so sánh kết quả chốt được với kết quả dự đoán.

số phép chia lớn có dư hơn như 42 : 5 (nhẩm lấy số gần 42 nhất mà bé hơn 42 chia hết cho 5 là 40 : 5 được 8, số dư là 2).

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w