Nguyên nhân

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 62)

- Sử dụng sự phản ánh để tạo

1.7.3.Nguyên nhân

Đa số các GV vẫn chưa biến giờ học của mình thành 1 giờ học thực sự bổ ích và lý thú. Sự bổ ích chủ yếu HS thu được đó là kiến thức được hình thành bởi GV. Sự phát triển về thái độ học tập (tò mò, hứng thú, tự tin, chủ động...) và các kĩ năng (tư

duy phê phán, tranh luận, hợp tác nhóm, trình bày...) vẫn còn tương đối mờ nhạt. Rất ít giờ học có không khí tích cực, vui vẻ ở đó HS chủ động và sáng tạo trong học tập. Hạn chế của GV được xác định bởi các yếu tố sau:

- GV vẫn tập trung vào rèn trí nhớ cho HS: GV dường như vẫn bám vào suy nghĩ: làm thế nào để truyền đạt được hết nội dung kiến thức của bài học đến HS và nhiệm vụ chính của HS là nhớ lấy chúng. Do đó, cô chủ yếu sử dụng các câu hỏi vụn khi giao tiếp với HS và thường là giao tiếp với cá nhân. Việc này khiến cho nhiều HS khác bị bỏ quên trong giờ học, và dẫn đến ko khí chung của giờ học khá nhạt.

- GV chưa thực sự mạnh dạn trong việc lấy hoạt động nhóm là hình thức học tập chủ đạo, từ đó phát triển các hình thức học tập linh hoạt theo từng pha DH. HS dù được xếp ngồi theo nhóm nhưng hoạt động cá nhân vẫn là chủ đạo của giờ học. Điều này làm cho yếu tố đổi mới của giờ học trở nên hình thức hơn là bản chất, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

Thực tế dự giờ cho thấy chúng ta có nhiều GV tiềm năng, dù giờ học của họ chưa thực sự thành công. Đã có giờ học được thực hiện rất tốt, thể hiện rõ tính đổi mới và mang lại hiệu quảhọc tập cao cho HS (HS học tập tương tác tích cực, GV điều phối các hoạt động học nhẹ nhàng, có chủ đích). Điều đó cho thấy, nếu GV được tạo điều kiện và với sự nỗ lực cá nhân, họ hoàn toàn có thể thực hiện tốt nhiệm vụ DH đề ra.

Kết luận chương I

Sử dụng các phương tiện TQ ừong quá trình dạy học là điều kiện cần thiết đối với một GV. Nó mang một ý nghĩa rất lớn trong quá trình làm việc giữa GV và HS đối với bộ môn Toán. Những mẫu vật thật cũng như các hình ảnh TQ sẽ giúp cho người GV hình thành cho HS những khái niệm, thông qua đó HS tự liên hệ với bản thân cũng như áp dụng nó vào thực tế cuộc sống mà các em đang sống. Mặt khác nó giúp cho HS tính tò mò khám phá ra những cái hay của bài học để từ đó có thể gợi

cho các em tính độc lập để nghiên cứu, và giúp cho các em những cái gì mà mình được học không phải là hư vô, ảo tưởng mà nó là thực tiễn mà con người đã tìm tòi khám phá ra nó để từ đó có thể hình thành những tri thức mới cho HS. Chính vì điều này mà người GV cần phải sử dụng các phương tiện dạy học (cụ thể là phương tiện TQ) ừong quá trình dạy học một cách có hiệu quả.

Hoạt động dạy và học theo quan điểm KT phải được thực hiện một cách đồng bộ từ việc tạo ra môi trường học tập có khả năng làm mất sự cân bằng nhận thức ở mỗi HS. Tình huống đó phải kích thích nhu cầu tìm hiểu của HS và HS có khả năng huy động những kiến thức, kỹ năng đã có để tiến hành các hoạt động đồng hoá hay điều ứng để hiểu được tình huống đó. Tức tình huống phải phù hợp với trình độ của mỗi HS. Thiết kế hệ thống các hoạt động tương ứng, điều khiển HS tiến hành các hoạt động đó để tiến tới sự thích nghi với tình huống. Có thể mô tả quá trình dạy học toán theo quan điểm KT như sau: Kiến thức đã có -> Dự đoán -> KN (thất bại) -> Thích nghi -> Kiến thức mới [10]. Quy trình này tạo cho HS hoạt động một cách tích cực, chủ động, có sự họp tác trong học tập giữa HS với HS, HS với GV. Kiến thức mà HS thu nhận được là kết quả hoạt động của chính các em chứ không phải thụ động tiếp nhận thừ phía GV, từ phía người lớn. Trong học tập, HS được chủ động thực hiện các tác động lên tình huống, tự dự đoán kết

quả, tự kiểm chứng dự đoán và đi đến khẳng định dự đoán và rút ra kiến thức càn thiết cho bản thân người học.

Ở chương I, luận văn đã xác định được một số thành tố cơ bản của năng lực KT kiến thức nói chung, KT kiến thức toán học nói riêng của HS TH: năng lực nắm vững kiến thức nền tảng; năng lực phát hiện vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực đánh giá, phê phán. Những thành tố của năng lực KT nói ừên là biểu hiện của sự phát triển tâm lý, trí tuệ của HS về mặt toán học.

Luận văn đưa ra những quan điểm dạy học mới đang được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy ở trường Quốc tế, là một lợi thế lớn và làm cơ sở cho việc xây dựng

biện pháp dạy học phù hợp với chương trình hiện hành. Quan điểm xây dựng chương trình toán TH thể hiện tinh thần của quan điểm KT trong dạy học. Kiến thức trước là nền tảng để làm nảy sinh kiến thức sau ở mức độ cao hơn. Để KT những kiến thức cao hơn thì HS phải nắm vững các kiến thức đơn giản trước đó. Đó cũng chính là những thuận lợi cho việc khai triển những biện pháp dạy học toán ở TH theo tinh thần của quan điểm KT.

Kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở để tác giả luận văn xác định quy trình cùng với một số biện pháp vận dụng phương pháp trực quan định hướng quan điểm kiến tạo trong dạy học môn Toán lớp 2 ở chương 2.

CHƯƠNG II

BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRựC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN

LỚP 2

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 62)