Năng lực đánh giá, phê phán

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 48)

- Phân tích kết quả, trình bày cho cả nhóm hoặc cho cả lớp

d) Giải bài toán:

1.4.4. Năng lực đánh giá, phê phán

Nhóm năng lực thể hiện bao gồm những năng lực thành phần: năng lực phát biểu các khái niệm, tính chất, quy tắc toán học bằng lời lẽ của mình (một cách phát biểu khác của các khái niệm cần hình thành), năng lực trình bày lại quá trình phân tích (sơ đồ hóa quá trình phân tích), năng lực suy luận, lập luận dựa vào các căn cứ, năng lực thể hiện, năng lực đánh giá và tự đánh giá của HS.

Năng lực tự đánh giá của HS. Đó là khả năng tự đánh giá kết quả của bản thân mỗi HS trên cơ sở kiến thức chuẩn. HS phải biết được kiến thức của mình KT được phù hợp và đúng đắn Với yêu cầu của bài dạy. Tức là khả năng khẳng định những gì mình thu nhận được qua hoạt động của bản thân là đúng, nếu chưa phù họp thì thay đổi cho phù hợp với kiến thức chuẩn của bài dạy thông qua việc đối chiếu với kiến thức chuẩn mà GV đưa ra. Mặt khác, năng lực tự đánh giá của HS còn thể hiện ở khả năng phê phán và đánh

của nhóm thực hiện.

l.ẵ.Làm việc nhóm là hình thức học tập họp tác quan trọng nhất của giờ học KT:

l.S.l. Bản chất của hình thức tổ chức dạy học theo nhóm :

Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong trường học đó trở thành một xu thế giáo dục trên toàn thế giới. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ chính là sự phản ánh thực tiễn của xu thế đó. Đặc biệt với quan điểm dạy học theo định hướng KT xã hội thì làm việc theo nhóm là hình thức học tập xuyên suốt giai đoạn trải nghiệm.

PPDH hợp tác ừong nhóm nhỏ cũng được gọi bằng một số tên khác như “phương pháp thảo luận nhóm” hoặc “Phương pháp dạy học hợp tác” Đây là một PPDH mà “HS được chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung”. Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vô chung.

Khi sử dụng PPDH này, lớp học được chia thành từng nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm

được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng hoặc được giao nhiệm vụ khác nhau. [19]

1.5.2.ưu điểm và hạn chế: I.5.2.I. ưu điểm:

- Học tập theo nhóm tạo môi trường thuận lợi giúp cho HS có cơ hội phát biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới. Những HS yếu kém nay có cơ hội được học tập ở những bạn giỏi hơn và những HS khá, giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vô của mình mà cũng phải giúp đõ các bạn yếu hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hình thảnh cho các em tinh thần tự chủ, đoàn kết, họp tác giúp đỡ nhau trong học tập và hoạt động

- HS được nêu quan điểm của mình, được nghe quan niệm của bạn khác ừong nhóm, ừong lớp; được ừao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. Qua cách đó, kiến thức của HS sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học. Tư duy phê phán của HS được rèn luyện và phát triển.

- Học tập theo nhóm giúp HS phát triển năng lực xã hội. Giúp HS phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Học tập theo nhóm giúp những HS nhút nhát, thiếu tự tin có cơ hội phát biểu, trình bày ý kiến của mình và từ đó trở nên tự tin, năng động, mạnh dạn hơn trước tập thể.

1.5.2.2. Han chế:

- Có một số thành viên ỷ lại không làm việc (hiện tượng ăn theo). Một số HS sẽ ỷ lại vào những người giỏi hơn sẽ giúp họ hoàn thành công việc được giao mà không tham gia hoạt động. Một số HS do nhút nhát hoặc một số lí do nào đó không tham gia vào hoạt động chung của cả nhóm. Nếu không phân công họp lý, chỉ có một vài HS học khá tham gia, cũng như đa số HS khác không hoạt động.

- Có thể đi lệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân (hiện tượng chi phối, tách nhóm).

- Có một số HS khá, giải quyết định quá trình, kết quả thảo luận nhóm nếu chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm.

- Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên, thiếu sáng tạo của GV sẽ gây nhàm chán và giảm hiệu quả trong hoạt động học tập của các em

- Điều hành không tốt dễ dẫn đến mất trật tự trong học tập, tốn thời gian không cần thiết .Thời gian có thể kéo dài dẫn đến hết giờ mà vẫn chưa hoàn thành bài dạy.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w