Biện pháp 3: HS làm việc theo nhóm úm ra cách giải, công thức tổng quát chung cho bài toán (phần thảo luận tìm câu hỏi lớn )

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 92)

XX. Giới thiệu kiến thức mở rộng ở bài sau liên quan đến kiến thức vừa

11. Đưa ra các câu trả lời/cách giải quyết cho các câu hỏi/vấn đề

2.2.2.3. Biện pháp 3: HS làm việc theo nhóm úm ra cách giải, công thức tổng quát chung cho bài toán (phần thảo luận tìm câu hỏi lớn )

thức tổng quát chung cho bài toán (phần thảo luận tìm câu hỏi lớn )

a) Mục tiêu biện pháp:

Để tổ chức hoạt động dạy học hình thành biểu tượng mới cho HS thông qua hoạt động nhóm và có sử dụng ĐDTQ, GY cần biết cách lựa chọn, sử dụng, bố trí hình ảnh, đồ dùng TQ hợp lý và tăng dần mức độ khái quát, trừu tượng để rèn tư duy cho HS, yêu cầu HS tìm ra công thức chung cho dạng toán đang tìm hiểu. Qua trao đổi thảo luận trên câu hỏi nhỏ và sử dụng ĐDTQ HS tạo ra biểu tượng mới, cách giải chung hoặc công thức cho dạng Toán đang học.

b) Nội dung biện pháp:

GV vận dụng phong phú các phương pháp dạy học (TQ, dạy học theo góc, khăn trải bàn...) dưới hình thức nhóm nhỏ, với yêu cầu đưa ra để HS dựa vào phần thảo luận câu hỏi nhỏ tìm ra được quy luật chung hay công thức tổng quat để giải những dạng toán đang học.

c) Cách thực hiện biện pháp :

Bước 1 : GV đưa ra đồ dùng TQ hoặc bài toán mẫu từ phần trước (dự đoán), hướng dẫn HS cách sử dụng.

Bước 3 : HS tiến hành thảo luận nhóm, tìm ra quy luật chung trong dạng toán đang tìm hiểu.

Bước 4 : Các nhóm bước sang giai đoạn trao đổi.

d) Một số lưu ỷ khỉ thực hiện biện pháp :

GV cần đảm bảo rằng đồ dùng TQ đưa ra phù hợp với nội dung bài học. Hệ thống câu hỏi rõ ràng, logic với kiến thức, liên quan đến đồ dùng TQ. GV dự trù được các câu trả lời và tình huống phát sinh khi sử dụng đồ dùng. Điều quan trọng nhất là GY làm chủ được thời gian vì giai đoạn này dễ chiếm nhiều thời gian nhất của tiết học.

e) Ví dụ minh họa :

> Để dạy bài “ So sánh các số có ba chữ số ”(SGK Toán 2, trang 148), có thể tiến hành như sau:

Ở phần dự đoán, HS quan sát tranh vẽ trong SGK và nhận xét: hình bên trái có 2 “bảng trăm”, 3 “thanh chục” và 4 “ô vuông”; như thế trong hình bên trái có 234 ô vuông. Tương tự trong hình bên phải có 235 ô vuông, số ô vuông bên trái ít hơn số ô vuông bên phải. Vậy số 234 bé hơn số 235 và viết: 234<235. Ta cũng có: 235>234.

Nối tiếp sang hoạt động thảo luận tìm câu hỏi lớn, GV không còn yêu cầu HS so sánh các số dựa vào ô vuông nữa, thay vào đó HS thảo luận để tìm ra cách tổng quát để so sánh các số có 3 chữ số thuận tiện và chính xác nhất (So sánh lần lượt hàng trăm, chục, đơn vị của hai số...)

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w