Thực trạng về dạy học toán theo quan điểm KT

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 43)

- Phân tích kết quả, trình bày cho cả nhóm hoặc cho cả lớp

1.3.1.3.Thực trạng về dạy học toán theo quan điểm KT

d) Giải bài toán:

1.3.1.3.Thực trạng về dạy học toán theo quan điểm KT

thức toán ở trong SGK cần hình thành cho HS thành các tình huống toán học, tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động toán học tương ứng, trên cơ sở đó, bằng các phương pháp toán học (thường là quy nạp), HS tự xây dựng nên kiến thức cho bản thân mình.

Hiểu là như vậy, nhưng nhìn chung phần lớn GV chưa nhận thức được vấn đề này. Hoạt động dạy của GV phần lớn dựa vào hướng dẫn ừong sách GV hoặc thiết kế bài dạy. Họ chưa thoát khỏi cái gọi là "lỗi thày mặc sách", chưa có sự đột phát trong phương pháp dạy học, nên chất lượng học tập môn Toán chưa cao. Theo những điều tra của chúng tôi, khi hỏi về vấn đề:

Hỏi 1: Thế nào l à K T ?

Hỏi 2: Thế nào là dạy học theo quan điểm KTXH ?

Hỏi 3: Cơ sở nào sau đây là quan trọng nhất trong việc nghiên cứu để viết kế hoạch bài dạy?

a. SGK.

b. Sách GV và thiết kể bài dạy.

c. Đặc điểm trí tuệ HS và kiến thức bài dạy.

Trên 120 mẫu nghiệm chúng tôi thu được kết quả sau đây:

Bảng 1.3. Khảo sát thực trạng GV1 [7]

Câu hỏi Ý kiến

Trả lòi đúng Trả lời chưa đúng

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Câu hỏi 1 45 37,5 75 62,5

Câu hỏi 2 20 16,7 100 83,3

Nhìn vào biểu 1.2 có thể thấy một số lượng GV chưa được biết đến dạy học theo quan điểm KT, 52 GV ừả lòi tương đối đúng với yêu cầu của

câu hỏi và họ giải thích rằng họ biết được thông tin này nhờ đọc báo tạp chí giáo dục.

Bảng 1.4. Bảng khảo sát thực trạng GV2 [7] T

T Căn cứ viết kế hoạch bài dạy Số lượng Tỉ lệ

1 SGK 32 26,7

2 Sách GV và thiết kế bài dạy 74 61,7

3

Đặc điểm trí tuệ HS và kiến thức, kỹ năng cần đạt của bài học.

14 11,6

Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy được phàn lớn GV chưa thoát ly ra khỏi được sách GV và thiết kế bài dạy trong quá trình nghiên cứu kế hoạch bài dạy. Theo chúng tôi, dạy học theo quan điểm KT, tức là GV phải nắm được đặc điểm trí tuệ HS, biết được trình độ trí tuệ của từng em, khả năng của những thao tác trí tuệ hiện tại, trên cơ sở đó mới có những dự kiến để xây dựng các tình huống toán học phù hợp. Có như vậy mới tổ chức cho HS hoạt động một cách tích cực tự giác và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình xây dựng các cấu trúc nhận thức mới.

Nói tóm lại, nhận thức của GV về quan điểm dạy học KTXH là còn hạn chế. Một số ít GV có hiểu biết về dạy học theo quan điểm KT nhưng còn đang ở mức độ lý thuyết, chưa thực sự áp dụng vào trong dạy học, đặc biệt là dạy học toán. Bởi họ chưa tiếp cận được với những nghiên cứu chuyên sâu, những hướng dẫn mang tính cụ thể để có thể vận dụng vào dạy học.

1.З.2.2. Thưc trang hoat đông da y hoc khái niêm toán theo quan điểm KT

t ã o ĩ • o ĩ * ' t « 1

Từ thực trạng nhận thức của GV về dạy học toán theo quan điểm KT được tổng hợp ở trên, chúng tôi tiến hành dự giờ dạy của GV các 2. Kết quả thu được không nằm ngoài dự kiến của chúng tôi.

từng bước hướng dẫn trong các tài liệu này. Một phần nhỏ GV có thoát li khỏi các tài liệu trên, dạy theo suy nghĩ của bản thân.

Con đường quen thuộc mà họ sử dụng để hình thành khái niệm toán cho HS thường là:

Vỉ dụ cụ thể -> Dần dắt HS phân tích ví dụ -> Rút ra khải niệm -> Củng cố khái niệm.

Đây là con đường chung để hình thành một cách tích cực khái niệm toán cho HS TH. Nhưng việc GV can thiệp sâu vào quá trình hình thành khái niệm đã làm mất tính chủ động, tính tin cậy đối với các khái niệm hình thành

ở HS. Theo con đường trên, GV dựa hoàn toàn vào các ví dụ trong SGK (ở đây có thể là những tình huống mở), tổ chức hướng dẫn cho HS tiến hành hoạt động với các ví dụ đó, sau đó giúp đỡ HS rút ra định nghĩa về khái niệm, và tiến hành giải các bài tập củng cố khái niệm. Thậm chí có GV còn làm thay HS các hoạt động như giải các ví dụ, nêu định nghĩa về khái niệm cần hình thành. Tiến hành cho HS áp dụng vào giải quyết các bài tập. Làm mất đi tính độc lập, tích cực trong nhận thức của HS.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 43)