Biện pháp 2: HS tìm ra quy tắc Toán học dựa trên vốn kiến thức cũ được học thông qua hoạt động nhóm (thuộc phần dự đoán)

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 89)

XX. Giới thiệu kiến thức mở rộng ở bài sau liên quan đến kiến thức vừa

11. Đưa ra các câu trả lời/cách giải quyết cho các câu hỏi/vấn đề

2.2.2.2. Biện pháp 2: HS tìm ra quy tắc Toán học dựa trên vốn kiến thức cũ được học thông qua hoạt động nhóm (thuộc phần dự đoán)

cũ được học thông qua hoạt động nhóm (thuộc phần dự đoán)

a) Mục tiêu biện pháp:

Trong chương trình TH, đặc biệt là môn Toán, nội dung bài dạy có sự phát triển theo hướng đồng tâm, do đó có những nội dung được lặp lại nhưng được nâng cao và mở rộng hơn. Ở quan điểm dạy học định hướng KT này, GV ngoài việc lựa chọn thích hợp các phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức lớp mà cũng sử dụng triệt để và linh hoạt lượng kiến thức đó được học của HS để mở rộng, bổ sung thêm kiến thức trên nền tảng đó có thì tiết học mới sinh động và thu hút HS. Để thực hiện được điều này, GV cần nắm vững những Mục tiêu của từng bài học, có khả năng phân tích chương trình, nắm vững nội dung bài dạy và phương pháp giảng dạy cơ bản, đặc biệt phải nắm bắt được từng đối tượng HS để thiết kế các hoạt động phù hợp, vừa sức.

b) Nội dung biện pháp:

HS tự đưa ra các ví dụ theo yêu cầu của GV và có liên quan đến kiến thức sắp tìm hiểu hoặc GV trực tiếp đưa ra nếu kiến thức khó liên hệ với bài cũ. Từ ví dụ này, HS thảo luận rút ra quy tắc cho kiến thức mới dựa trên kiến thức đã học. HS phát biểu được dưới dạng quy tắc và đưa ra được các minh họa tương tự.

c) Cách thực hiện biện pháp :

GV có thể thực hiện biện pháp này ở tất cả các bài dạy kiến thức mới cũng như các bài luyện tập. Đặc biệt là các dạng toán về số tự nhiên, hình học và đo lường.

Các bước để GV thực hiện biện pháp HS tìm ra quy tắc Toán học dựa trên vốn kiến thức cũ đó được học thông qua hoạt động nhóm như sau :

Bước 1: GV kiểm tra phần kiến thức cũ của HS thông qua một bài tập Ví dụ hoặc một câu hỏi tình huống mở để HS nhớ lại kiến thức đó học.

Bước 2: GV đưa ra kiến thức mới ( bằng các ví dụ của HS hoặc ví dụ đó có trong SGK ) yêu cầu HS làm việc theo nhóm để tìm ra điểm giống và khác nhau của ví dụ đó so với ví dụ đưa ra ở bước 1.

Bước 3: Từ việc chỉ ra những điểm giống và khác nhau của 2 ví dụ, HS thảo luận tìm ra kiến thức mới. Có thể trình bày dưới dạng quy tắc tổng quát.

d) Những lưu ỷ khi thực hiện biện pháp:

Ở bước 1, tùy vào từng bài học GV có thể đẩy bước này lên phần giai đoạn thu hút để kiểm tra kiến thức đó học của HS để tiết kiệm thời gian. Ví dụ

HS có thể liên hệ với kiến thức sắp tìm hiểu.

Trong trường hợp HS có thể đưa ra các ví dụ liên quan đến kiến thức sắp tìm hiểu thì GV cần lường trước được tất cả các tình huống HS có thể đưa ra, đũi hỏi GV có sự linh hoạt trong việc xử lý các tình huống Ví dụ mà HS đưa ra đi quá xa so với kiến thức bài học.

e) Vỉ dụ minh họa :

> Bài “Nhân sổ có ba chữ sổ với số có một chữ số ”

Trước khi học bài này, HS đó được học “ Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số GV cho HS tự đưa ra một phép tính nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số bất kỳ (KTBC). HS thực hiện phép nhân tìm ra kết quả đúng, HS nhắc lại quy tắc nhân. Từ phép nhân này, GV lại cho HS tự điền một con số vào hàng trăm thừa số thứ nhất rồi cho HS thảo luận nhóm với yêu cầu :

- Tìm ra kết quả phép tính ?

- Nếu quy tắc nhân ? Quy tắc này có gì khác so với quy tắc nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số mà HS đó được học ?

> Bài : “ Bảng chia 5” (SGK Toán 2 trang 121)

Trước khi học bảng chia 5, HS đó được học thuộc và vận dụng bảng nhân 5 vào giải một số dạng Toán cơ bản. Lợi dụng điều này, ở phần trải nghiệm, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm dựa trên đồ dùng TQ là bộ bảng 5 chấm tròn trong bộ đồ dùng học toán 2 để lập được bảng chia 5 dựa trên dự đoán của HS, sau khi lập xong bảng chia 5 GV yêu cầu các nhóm trình bày cách lập bảng chia của nhóm mình ( Gần như HS đầu dựa vào bảng nhân 5 để lập bảng chia 5 ).

Nhiệm vụ vủa GY cần chỉ ra cho HS nhận ra bản chất của bảng chia là như thế nào, tránh trường hợp HS lập bảng chia một cách máy mọc mà không hiểu ra

>

__Ạ _ 4Ậ

vân đê .

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN ĐỊNH HƯỚNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC MÔNTOÁN LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM SINGAPORE (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w