Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của xí nghiệp dịch vụ kho vận giao nhận SOTRANS fw (Trang 29)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

1.5.4.Ma trận SWOT

Ma trận này giúp cho nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược: chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm mạnh – điểm yếu (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT). Để lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước:

- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty. - Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty.

- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty.

- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong công ty với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp.

- Kết hợp điểm yếu bên trong công ty với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong công ty với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp.

- Kết hợp điểm yếu bên trong công ty với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô thích hợp.

Bảng 1.4: Ma trận SWOT

SWOT

Cơ hội (Opportunities)

1. 2.

3. Liệt kê những cơ hội. 4.

Đe dọa (Thearts)

1. 2.

3. Liệt kê những nguy cơ. 4.

Điểm mạnh (Stengths)

1. 2.

3. Liệt kê những điểm mạnh. 4. … Các chiến lược SO 1. 2. 3. Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội. 4. … Các chiến lược ST 1. 2. 3. Vượt qua những thách thức bằng tận dụng điểm mạnh. …

Điểm yếu (Weaknesses)

1. 2.

3. Liệt kê những điểm yếu. 4. Các chiến lược WO 1. 2. 3. Hạn chế các mặt yếu để lợi dụng cơ hội.

4. …

Các chiến lược WT

1. 2.

3. Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa

4. …

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Phần đầu tiên cơ sở lý luận đã cho ta thấy một cách khái quát khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là như thế nào. Trong thị trường quốc tế hóa, toàn cầu hóa như ngày nay; khi mà các quốc gia dần mở rộng thương mại thì ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế ngày càng đóng một vai trò chủ chốt, có xu hướng phát triển mạnh không chỉ hiện tại mà còn trong tương lai. Do đó, tính tất yếu của sự cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay là không thể thiếu. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và hoạt động tốt trong ngành, cần phải nhận thức được sự quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các đối thủ đang ngày càng vững mạnh; muốn cạnh tranh thành công đòi hỏi phải nhận ra được rằng khách hàng cần gì ở mình? Và làm thế nào doanh nghiệp có thể chống đỡ sự cạnh tranh to lớn này? Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp cần phải tập trung vào phân tích môi trường ngành dựa trên các tiêu thức đánh giá mức độ cạnh tranh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đặc biệt hơn, thông qua phân tích các ma trận chúng ta sẽ biết được vị thế của doanh nghiệp ta đang đứng ở đâu trên thị trường? Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được những điều gì và còn yếu kém những phần nào nhằm khắc phục tối đa những khuyết điểm, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững và nâng cao được khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ trong ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ

KHO VẬN GIAO NHẬN SOTRANS F&W

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của xí nghiệp dịch vụ kho vận giao nhận SOTRANS fw (Trang 29)