4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.3.2. Doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty Sotrans
F&W so với các đối thủ cùng ngành
Doanh thu cũng là một trong những chỉ tiêu có thể đánh giá một cách đơn giản khả năng cạnh tranh của một công ty. Nếu doanh thu của công ty từ một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó là lớn thì chứng tỏ sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và ngược lại. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận quốc tế thì doanh thu đem lại càng cao thì chứng tỏ khối lượng hàng hoá giao nhận của công ty đó càng lớn, điều đó cũng có nghĩa là khả năng cạnh tranh của công ty đó với các công ty cùng ngành là càng mạnh.
Khối lượng hàng hoá của công ty Sotrans F&W so với các công ty cùng trong ngành là thấp hơn dẫn đến doanh thu từ việc kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế là không cao.
Bảng 2.13: Doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của một số công ty tại đia bàn TPHCM và các tỉnh lân cận giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị: tỷ VND) Số thứ tự Công ty 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng 1 Vinafreigh 170,56 230,48 359,54 1.46% 2 Tân Cảng Logistics 156,96 189,56 291,92 1.37% 3 Vinalink 103,58 188,13 278,43 1.64% 4 Gemadept 98.96 159.59 182.37 1.38% 5 Sotrans F&W 96,69 155,93 173,15 1.36%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các công ty qua các năm)
Qua bảng 2.10 có thể thấy rằng, doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty Sotrans F&W trong giai đoạn 2012-2014 luôn giữ được tốc độ tăng trưởng khá đều (1,36%). Tuy nhiên, so với tốc độ tăng trưởng cũng như số lượng của các đối thủ cùng ngành thì doanh số của Sotrans F&W vẫn còn là khá khiêm tốn. Doanh thu của Vinafreigh gấp 2 lần so với Sotrans F&W và tốc độ tăng trưởng về doanh thu của công ty này cũng luôn ở mức cao hơn (1.46%). Ngoài ra, so với hầu hết các đối thủ còn lại doanh thu của Sotrans F&W cũng thấp hơn rất nhiều. Điều này phản ánh nên một tồn tại là khả năng cạnh tranh cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng của công ty Sotrans F&W vẫn còn có khá nhiều hạn chế so với các đối thủ cùng ngành khác.
2.3.3. Mức chênh lệch về chi phí dịch vụ của công ty Sotrans so với các đối thủ cùng ngành.
Chi phí dịch vụ là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của bất kỳ loại hình dịch vụ nào. Chi phí của dịch vụ vận tải làm gia tăng một cách đáng kể giá trị hàng hoá do đó, các nhà sản xuất luôn ưu tiên chọn lựa những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận có chi phí thấp nhất nhằm giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Chi phí dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế bao gồm các thành phần cơ bản sau chi phí thông quan cho hàng hoá và chi phí vận chuyển hàng hoá.
- Chi phí thông quan cho hàng hoá:
Chi phí mở tờ khai hải quan cho mọi doanh nghiệp theo quy định của nhà nước là như nhau. Tuy nhiên do nhiều lý do nhạy cảm, nên ngoài chi phí mở tờ khai thì các doanh nghiệp phải chi thêm nhiều khoản phí khác. Ví dụ: khi có một lô hàng khẩn cần phải nhập kho ngay trong đêm mà giờ làm việc của đơn vị Hải Quan sắp hết thì các doanh nghiệp có thể phải gửi công văn cho Hải quan để được xin mở tờ khai ngoài giờ. Bên cạnh đó, để được ưu tiên giải quyết sớm thì các doanh
nghiệp có thể còn phải bỏ ra thêm một số khoản phụ phí khác. Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ của các doanh nghiệp với đơn vị Hải quan nên rất khỏ để có thể so sánh.
Tuy nhiên, do vốn là một đơn vị trực thuộc bộ giao thông vận tải trước đây, cũng như đã có thời gian hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế từ khá sớm nên công việc khai và mở tờ khai cho hàng hoá của công ty Sotrans F&W cũng đã khá chuyên nghiệp và chính xác, do đó công ty đã tạo đuợc sự tin tưởng và thiết lập được một mối quan hệ khá tốt với các đơn vị Hải quan. Đây cũng chính là một trong nhưng ưu điểm mà công ty cần phải phát huy, tạo cơ sở cho việc nâng cao sức cạnh tranh.
- Chi phí vận chuyển hàng hoá:
Trong dịch vụ giao nhận hàng hoá thì chi phí vận chuyển hàng hoá là loại chi phí chính, chiếm tới hơn 64% tổng chi phí của dịch vụ giao nhận. Chi phí vận chuyển hàng hoá lại do nhiều loại chi phí khác cấu thành lên như chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí vận chuyển hàng hoá từ cảng về kho, chi phí nhân công quản lý…
(Đơn vị: USD)
Biểu đồ 2.3: Mức giá giao nhận 1 tấn hàng hoá của công ty Sotrans F&W, Gemadept và Vinalink giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty Sotrans giai đoạn 2011-2015)
Có thể thấy mức giá trung bình cho giao nhận 1 tấn hàng hoá của công ty Sotrans F&W trong giai đoạn từ 2011-2015 có sự biến động khá rõ rệt. Nếu trong giai đoạn từ năm 2011-2013, mức giá của công ty không có nhiều sự biến động rõ rệt, trung bình mỗi năm, giá chỉ tăng lên thêm 0,49% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 0,56% của công ty Vinalink cũng trong giai đoạn này. Đây cũng là một sự cố gắng của toàn thể công ty trong việc cố gắng tiết kiệm các loại chi phí nhằm giữ cho giá dịch vụ không có nhiều sự biến động mạnh, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2012-2015, do tình hình giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm một cách nhanh chóng trong năm 2015 thì Sotrans F&W cũng
91.1 93.6 96.2 105.5 103.8 94.7 97.5 99.3 108.6 106.3 87.3 88.4 90.6 102.5 100.5 80 85 90 95 100 105 110 115 2011 2012 2013 2014 2015
4.3 2.6 2.7 2.5 3.8 2.4 2.5 2.3 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
giống như các công ty khác đang hoạt động trong ngành cũng phải điều chính lại mức giá dịch vụ giao nhận, nhưng mặc dù có sự biến động mạnh về giá, song giá dịch vụ giao nhận của công ty Sotrans F&W vẫn được cho là cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác( cao hơn 2,5 USD/tấn so với Vinalink).
Điều này giải thích cho việc năm 2014, khối lượng hàng hoá mà công ty vận chuyển được cũng như doanh thu từ hoạt động này vẫn không vượt qua được các đối thủ lớn trong ngành.