4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.1.1. Xu hướng phát triển của kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc
tế trong thời gian tới tại Việt Nam
Trong những năm gẩn đây, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc. Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM thì trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển ồ ạt về số lượng các công ty giao nhận, logistics trong thời gian qua là kết quả của Luật doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1- 2000 với việc dỡ bỏ rất nhiều rào cản trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp.
Theo thông tin của Cục hàng hải Việt Nam: Khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam dự kiến năm 2015 là 395-408 triệu tấn và đạt 634-678 triệu tấn vào năm 2020. Hiện 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển, hàng container dự báo qua cảng biển Việt Nam đến năm 2015 sẽ đạt từ 11,22-12,06 triệu TEU. Tiềm năng và xu thế phát triển logistics của Việt Nam sẽ tập trung ở 4 vùng kinh tế trọng điểm, 15 khu kinh tế ven biển, 289 khu công nghiệp và 3 hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mekong.
Với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Theo Hiệp hội doanh nghiệp, cả nước hiện có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chủ yếu về dịch vụ giao nhận vận tải, kho bải, bốc dỡ, đại lý vận tải,… tập trung chủ yếu ở khu vực TP.HCM và Hà Nội, với số lượng lao động lên đến khoảng 1,5 triệu, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 40%. Điều này chứng tỏ thị trường dịch vụ logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Nếu nhìn vào tốc độ phát triển thương mại nước ta, cũng là mục tiêu phát triển của ngành dịch vụ logistics, sẽ thấy kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần, thị trường bán lẻ trong nước tăng bình quân 20-25%/năm và kết quả, ngành dịch vụ logistics cũng tăng tương ứng 20-25%/năm. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy các công ty logistics Việt Nam mới chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa hay một vài nước trong khu vực, và chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp logistics quốc tế. Trong khi đó, các công ty nước ngoài (khoảng 25 công ty đa quốc gia, chiếm tới 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam) với phạm vi hoạt động gần 100 quốc gia khác nhau. Đây là một trong những cản trở cho các doanh nghiệp Việt
Nam cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Bởi lẽ, trong xu thế toàn cầu hóa, chủ hàng thường có xu hướng thuê ngoài từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới; mặc dù có thể tính đến vai trò của các đại lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác, nhưng quan hệ này thường khá lỏng lẻo và không đồng nhất.
Bên cạnh đó, trên con đường thực hiện mục tiêu hội nhập ngành logistics, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như: Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế, dẫn đến chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước; doanh nghiệp logistics quy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp, song tính hợp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp, và đây là tiền lệ xấu tạo cho các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường ngành logistics non trẻ của Việt Nam; thiếu hụt nguồn nhân lực logistics được đào tạo bài bản và có trình độ quản lý logistics; môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, sự khác biệt về hệ thống luật pháp, thông quan hàng hoá và các thủ tục hành chính là những thách thức đối với nước ta trong hội nhập về logistics.
Tuy còn nhiều bất cập về thể chế, quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics, nhưng có thể nhìn thấy sự chuẩn bị của Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã tạo được diện mạo mới cho ngành logistics Việt Nam. Chính phủ đã ban hành các quy định, chính sách tạo điều kiện thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp logistics trong nước hoạt động và phát triển ngành nghề như Nghị định 140/2007/NĐ-CP chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics; Nghị định 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển; Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức… Kể từ năm 2009, hàng năm Chính phủ đều ban hành hàng loạt các quyết định về quy hoạch giao thông vận tải, cảng biển, đường sắt, đường thuỷ và hàng không… đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Gần đây, Chính phủ liên tục đề cập việc đẩy nhanh xã hội hoá dịch vụ logistics, đầu tư kho hàng tại cảng biển lớn, các địa điểm thông quan, quy hoạch hệ thống logistics trên cả nước, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam
Năm 2011, QĐ 175/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 đã được ban hành trong đó lần đầu tiên Việt Nam có chiến lược dịch vụ logistics. Hàng năm các bộ ngành ban hành nhiều văn bản nhằm hướng dẫn, điều chỉnh, giảm bớt các thủ tục phiền hà, thúc đẩy các hoạt động ngành logistics và dịch vụ logistics. Gần đây có NĐ 87/2012/NĐ-CP về thủ tục hải quan điện tử với nhiều cải cách trong thủ tục hải quan. Cũng trong năm 2012, Thủ tướng có QĐ số 950/QĐ/TTg về chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 trong đó đề cập đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics, đầu tư kho bãi tại cảng biển lớn, các địạ điểm thông quan, quy hoạch hệ thống logistics trên cả nước, nâng cao thị phần vận
chuyển hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Luật Hải quan cũng đang trong quá trình sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi thương mại và logistics cũng như phù hợp thông lệ quốc tế và khu vực.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh hầu hết các dịch vụ Logistics ngoại trừ dịch vụ kiểm định, cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải, hỗ trợ vận tải; và một số hạn chế đối với các dịch vụ khác liên quan đến vận tải. Ngày 22/1/2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 169/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc nâng cao hoạt động khai khác và sử dụng hệ thống cảng biển; định hướng phát triển dịch vụ Logistics trở thành một ngành dịch vụ quan trọng tại Việt Nam, đóng góp 5-10% vào tổng thu nhập sản phẩm quốc gia trong giai đoạn đến năm 2030.
Như vậy có thể thấy Nhà nước ta đang tạo điều kiện tối ưu cho việc đầu tư phát triển hoạt động logistics giao nhận hàng hóa quốc tế, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt thời cơ, phát huy thật tốt các thế mạnh của mình và hạn chế tối đa các nhược điểm, luôn cải tiến dịch vụ sao cho phù hợp với xu hướng phát triển ngành của đất nước.