Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Sotrans F&W

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của xí nghiệp dịch vụ kho vận giao nhận SOTRANS fw (Trang 59)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.3.Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Sotrans F&W

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp có rất nhiều chỉ tiêu, ở đây vì sự hạn chế trong công tác tìm kiếm thông tin và khả năng đánh giá của bản thân nên tác giả chỉ tập trung phân tích các chỉ tiêu chính sau đây.

2.3.1. Thị phần của doanh nghiệp

Giao nhận hàng hoá quốc tế là một dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp và hiểu biết pháp luật, thông lệ và tập quán thương mại quốc tế rất cao. Gần 15 năm đi vào hoạt động trong lĩnh vực này, công ty Sotrans F&W đã tạo được một vị thế và chỗ đứng xứng đáng cho mình. Hiện Sotrans F&W là một trong những công ty Việt Nam lớn nhất cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế cho các khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM cũng như các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, so với các công ty liên doanh hàng đầu thì thị phần của công ty Sotrans F&W còn khá là khiêm tốn.

Bảng 2.11: Khối lượng hàng hoá giao nhận của một số công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận năm 2014

(Đơn vị: tấn)

Số thứ tự Tên công ty Khối lượng hàng hoá giao nhận. Thị phần 1 Vinafreigh 1652530 21,24% 2 Tân Cảng Logistics 1356000 17,43% 3 Vinalink 1264300 16.25% 4 Gemadept 845300 10,87%

5 Sotrans F&W 696540 8,95%

6 Các công ty khác 1965230 25,26%

Tổng 7779900 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các công ty)

Từ số liệu trong bảng trên ta có thể thấy rằng, các công ty lớn cùng hoạt động trong ngành đang chiếm một thị phần rất lớn trên thị trường giao nhận TPHCM và các tỉnh lân cận. Công ty Sotrans F&W hiện mới chỉ chiếm 8.95% thị phần trong khu vực này.

Cùng với sự cố gắng của toàn thể nhân viên, số lượng hàng hoá mà công ty Sotrans F&W vận chuyển được ngày càng tăng. Tuy nhiên, mặc dù khối lượng hàng hoá ngày càng tăng nhưng do khối lượng hàng hoá toàn ngành vận chuyển được cũng càng ngày càng nhiều nên thị phần của công ty so với các đối thủ cạnh tranh vẫn chưa có được sự chuyển biến mạnh mẽ.

Bảng 2.12: Thị phần giao nhận hàng hoá của một số công ty tại thị trường TPHCM và một số tỉnh lân cận giai đoạn 2012-2014

(Đơn vị: %) Số thứ tự Công ty 2012 2013 2014 1 Vinafreigh 20.25% 22.35% 24.61% 2 Tân Cảng Logistics 15.86% 15.98% 16.84% 3 Vinalink 15.03% 15.82% 14.90% 4 Gemadept 11.21% 12.65% 13.24% 5 Sotrans F&W 8.41% 8.67% 8.57% (Nguồn: http://www.vneconomy.vn)

Qua bảng trên ta thấy rằng trong năm 2014, mặc dù khối lượng hàng hoá vận chuyển được tăng lên nhưng thị phần của công ty lại có phần bị thu hẹp lại. Điều này do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan nhưng nguyên nhân chính có thể là do khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của Sotrans F&W là chưa cao. Do đó, để có thể phát triển trong thời gian tới thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh là rất cấp thiết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của xí nghiệp dịch vụ kho vận giao nhận SOTRANS fw (Trang 59)