4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp Sotrans
F&W
2.2.1.1. Các yếu tố bên trong; ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp bao gồm: Chất lượng dịch vụ, chất lượng nhân sự, tình hình tài chính, cơ cấu tổ chức bộ máy, uy tín thương hiệu, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống mạng lưới, công nghệ thông tin, bộ phận marketing, giá thành dịch vụ, môi trường làm việc, …Sau đây là
0 50 100 150 200 2012 2013 2014
Kết quả kinh doanh 2012 - 2014
sự phân tích từng nhân tố để tìm ra đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu cần khắc phục của doanh nghiệp từ đó hình thành nên ma trận IFE.
Chất lượng dịch vụ: Kinh doanh đa dạng bao gồm các dịch vụ cho thuê kho
bãi, dịch vụ vận chuyển đa phương thức, dịch vụ giao nhận quốc tế
- Dịch vụ cho thuê kho bãi: Sotrans F&W hiện đang sở hữu hệ thống kho bãi chất lượng cao với tổng diện tích mặt bằng 30.000m² vị trí thuận lợi, phù hợp cho việc lưu trữ, phân phối hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Các tỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ ...Đặc biệt các kho tại khu vực Thủ Đức, có hệ thống Cảng đường sông thuận tiên cho việc phân phối hàng đi khu vực các tỉnh bằng đường thủy cũng như lưu trữ và vận chuyển các mặt hàng đặc biệt như xi măng, sắt thép, phân bón, hàng cồng kềnh khó vận chuyển đường bộ. Cảng đường sông còn giúp giải quyết vấn đề ách tách giao thông đường bộ hiện nay đảm bảo hàng đến các điểm phân phối của khách hàng đúng thời hạn.
- Dịch vụ vận chuyển đa phương thức: Dịch vụ vận tải đa phương thức kết hợp giữa các phương thức vận tải như đường biển – hàng không, hàng không – xe lửa – đường bộ… hay kết hợp của tất cả các phương thức này một cách thích hợp sao cho vừa bảo đảm thời gian vận chuyển nhanh vừa tiết kiệm được tối đa cước phí. Với hệ thống đại lý toàn cầu của công ty mẹ SOTRANS trên 70 quốc gia, Sotrans F&W có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu vận chuyển tận nơi (Door to door) thông qua việc phối hợp nhiều hình thức vận tải khác nhau.
- Dịch vụ giao nhận quốc tế: Sotrans F&W cung cấp rất đa dạng các dịch vụ giao nhận đường hàng không, đường biển, dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ cho thuê kho ngoại quan, dịch vụ gom hàng, hàng công trình, hàng dự án; vận chuyển hàng xá, hàng rời; thủ tục hải quan. Sotrans cung cấp chuỗi dịch vụ logistics từ khâu nhận hàng, tổ chức đóng gói, lưu kho, thuê phương tiện vận tải, thủ tục hải quan... và giao hàng đến điểm cuối (thường là kho, nhà máy hoặc công trường) theo chỉ định của chủ hàng, được khách hàng lựa chọn. Với phương châm "Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho khách hàng" giúp cho dịch vụ của Sotrans luôn đi đầu và mang đến hiệu quả cao cho khách hàng.
Chất lượng nhân sự: Nguồn nhân lực gồm 105 cán bộ nhân viên giàu kinh
nghiệm trình độ đại học 38,1%, Trung cấp - Cao đẳng 14,3%, công nhân lành nghề 22,8%, lao động phổ thông 24,8% và hơn 30 cán bộ quản lý thực hiện các cong viêc: Quản lý, điều hành, khai thác vận tải, kho bãi, phân phối hàng hóa, dịch vụ khách hàng, quản lý kho, dich vụ vận tải quốc tế, XNK hàng hóa…
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động năm 2014 của công ty (đơn vị %)
STT Phân loại theo trình độ Số người Tỷ lệ %
1 Trình độ đại học và trên đại học 40 38,1
2 Trình độ cao đẳng và trung cấp 15 14,3
3 Công nhân kỹ thuật 24 22,8
4 Lao động phổ thông 26 24,8
Tổng cộng 105 100
(Nguồn: Hồ sơ lưu trữ về lao động của Sotrans F&W)
Sotrans F&W luôn coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, các nhân viên được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia học tập để nâng cao trình độ, năng lực làm việc. Năm 2013, Công ty đã tiến hành đạo tạo và đào tạo lại cho toàn bộ đội ngũ nhân viên gồm: Đào tạo tin học, sử dụng công nghệ thông tin, đào tạo kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ thuật quản lý và điều hành hệ thống kho hàng… Có thể nói đến nay đội ngũ nhân sự đã được trang bị tốt những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng.
Về số lượng nhân sự, phải có sự phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, phải phù hợp với cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý mà công ty áp dụng theo nguyên tắc “Tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả”. Về chất lượng, công ty tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ học vấn từ Đại học trở lên, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc.
Nhìn chung, tình hình nhân sự của công ty hiện nay có thể đảm bảo thực hiện tốt công việc chuyên môn. Với lợi thế là nhân sự trẻ, có chuyên môn, năng động, nhiệt huyết giúp công ty tự tin hơn về bộ phận nhân lực của mình. Tuy nhiên, vẫn cần đào tạo, bổ sung thêm về nghiệp vụ, về các điều luật cũng như một số kỹ năng làm việc cho các cán bộ nhân viên để có thể linh hoạt và ứng biến tốt với các tình huống xảy ra.
Tình hình tài chính: Sotrans F&W là xí nghiệp trực thuộc Tổng công ty
SOTRANS, do đó nguồn tài chính luôn được bổ trợ từ công ty mẹ. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty SOTRANS trong hai năm gần đây thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4: Báo cáo tài chính của Tổng công ty SOTRANS năm 2013 - 2014
VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
1 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 661.257.036.622 872.723.744.485 2 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 540.714.208.287 758.444.868.357 3 Lãi gộp 120.542.828.335 114.278.876.128
4 Doanh thu hoạt động tài chính 5.004.914.114 11.771.926.847 5 Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý 94.581.045.610 91.694.363.500 6 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30.966.696.835 34.356.439.479
7 Lợi nhuận khác 850.388.211 133.480.880
8 Tổng lợi nhuận trước thuế 31.817.085.046 36.070.698.797 9 Thuế thu nhập doanh nghiệp 7.755.660.387 8.005.703.795 10 Lợi nhuận sau thuế 24.061.424.659 28.064.995.002
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty SOTRANS năm 2013, 2014)
Các số liệu hai năm gần đây cho thấy có sự tăng trưởng trong doanh thu của công ty. Tổng doanh thu lên đến gần một ngàn tỷ đồng chứng tỏ một nguồn lực tài chính vô cùng vững mạnh, mức lợi nhuận sau thuế không được cao một phần là do sự cạnh tranh cao nên công ty phải giảm tỷ suất lợi nhuận.
Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty đang là một thế mạnh. Tuy nhiên, cần nghiên cứu để tiết giảm chi phí kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao hơn, góp phần vun đắp cho nguồn tài chính của công ty càng vững mạnh hơn.
Cơ cấu tổ chức bộ máy: Bộ máy của Công ty theo mô hình quản lý trực
tiếp, tức là cấp trên quản lý trực tiếp cấp dưới, theo như sơ đồ 2.1 gồm Ban giám đốc và 4 phòng ban chức năng với từng nhiệm vụ cụ thể và liên kết với nhau.
- Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, trực tiếp ra mọi quyết định liên quan
tới hoạt động kinh doanh của công ty, là người đại diện cho lợi ích của công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một lĩnh
vực nào đó tuỳ theo sự điều phối của giám đốc. Các phó giám đốc thay mặt giám đốc kiểm tra, tiến hành việc thực hiện các dự án và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hiệu quả kinh doanh của các dự án đó.
- Phòng Kinh doanh: Có chức năng thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu,
phòng Kinh doanh còn giữ vai trò Marketing và khai thác các mảng sản phẩm và dịch vụ mới trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng Giao nhận: Thực hiện toàn bộ các công việc về làm thủ tục hải quan
và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng và trong phạm vi dịch vụ của công ty cung cấp và các công việc cụ thể như thu xếp vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển, đường không, đường bộ từ / đến Việt Nam; phối hợp cùng các phòng ban liên quan giải quyết vướng mắc, khiếu nại của
khách hàng trong quá trình thực hiện dịch vụ; thực hiện các dịch vụ về đại lý vận tải quốc tế, bao gồm cả các khách hàng do đại lý nước ngoài chỉ định; lập đầy đủ, đúng hạn báo cáo tuần, tháng về các dịch vụ đã thực hiện theo quy định của công ty để làm cơ sở cho việc thu tiền của khách hàng; thanh quyết toán đầy đủ các chi phí thực hiện dịch vụ theo quy định; tư vấn cho khách hàng trong phạm vi dịch vụ công ty cung cấp; đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên trong phòng theo quy trình đào tạo; tham gia, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định.
- Phòng Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính,
giám sát việc thu và chi phí (vật tư, lao động, kỹ thuật…) phục vụ công tác theo chế độ dự toán thu chi.
- Các kho trạm: Có chức năng tiếp nhận, lưu trữ và phân phối đến một số nơi
trong khu vực TPHCM và các tỉnh thành.
Uy tín thương hiệu: Công ty SOTRANS là một trong những doanh nghiệp
đi đầu về lĩnh vực giao nhận hàng hóa XNK, logistics. Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong ngành giao nhận và kinh doanh kho bãi, Sotrans có thể nắm bắt và thực hiện hiệu quả mọi nhu cầu về vận chuyển và giao nhận của khách hàng từ những lô hàng siêu trường siêu trọng cho các dự án lớn cho đến các các món hàng nhỏ vận chuyển qua cửa khẩu sân bay. Thế mạnh trong dịch vụ logistuics của Sotrans là sự kết hợp nhuần nhuyễn tất cả các khâu trong quá trình vận chuyển và đảm bảo khai quan đúng hạn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Rất nhiều công ty đa quốc gia như Pepsi, P&G, Uni President, Colgate Palmolive, Friesland Campina, Texhong... đã tin tưởng và giao cho Sotrans đảm nhận công tác giao nhận hàng hóa theo yêu cầu an toàn và đúng hạn.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Hệ thống kho đặt tại các khu vực gồm Quận 4: Kho Bến Súc 5.000m2
. Quận 7: Kho gần cầu Phú Mỹ: 5.000 m2, 3.500 m2. Quận 9 có các kho như kho Phước Long (cạnh ICD Phước Long 1): 2.500m2
; kho Hiệp Phú (ngã tư Thủ Đức): 400m2
, 2.400m2 , 2.600m2; kho gần KDL Suối Tiên: 6.000m2, 3.000m2, 2.500m2. Quận Thủ Đức gồm kho Nội Địa & Kho Ngoại Quan: Mặt tiền Xa lộ Hà nội (cạnh Sotrans ICD): 2 x 4.500m2
, 1.500m2, 600m2, 400m2, 650m2; kho Linh Trung (KCX Linh Trung): 800m2, 1.260m2, 1.800m2, 1.100 m2, có trạm cân điện tử 60 tấn. Bình Dương có Kho Nội Địa & Kho Ngoại Quan (gần KCN Sóng Thần) 9.000m2
, 13.000m2, kho mới xây dựng. Kho ở Đồng Nai: 6.000m2 tại KCN Biên Hòa 2. Long Bình: 12.000m2, kho mới xây dựng năm 2014. Phú Mỹ -Bà Rịa Vũng Tàu: 2x3.000m2
, 3x2.000m2, 1.700m2, 1.000m2, có trạm cân điện tử 80 tấn. Long An: 9.000m2
. Ngoài ra còn có Sotrans ICD được trang bị Cầu bờ 3 cái, xe chụp 4 cái, xe nâng hạ container rỗng 3 cái, đầu kéo container (bao gồm cả rơ- mooc) 10 xe, trạm cân 100 tấn.
Ta thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp được trang bị khá đầy đủ. Tuy nhiên, với nhu cầu về số lượng hàng hóa rất lớn như hiện nay cũng như độ đòi hỏi cao về chất lượng của các khách hàng, Sotrans cần tập trung nguồn lực hơn nữa
nhằm tăng cường xây dựng và trang bị thêm cho hạ tầng kỹ thuật của mình có thể đáp ứng nhu cầu công việc một cách tối ưu.
Hệ thống mạng lưới đại lý quốc tế và các chi nhánh trong nước: Sotrans
có hệ thống hơn 70 đại lý trên toàn cầu thuộc các khu vực như Asia, Australia, Euro, Mediterranean, America, Africa, Middle East,…Hệ thống chi nhánh nội địa ở hầu hết các vị trí trọng điểm, thành phố lớn ở Việt Nam như Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Bình Dương, Cần Thơ,…
Mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước mang lại một hiệu quả công việc cao cho công ty. Các chi nhánh phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau nhằm giúp cho quá trình vận chuyển, lưu kho lưu bãi diễn ra được thuận lợi hơn. Đây là một lợi thế để khách hàng khi nhìn vào, có thể tin tưởng hơn về chất lượng dịch vụ mà công ty có thể cung cấp.
Hệ thống công nghệ thông tin và thiết bị:
Quản lý kho hàng bằng phần mềm: Sotrans F&W đang thực hiện quan lý kho hàng bằng phần mềm theo mô hình quản lý tiến tiến (Warehouse management system-WMS), giúp khách hàng các thông tin liên quan đến hoạt động của hàng hoá, tính toán tỉ lệ dự trữ, tối ưu hoá công cụ quản lý kho thông qua hệ thống báo cáo được cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Vinafco logistics thực hiện quản lý xuất nhập hàng hoá bằng phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp, lập các báo cáo xuất nhập tồn về hàng hoá theo yêu cầu quản lý của khách hàng.
Áp dụng mô hình Third Party Logistics trong dịch vụ vận chuyển đa phương thức. Hiện nay Sotrans F&W đã áp dụng cho mô hình 3PL (Third Party Logistics) trọn gói được thực hiện theo quy trình 5 bước như sau:
Bước 1.Tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua hệ thống điện thoại/Email/Fax… Bước 2.Sau khi tiếp nhận các đơn hàng của khách hàng yêu cầu, tiến hành xử
lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý chuyên nghiệp (BPCS, WMS…).
Bước 3.Chuyển đơn gom hàng cho bộ phận kho và bộ phận vận tải.
- Bộ phận kho nhận lệnh gom hàng sẽ tiến hành gom hàng và xác nhận tình trạng thực tế chắc chắn của đơn hàng có thể được giao hay không , báo cáo lại cho bộ phận C/s để tiến hành in hoá đơn.
- Bộ phận vận tải nhận lệnh gom hàng và tiến hành các hoạt động điều phối vận tải, sắp xếp phương tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.
Bước 4.Sau khi nhận được xác nhận từ kho, bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ
in hoá đơn và chuyển xuống kho làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho.
Bước 5.Tuỳ theo phương thức giao hàng mà tiến hành các giấy tờ cần thiết
Công tác Sales và Marketing: Từ lâu với lợi thế về uy tín và kinh nghiệm
của công ty trong thời gian qua, đa số các hợp đồng nhận được hằng năm chủ yếu từ các khách hàng thân hữu chính yếu đặt hàng lại. Tỉ lệ khách hàng mới chiếm tỉ lệ không cao, điều đó cho thấy công tác Sales và Marketing của công ty chưa thất ự chú trọng và nâng lên tầm quản lý cao hơn. Hiện tại công ty chưa có đội ngũ Sales
trực tiếp đến các quốc gia khác nhau mà chủ yếu tập trung vào cá đại lý (Agents). Thông tin về thị trường, khách hàng hay đối thủ cạnh tranh hiện tại công ty còn rất bị hạn chế, trở thành một trong những điểm yếu lớn nhất của công ty.
Giá thành và giá cả dịch vụ: Giá thành và giá cả của dịch vụ là toàn bộ giá
trị đầu vào của một dịch vụ như là chi phí nhân công, chi phí quảng cáo, chi phí cơ sở vật chất…Giá thành là cơ sở để các công ty định giá bán cho dịch vụ của mình. Giá bán này vận động xung quanh một mức giá trong một biên độ nhất định gọi là giá thị trường. Giá thị trường là do cung và cầu về dịch vụ đó trên thị trường xác định. Thông thường, dịch vụ nào có giá bán thấp hơn thì dịch vụ đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Bảng 2.5: Bảng so sánh giá dịch vụ của công ty với đối thủ cạnh tranh