Các nội dung cụ thể cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 95)

* Thẩm quyền quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo nói chung, hoạt động quảng cáo trên truyền hình nói riêng

Mặc dù Luật quảng cáo 2012 đã được đưa vào thi hành nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng việc quy định cho Bộ Văn hóa thể thao và du lịch chức năng chủ trì quản lý Nhà nước hoạt động quảng cáo là không hợp lý. Theo các chuyên gia, nên chuyển giao quyền hạn này cho Bộ thông tin và truyền thông – cơ quan nắm quyền quản lý các công cụ thông tin và truyền thông hoặc Bộ Công thương – cơ quan quản lý Nhà nước các hoạt động thương mại thì sẽ hiệu quả hơn.

Để tránh sự chồng chéo về thẩm quyền quản lý thì Chính phủ phải là cơ quan có thẩm quyền "thống nhất quản lý", thẩm quyền của các Bộ đều là do Chính phủ phân cấp, gồm có thẩm quyền chủ trì quản lý và thẩm quyền phối hợp quản lý. Thẩm quyền chủ trì quản lý nên giao cho Bộ thông tin và truyền thông bởi xuất phát từ việc Bộ này là cơ quan quản lý các phương tiện quảng cáo chủ yếu. Theo đó, ở địa phương, nên bổ sung quy định thẩm quyền của Sở Thông tin và Truyền thông thay vì bỏ ngỏ cho UBND các tỉnh tự quyết định. Hệ lụy là quy định về thẩm quyền quản lý đối với hoạt động quảng cáo không giống nhau ở các tỉnh, thành trong cả nước.

Ngoài ra, pháp luật cần quy định rõ cơ chế phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền chủ trì quản lý và các cơ quan có thẩm quyền phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo. Pháp luật hiện hành mới "điểm mặt chỉ tên" các cơ quan này mà thiếu quy định về nội dung phối hợp cũng như quy trình, thủ tục thực hiện sự phối hợp đó [10].

* Hoàn thiện pháp luật về chủ thể trong quan hệ dịch vụ QCTTH

Nhìn nhận quảng cáo trên truyền hình dưới góc độ là quảng cáo thương mại, tác giả nhận thấy cần thay đổi khái niệm về người quảng cáo. Cụ thể:

người quảng cáo nên được coi là một thương nhân có nhu cầu giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình đến công chúng.

Về người chuyển tải sản phẩm quảng cáo trên truyền hình, để loại trừ nguy cơ các sản phẩm quảng cáo trên truyền hình lợi dụng uy tín của người

nổi tiếng, chúng ta nên học tập nước Pháp trong việc quy định ―Quảng cáo

không được lợi dụng phát thanh viên bản tin truyền hình‖ hay ―Quảng cáo

không được nhờ sự giúp đỡ, bằng hình ảnh hay bằng lời của những người thường xuyên giới thiệu báo truyền hình và các tạp chí thời sự.‖[2]

* Hoàn thiện quy định pháp luật về thời điểm, thời lượng, nội dung, hình thức QCTTH

Về thời điểm quảng cáo, tác giả thấy cần thiết giữ lại quy định ―không quảng cáo ngay sau nhạc hiệu, hình hiệu của chương trình truyền hình‖. Có như vậy mới tránh được việc đặt khán giả vào tình huống bị ―ép buộc‖ xem quảng cáo. Bởi sau nhạc hiệu chương trình, tâm lý khán giả đang sẵn sàng để xem nội dung yêu thích, nếu phát quảng cáo chèn vào sẽ gây khó chịu. Đồng thời quy định như vậy cũng giúp chương trình không bị rời rạc, chia cắt.

Ngoài ra, tiếp tục giữ lại quy định quảng cáo các loại hàng hóa như băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các sản phẩm tương tự không quảng cáo trên đài truyền hình từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày. Bổ sung thêm cấm khung thời gian từ 11 giờ đến 12 giờ trưa hàng ngày phát các quảng cáo trên. Bởi lẽ đây cũng là giờ ăn trưa của các gia đình.

Bên cạnh đó, tác giả khuyến nghị nên có quy định nêu rõ khái niệm thế nào là một chương trình truyền hình. Bởi hiện nay, chương trình truyền hình có thể hiểu là chương trình phát sóng một ngày của một đài truyền hình hoặc chương trình theo từng chuyên mục. Tác giả cũng cho rằng nên quy định chương trình truyền hình là chương trình theo chuyên mục. Theo đó, một

chương trình truyền hình là một phân khúc được phát sóng trên truyền hình, có nội dung trọn vẹn, có thời lượng nhất định và được phân biệt với các nội dung khác. Chương trình truyền hình có thể có một phần duy nhất hoặc chia làm nhiều phần. Quy định cụ thể như vậy sẽ không tạo cơ hội cho nhà đài ―lách luật‖ quảng cáo như trước. Nhất là đối với các bản tin thời sự thì nên quy định rõ khái niệm để tránh việc chia chuyên mục thời sự thành nhiều phần như hiện nay và chen quảng cáo vào.

Mặt khác, tác giả kiến nghị không được chen quảng cáo vào các chương trình thông tin chính trị, phim tài liệu, các chương trình tôn giáo và các chương trình cho trẻ em. Điều này nhằm đảm bảo tính trang nghiêm của các chương trình truyền hình chính luận và tăng cường bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

Về thời lƣợng quảng cáo, cần quy định quảng cáo khi chèn vào các chương trình truyền hình cần đảm bảo sự toàn vẹn của chương trình, đồng thời chú ý tới các đoạn ngắt tự nhiên để không ảnh hưởng đến chất lượng của chương trình.

Mặt khác, Luật cần bổ sung thêm quy định về thời lượng quảng cáo giữa hai chương trình truyền hình riêng biệt không được quá 5 phút. Quảng cáo khi chèn vào giữa tác phẩm truyền hình (phim, chương trình giải trí) phải đảm bảo khoảng cách giữa hai lần ngắt quảng cáo liền nhau phải dài ít nhất 20 phút.

Pháp luật Việt Nam cần có thêm quy định cấm ―quảng cáo chui‖. Quảng cáo chui là sự giới thiệu bằng lời hoặc hình ảnh hàng hóa, dịch vụ, tên, nhãn hiệu hoặc các hoạt động của một nhà sản xuất hoặc một nhà cung ứng dịch vụ trong các chương trình. Sự giới thiệu này được làm có dụng ý nhằm mục đích quảng cáo và có khả năng làm công chúng hiểu sai về bản chất của sự giới thiệu, đặc biệt cấm việc giới thiệu nhằm lấy tiền hoặc thanh toán tương tự.

Quy định trên góp phần giảm bớt các quảng cáo chui, quảng cáo ẩn trong các tác phẩm truyền hình như hiện nay. Điều này đảm bảo tính thẩm mỹ và bớt tính ―thương mại‖ cho các bộ phim truyền hình hay chương trình truyền hình thực tế. Qua đó, đảm bảo quyền của khán giả khi tiếp nhận thông tin.

Với hình thức quảng cáo pop-up, nhà làm luật cần nghiên cứu và đưa ra giới hạn thời lượng cho loại quảng cáo này. Thiết nghĩ, pháp luật nên quy định thời lượng quảng cáo pop-up trong một chương trình không được quá 30% thời lượng của chương trình đó.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng nên bổ sung khái niệm chương trình chuyên quảng cáo là khoảng thời gian phát sóng liên tục trên Đài phát thanh, truyền hình các sản phẩm quảng cáo mà thời gian phát sóng quá năm phút. Tiếp tục giữ quy định chương trình chuyên quảng cáo trên truyền hình cần thông báo rõ lượng thời gian cụ thể cho người xem biết bằng đồng hồ đếm ngược số giây. Có như vậy mới đảm bảo sự chủ động trong tiếp nhận thông tin quảng cáo của khán giả truyền hình.

Với nội dung quảng cáo trên truyền hình, để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, pháp luật cần điều chỉnh quy định cấm sử dụng các từ ngữ ―nhất‖, ―duy nhất‖, ―tốt nhất‖ thành ―Cấm quảng cáo có sử dụng những thuật ngữ có nghĩa thể hiện mức so sánh hơn và khẳng định mà không có căn cứ chứng minh‖.

Bổ sung thêm nội dung cấm quảng cáo có nội dung bạo lực, quảng cáo khuyến khích các hành vi gây hại cho sức khỏe, an ninh; gây hại cho việc bảo vệ môi trường. Những quảng cáo được thể hiện bằng những hình ảnh mạo hiểm cần có thêm dòng chữ ―Khuyến cáo không nên bắt chước và làm theo‖.

Ngoài ra, tác giả đề xuất thêm nội dung cấm với quảng cáo nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói riêng, đó là: ―cấm quảng cáo trực tiếp khuyến khích trẻ em mua sản phẩm hay dịch vụ bằng cách lợi dụng sự thiếu kinh

nghiệm hay cả tin của trẻ; cấm quảng cáo trực tiếp khuyến khích trẻ em thuyết phục cha mẹ hoặc người thứ ba mua các sản phẩm hay dịch vụ liên quan‖

Về hình thức của sản phẩm quảng cáo trên truyền hình, tác giả thấy cần thiết phải bổ sung quy định âm lượng của phần tin quảng cáo trên truyền hình không được vượt quá âm lượng trung bình của các chương trình phát sóng liền kề, quảng cáo trên truyền hình không được sử dụng các âm thanh gây tác động tiêu cực đến thính giác của khán giả. Quy định này nhằm giảm bớt sự tăng âm lượng hay sử dụng âm thanh gây khó chịu cho người xem.

Với hình thức quảng cáo trong phim, cần có quy định chặt chẽ về việc xuất hiện sản phẩm, hình ảnh, nhãn hiệu của doanh nghiệp. Theo đó, quảng cáo trong phim không được ảnh hưởng đến tình tiết phim, không được dùng diễn viên hay lời thoại để giới thiệu công dụng, tính năng, chất lượng của sản phẩm được quảng cáo. Hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu được quảng cáo không được sử dụng phương pháp quay cận cảnh.

Ngoài ra, để quy định về nội dung và hình thức quảng cáo được thi hành nghiêm túc trong thực tế Nhà nước cần tăng mức xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động này. Hiện nay, quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình được áp dụng bằng các quy định xử phạt hành chính trong hoạt động quảng cáo nói chung trên báo chí theo Nghị định số 02/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 6 tháng 1 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Mức phạt chỉ từ 01 triệu đến 40 triệu đồng. Với mức giá của một đoạn phim quảng cáo trong giờ vàng có thể lên đến 30 triệu đồng cho 10 giây quảng cáo thì mức phạt này quá ít ỏi, không đủ sức răn đe.

Luật xử lý vi phạm hành chính sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013, để triển khai luật, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hóa, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo. Thiết nghĩ, do hoạt động quảng cáo có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và thẩm quyền quản lý của lĩnh vực này còn nhiều tranh cãi nên cần có nghị định riêng điều chỉnh việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo, trong đó có một chương riêng về quảng cáo trên truyền hình. Ban soạn thảo phải có đại diện của các bộ ngành có liên quan đến hoạt động này.

KẾT LUẬN

Ngành quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với những doanh thu toàn ngành đầy hấp dẫn. Có thể nói, quảng cáo trên truyền hình là hình thức quảng cáo chiếm được nhiều sự chú ý của công chúng nhất. Hiểu được tầm quan trọng và hiệu quả của loại hình này, các thương nhân đều sẵn sàng đầu tư tài chính cho quảng cáo trên truyền hình như một công cụ cạnh tranh sắc bén. Để có được một chiến dịch quảng cáo trên truyền hình đạt hiệu quả truyền thông như ý muốn, các doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình thay vì tự quảng cáo bởi tính chuyên nghiệp của dịch vụ. Nhờ đó, dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ngày càng nở rộ. Sự phát triển không ngừng và luôn cập nhật cái mới của lĩnh vực quảng cáo truyền hình cũng đặt ra thách thức cho việc hoàn thiện pháp luật.

Quy định pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình phải trở thành một ―cán cân công lý‖, đảm bảo cho quyền lợi của các chủ thể tham gia dịch vụ, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng. Tuy nhiên, pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở nước ta vẫn còn những thiếu sót, bất cập khiến thực trạng quảng cáo trên truyền hình còn nhiều vấn đề phải bàn cãi. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình không chỉ là nhu cầu trước mắt, mà còn trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường; có như vậy quảng cáo trên truyền hình nói riêng và quảng cáo nói chung mới thực sự góp phần đắc lực vào sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng của các chuyên gia lập pháp và sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan chức năng.

Luận văn là sự nghiên cứu của tác giả về kiến thức lý luận và thực tế phát triển của quảng cáo trên truyền hình và pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình. Đồng thời , tác giả cũng tìm hiểu các quy định pháp luật của một số quốc gia đối với quảng cáo trên truyền hình để làm tiền đề so sánh. Qua đó, luận văn phân tích và đánh giá khách quan những thành công và hạn chế của pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Từ đấy, tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình.

Do còn thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên luận văn mới chỉ đưa ra các vấn đề cơ bản về pháp luật dịch vụ quảng cáo trên truyền hình. Trong tương lai tác giả có thể mở rộng đề tài này bằng cách nghiên cứu thêm những biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về sản phẩm quảng cáo trên truyền hình hay tăng thêm trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia quan hệ dịch vụ quảng cáo trên truyền hình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Công thương - Cục Quản lý cạnh tranh (2008), Quảng cáo dưới góc

độ cạnh tranh, NXB Lao động xã hội.

2. Bộ Văn hóa thông tin, Cục Văn hóa- thông tin cơ sở (2005), Các quy

định của Pháp luật về hoạt động quảng cáo, Hà Nội.

3. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh theo

pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Dung (2005), Khái niệm quảng cáo trong pháp luật Việt

Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng

cáo,tr.33-37, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp

luật, số 12/2005.

5. Nguyễn Thị Dung (2006), Pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền

kinh tế thị trường ở Việt Nam – lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn thiện, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

6. Đào Hữu Dũng, Viện Đại học Quốc tế Josai (J.I.U), Tokyo, Quảng cáo

truyền hình trong kinh tế thị trường – Phân tích và đánh giá, Nxb.Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Hà Thu Trang (2004), Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – những vấn đề

lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học.

9. Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2009), Hoàn thiện thể chế về môi trường

kinh doanh của Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Viện nghiên cứu lập pháp (2011), Thẩm quyền quản lý Nhà nước đối

II. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Antycybersquating Consumer Protection Act of 1999, Pub. L. No 106-

113, 113 Stat. 1501 (Nov.29,1999), codified at 15 U.S.C 1125

12. Broadcast Code of the Philippines 2007

13. BCAP rules on the scheduling of television advertisements.

14. Comunications Decency Act (CDA) of 1996, Pub. L. No 104-104, 110

Stat. 56 (Feb. 8, 1996), codified at various code sections (§ 501 et

seq.of the telecommunicattión Act ò 1996)

15. Decree 2001-1331 of December 28, 2001 on Television advertising,

sponsorship and tele-shopping.

16. Directive 97/7/EC of European Parliament and of the Council of 20

May 1997 on the protection of consumers in respect of distance

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 95)