Khái quát pháp luật về dịch vụ quảng cáo truyền hìn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 35)

Ở Việt Nam, hoạt động quảng cáo trên truyền hình đã được pháp luật quan tâm điều chỉnh khoảng 20 năm nay. Mốc ghi nhận đầu tiên là Nghị định 194/CP ban hành ngày 31/12/1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam và các thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, pháp luật lúc bấy giờ vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về QCTTH mà chỉ đề cập đến một số

tiêu chí về thời điểm, thời lượng phát sóng quảng cáo. Có thể nói, pháp luật về QCTTH ra đời khá muộn ở Việt Nam và còn rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân một phần là do trong thập kỷ 90, QCTTH chưa phải là ngành dịch vụ phát triển đa dạng, nhanh chóng nên nhà làm luật Việt Nam vẫn chưa có nhìn nhận, đánh giá đầy đủ, chính xác về hoạt động này.

Bước sang thế kỷ 21, pháp luật về DVQCTTH ngày càng hoàn thiện hơn. Tiêu biểu là sự ra đời của Pháp lệnh quảng cáo 2001 ban hành ngày 16/11/2001 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp lệnh quảng cáo 2001 là bước tiến lớn trong lập pháp, có ý nghĩa là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh DVQCTTH theo đúng khuôn khổ. Tuy vậy, trải qua hơn 10 năm, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, DVQCTTH đã có nhiều thay đổi về chất, kéo theo sự lạc hậu của các văn bản luật trên.

Năm 2012, Quốc hội đã ban hành Luật quảng cáo số 16/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013 thay thế cho Pháp lệnh quảng cáo 2001. Đây là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao, trực tiếp điều chỉnh hoạt động quảng cáo, trong đó có QCTTH.

Bên cạnh đó, DVQCTTH cũng là một hoạt động cung ứng dịch vụ phải tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005; Luật thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005; Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 của Quốc hội ban hành ngày 03/12/2004; Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 17/11/2010 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Đặc biệt, DVQCTTH là một hoạt động thương mại dựa trên phương tiện báo hình nên hoạt động này cũng phải đáp ứng các quy định pháp luật như: Luật báo chí năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999; Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền ban hành kèm

theo quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 05/2011/TT-BTTTT quy định về giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Ngoài ra phải kể đến các văn bản pháp luật liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong hoạt động báo chí, hoạt động văn hóa – thông tin như: Nghị định số 06/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/1/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại; Nghị định số 112/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại; Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định số 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/03/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 6/1/2011 quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin; Nghị định số 93/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/10/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.

Các văn bản pháp luật trên chủ yếu xoay quanh việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung, chỉ một phần nhỏ có nội dung riêng áp dụng với QCTTH. Những nội dung chính của các quy định này là về chủ thể tham gia quan hệ quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của của các chủ thể đó; quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo; quy định về nội dung, điều kiện của quảng cáo trên các phương tiện khác nhau; các điều khoản cấm và xử phạt vi phạm hành chính trong quảng cáo. Hầu hết các quy định pháp luật còn mang tính

chung chung, chỉ đề cập đến hoạt động quảng cáo nói chung mà thiếu các quy định đặc thù cho QCTTH.

Hơn nữa, các quy định về QCTTH còn nằm tản mát ở nhiều văn bản, do nhiều cơ quan ban hành khác nhau. Đó là do, nhà làm luật Việt Nam không đồng nhất ―quảng cáo‖ và ―quảng cáo thương mại‖ nên quy định về ―quảng cáo thương mại‖ nằm trong các văn bản pháp luật do Bộ Công thương soạn thảo, ban hành. Nó độc lập với văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Chính điều này đã dẫn đến sự trùng lặp của nhiều quy định pháp luật, như quy định về sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo, các quy định cấm, quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quá trình quảng cáo...

Chưa kể QCTTH là một hoạt động thông tin trên phương tiện truyền hình nên hoạt động này còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật do Bộ thông tin và truyền thông chủ trì soạn thảo hoặc ban hành. Từ sự ―chồng chéo‖ của văn bản pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất trong việc điều chỉnh hoạt động này, đồng thời đặt ra một bài toán khác cần phải giải đáp, đó là thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt động QCTTH. Làm thế nào để các cơ quan quản lý không ―dẫm chân lên nhau‖?

Với hành lang pháp lý như trên, hiện nay các quy định về dịch vụ QCTTH ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao trong thực tế. Pháp luật còn nhiều chỗ trống cần phải vá nhưng lại bị ―vá chằng vá đụp, vá không đúng chỗ‖ khiến lỗ hổng càng hổng, chỗ rườm rà thì càng chồng chéo. Đây cũng chính là nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện để các chủ thể tham gia vào quan hệ QCTTH ―lách luật‖, gây bất lợi cho người tiêu dùng và khán giả truyền hình.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 35)