Đặc điểm của môn Tự nhiên Xã hội lớp 1,2, 3ở tiểu học

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học (LV01262) (Trang 32)

6. Giả thuyết khoa học

1.3.3 Đặc điểm của môn Tự nhiên Xã hội lớp 1,2, 3ở tiểu học

Chương trình được xây dựng theo tư tưởng tích hợp

Chương trình môn TNXH tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: sinh học, sức khỏe, dân số, môi trường, kĩ năng sống. Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh ở từng giai đoạn mà chương trình có cấu trúc cho phù hợp, cụ thể:

+ Chương trình môn TNXH lớp 1, 2,3 cấu trúc thành 3 chủ đề lớn: con người và sức khỏe, xã hội, tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm và được mở rộng dần qua từng lớp.

Như vậy, đặc điểm này giúp cho học sinh tích lũy được nhiều kiến thức khác nhau của nhiều lĩnh vực. Điều này thuận lợi cho việc các em học tập trao đổi kiến thức, học hỏi, hợp tác, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm được với nhau góp phần tạo môi trường học tập đa tương tác.

Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển qua các lớp

Trong chương trình môn TNXH, các kiến thức được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó nhằm phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. Những cái đã biết, đã học là cơ sở, là điểm tựa cho việc học tập những kiến thức tiếp theo.

Nội dung chương trình được lựa chọn cần thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh, giúp các em có thể áp dụng các kiến thức khoa học vào cuộc

sống hàng ngày. Chương trình chú trọng đến việc hình thành và phát triển kĩ năng trong học tập và kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Đặc điểm này giúp cho quá trình tương tác giữa giáo viên, học sinh, môi trường thuận lợi hơn. Cụ thể là giúp cho học sinh vận dụng kiến thức đã học, đã có tìm ra kiến thức một cách dễ dàng hơn, tạo động cơ, động lực học sinh học tập.

Kiến thức môn học gần gũi với cuộc sống xung quanh các em

Nội dung chương trình được lựa chọn thiết thực gần gũi và có ý nghĩa với HS giúp các em có thể áp dụng được các kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng ngày. Chương trình chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập và kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Đối tượng học tập của môn học chính là các sự vật hiện tượng cụ thể, gần gũi với học sinh (với các môn học khác thì chúng chỉ là phương tiện)

Các sự vật hiện tượng này các em đã được tiếp xúc từ trước khi tới trường từ nhiều nguồn khác nhau: gia đình, các phương tiện thông tin đại chúng, cộng đồng, bạn bè…

Đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tạo tình huống trong dạy học nhằm gắn kiến thức với thực tiễn và liên hệ tới vốn sống của học sinh. Đồng thời tạo được bầu không khí học tập thân thiện, cởi mở trong lớp học giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong hoạt động học tập của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Dựa vào những kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội, chúng ta có thể rút ra được kết luận sau:

Quan điểm sư phạm tương tác là một hướng tiếp cận dạy học tổng hợp, khoa học, cơ bản và năng động: tập trung vào người học và cơ bản dựa trên tác động qua lại: người dạy – người học – môi trường, làm tăng giá trị các mối quan hệ tương tác dạy học. Quan điểm sư phạm tương tác không phải là một hình thức, kỹ thuật, biện pháp hay phương pháp dạy học mà nó thuộc trào lưu sư phạm mở và phỏng theo quan niệm tổ chức các hoạt động sư phạm. Yếu tố môi trường thực sự được quan tâm mang lại cho người học sự thành công nhiều nhất trong việc học thực hiện mục tiêu dạy học.

Trong quan điểm sư phạm tương tác, vai trò người học có tính chất quyết định. Người học là người kiến tạo tri thức cho bản thân bằng sự huy động tiềm năng của chính mình: vốn kinh nghiệm, trí tuệ...dưới sự tác động của người dạy và môi trường. Để làm tròn trách nhiệm học đòi hỏi người học phải có sự hứng thú, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào quá trình học. Người dạy với vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện người học thực hiện hoạt động học theo những mục tiêu xác định theo chương trình học thông qua các phương pháp sư phạm của mình. Môi trường dạy học có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới người dạy, người học mà chính họ cũng góp phần để tạo dựng để rồi cũng chịu ảnh hưởng, cùng biến đổi và cùng thích nghi.

Quan điểm sư phạm tương tác có cơ sở sinh học, tâm lý học và cơ sở giáo dục học. Xét về góc độ sinh học, quan điểm sư phạm tương tác đề cao vai trò vận hành của bộ máy học, về góc độ giáo dục học đề cao việc xây dựng kế hoạch dạy, chỉ rõ vai trò của mục tiêu học, làm sáng tỏ các phương pháp và công cụ sư phạm, chú ý tầm quan trọng của đánh giá.

Muốn việc vận dụng quan điểm sư phạm tương tác đat hiệu quả, trong quá trình dạy học phải tạo ra các tương tác phù hợp giữa người dạy, người học, môi trường và nội dung kiến thức để các tương tác không chỉ diễn ra giữa người dạy và người học mà ngược lại còn diễn ra giữa người học và người dạy, người học và môi trường, người dạy tác động đến môi trường, môi trường tác động đến người học – người học tác động đến người dạy và ngược lại.

Dựa vào mục tiêu môn học, cấu trúc nội dung và đặc trưng môn học Tự nhiên – Xã hội, tôi nhận thấy, dạy học môn Tự nhiên – Xã hội theo quan điểm này là rất cần thiết và phù hợp. Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội đáp ứng được mục tiêu dạy học hiện nay và phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học. Ngoài ra vận dụng được quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội tạo điều kiện tích cực hóa hoạt động học của học sinh, kích thích được khả năng sáng tạo, ham hiểu biết của học sinh. Muốn vận dụng tốt quan điểm này thì giáo viên phải có kiến thức và kỹ năng dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác, phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương tiện dạy học đa dạng, phong phú. Người học phải có ý thức động cơ học tập đúng đắn và cần có sự tham gia tích cực trong hoạt động học tập. Làm được như vậy hiệu quả giờ học sẽ được nâng cao, phù hợp với chương trình đổi mới hiện nay.

Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI

Ở TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học (LV01262) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)