6. Giả thuyết khoa học
3.1.1 Đảm bảo vai trò trung tâm của học sinh trong các mối quan hệ
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp tổ chức dạy học môn TNXH được đề xuất cần hướng vào chủ thể của hoạt động, tham gia vào chính hoạt động học đó là người học. Dạy học cần lấy học sinh làm trung tâm , giúp học sinh ch ủ động, tích cực trong giờ học. Cụ thể yêu cầu của biện pháp trên như sau:
+ Giúp học sinh làm chủ được quá trình học tập môn Tự nhiên – Xã hội: xác định được mục tiêu học , nội dung học , mục đích họ c, chuẩn bị tốt mọi mặt (tâm lý , vốn sống, vốn hiểu biết, kinh nghiệm...) khi tham gia vào quá trình học, nắm vững tri thức, kĩ năng thực hành môn học, phát triển kĩ năng tự học, tự tìm hiểu, làm chủ quá trình học.
+ Tạo môi trường học tích cực , chủ động, thân thiện thúc đ ẩy tính tích cực , sáng tạo, hứng thú của học sinh.
+ Giáo viên dạy cần khuyến khích kịp thời đối với học sinh tham gia vào hoạt động học.
Như vậy hoạt động dạy và hoạt động học môn Tự nhiên – Xã hội ở tiểu học để đạt được hiệu quả cao . Cần có sự tương tác , hỗ trợ của người học và người dạy , phát huy sự chủ động , hướng nội dung dạy học vào người học để người học là trung tâm của hoạt động học. Trên cơ sở đó nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ dạy học môn Tự nhiên – Xã hội. Trong bộ môn Tự nhiên – Xã hội kiến thức chủ yếu dựa vào vốn sống, hiểu biết của học sinh về thế giới xung quanh . Vì vậy nội dung học tập cần hướng vào người học , lấy người học làm trung tâm . Giáo viên cần giúp người học khai thác kiến thức
của bản thân chủ động tìm ra tri thức mới của bài học . Làm được như vậy đòi hỏi người giáo viên cần giúp cho học sinh có sự tương tác với nhau , giúp đỡ