Học sinh tiểu học trong học tập môn Tự nhiên Xã hội

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học (LV01262) (Trang 36)

6. Giả thuyết khoa học

2.1.1Học sinh tiểu học trong học tập môn Tự nhiên Xã hội

Học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển, đây là giai đoạn đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của các giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn hiện nay lứa tuổi học sinh tiểu học từ 611 tuổi là một giai đoạn phát triển có những đặc trưng riêng với hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo.

Đặc điểm cơ bản của sự chú ý của học sinh tiểu học là chú ý không chủ định, khả năng điều khiển chú ý còn hạn chế. Sự chú ý của học sinh tiểu học vẫn còn gắn với một động cơ ngắn chẳng hạn: chăm phát biểu để được cô giáo khen, được điểm 10 để bố mẹ thưởng, chỉ chú ý trong những giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều hình ảnh...Đặc điểm chú ý ở lứa tuổi này chưa bền vững do quá trình ức chế còn yếu. Vì vậy mà đối với học sinh tiểu học các em không thể tập trung chú ý lâu vào công việc mà rất dễ bị phân tán. Sự chú ý tốt nhất (tập trung) của học sinh tiểu học chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định. Đối với học sinh lớp 1, 2, 3 là 2025 phút. Đối với học sinh lớp 4 - 5 là 3035 phút. Vì vậy trong quá trình dạy môn Tự nhiên - Xã hội ở tiểu học, để việc học tập của học sinh đạt kết quả tốt đòi hỏi bản thân các em phải thường xuyên được rèn luyện chú ý có chủ định. Để làm được điều này thì trong quá trình dạy học giáo viên cần tổ chức, điều khiển sự chú ý của của các em một cách tự giác sao cho trẻ tập trung hoạt động, học tập không chỉ vì cái các em thích mà còn vì cả những cái các em không thích bằng việc sử dụng tối đa các phương tiện dạy học có thể như: tranh ảnh ,vật thật, các phương tiện nghe nhìn ... để thu hút tối đa sự chú ý của học sinh.

Ở học sinh tiểu học phát triển cả trí nhớ có chủ định lẫn trí nhớ không chủ định. Tuy nhiên việc ghi nhớ không chủ định vẫn đóng vai trò quan trọng. (các em chỉ dễ nhớ và nhớ lâu, nhớ nhanh những gì mình thích, những gì gây ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ). Các em thường có khuynh hướng học thuộc tài liệu theo đúng từng câu, từng chữ. Ở giai đoạn này giáo viên cần hướng dẫn cho các em ghi nhớ một cách hợp lý, tránh học vẹt để tăng hiệu quả ghi nhớ. Trí nhớ có chủ định dần phát triển ở các lớp trên, năng lực ghi nhớ tăng dần, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định phụ thuộc vào mức độ hoạt động trí tuệ. Đối với môn Tự nhiên - Xã hội là môn học gần gũi, sử dụng nhiều vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh, nên học sinh rất hứng thú tham gia xây dựng bài học. Nhất là khi học sinh được tham gia vào các giờ học ngoại khóa ngoài giờ, tham quan....Tuy nhiên do đặc điểm tâm lí của học sinh dễ nhớ nhưng cũng dễ quên nên giáo viên cần tổ chức cho học sinh biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em biết đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú vui vẻ khi ghi nhận kiến thức.

Đối với học sinh tiểu học tình cảm có vai trò đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn liền với nhận thức và hoạt động của các em. Đối tượng gây cảm xúc cho học sinh tiểu học thường là những sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động. Do đó những bài giảng khô khan, khó hiểu, nặng về lý luận thường gây cho các em sự mệt mỏi, chán trường. Nói chung, hoạt động trí tuệ của các em đượm màu cảm xúc các em suy nghĩ bằng hình thức "xúc cảm", "âm thanh"; các quá trình nhận thức của các em đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của cảm xúc. Tình cảm của các em chưa bền vững, chưa sâu sắc, các em đang ưa thích đối tượng này nhưng lại dễ dàng bị lôi cuốn vào một đối tượng khác hấp dẫn hơn và quên mất đối tượng cũ. Vì vậy trong quá trình dạy học môn Tự nhiên

– Xã hội có thể khơi dậy ở các em xúc cảm học tập thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập cá nhân, nhóm phong phú, đa dạng thông qua đó phát huy tính tích cực, sáng tạo trong nhận thức của các em, nâng cao hiệu quả dạy học.

Học sinh tiểu học thường dễ bị kích động bởi những kích thích bên trong và bên ngoài. Do vậy các em thường có những hành động bột phát, các em ở lứa tuổi này thường hồn nhiên trong mối quan hệ với người lớn, với thầy cô, bạn bè. Chính vì vậy các em tin vào sách vở, tin vào người lớn, bạn bè, tin vào năng lực bản thân, nhưng niềm tin đó chưa có lý trí soi sáng. Trong quá trình dạy học môn Tự nhiên – Xã hội cần tạo điều kiện cho học sinh có nhu cầu trao đổi hiểu biết của mình cho người khác và lĩnh hội những hiểu biết của người khác.

Ở học sinh tiểu học việc đánh giá còn nặng về cảm tính chứ chưa đi sâu vào tiêu chuẩn hiện thực. Với các em thầy cô giáo là thần tượng, lời thầy cô là chân lý, việc làm của thầy cô là chuẩn mực. Vì vậy trong quá trình dạy học cần giúp các em biết đánh giá và tự đánh giá là hết sức quan trọng bởi nó sẽ là sức mạnh tinh thần để giúp các em cố gắng tự mình vượt lên mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống.

Tư duy của học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh đầu cấp còn mang tính trực quan, cụ thể hoạt động phân tích, tổng hợp còn mang nhiều dấu vết của tư duy trẻ mẫu giáo như khi đọc bài các em hay đọc to, lên lớp 3 - 4 trẻ có thể đọc bài mà không cần đọc to thành tiếng. Trong hoạt động khái quát hoá học sinh lớp 1, 2 thường căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài cụ thể: trực quan để phân loại và khái quát. Học sinh lớp 4, 5 tư duy trừu tượng phát triển hơn, trẻ đã biết căn cứ vào các dấu hiệu bản chất bên trong, những dấu hiệu chung của hàng loạt sự vật, hiện tượng để khái quát thành khái niệm.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học (LV01262) (Trang 36)