6. Giả thuyết khoa học
1.2.4 Đặc trưng của quan điểm sư phạm tương tác
QĐSPTT trong dạy học có các đặc trưng cơ bản sau: - Quá trình dạy học tập trung vào ngƣời học
Trong dạy học, người học – đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng mới nhằm bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Trong dạy học cần chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, khơi dạy nội lực vốn có của mỗi người, và sự nỗ lực tự học, trách nhiệm, hứng thú, chủ động của học sinh trong học tập nhằm đạt được kết quả cao.
Theo QĐSPTT, trong dạy học, người học là người thợ chính của phương pháp học, người quyết định thực hiện mục tiêu học, quyết định sự phát triển nhân cách bản thân. Vì vậy mọi yếu tố trong dạy học xét cho cùng là phải xuất phát từ người học, vì người học và phải khơi dạy, duy trì tính tích cực của người học trong suốt quá trình học.
Trong dạy học sự hứng thú của học sinh được thể hiện ở sự tập trung, cố gắng trong học tập và sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại để chủ động giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Muốn được như vậy, thì tình huống đó, vấn đề đó phải là đối tượng mà họ quan tâm, đam mê nhằm vượt qua thử thách, khó khăn để chinh phục vượt qua chính mình để đạt được mục đích đề ra.
Quá trình tham gia tích cực của người học vào quá trình học chính là sự thể hiện vai trò người thợ chính của phương pháp học đem đến sự thay đổi, phát triển trong nhân cách người học [32, tr.27]. QĐSPTT cho rằng vấn đề trước hết là chính người học phải tự ý thức và mong muốn được tham gia tích cực vào phương pháp học của mình, một thử thách của chính mình mà thử thách đó dựa trên cơ sở nhu cầu, sở thích thu lượm kiến thức hay sự thỏa mãn một lợi ích nào đó của cá nhân họ. Đồng thời, dự án đó của họ phải nằm trong
dự án tập thể, của nhóm mà anh ta theo đuổi hoàn thành. Trong quá trình đó phải có sự cộng tác, phối hợp với những người học khác dưới sự hướng dẫn của người dạy để dự án hoàn thành tốt đẹp. Nghĩa là người học phải được đặt trong tình huống có vấn đề nhằm thực hiện mục tiêu học tập dưới sự cộng tác, hướng dẫn của người dạy.
Ngoài ra để thực hiện tốt quá trình học thì cần phải nói đến trách nhiệm của người học. Điều đó được thể hiện ở khả năng tự chủ, độc lập, ý thức, trách nhiệm của người học đối với bản thân, với việc học của chính mình. Chẳng hạn: đôi khi có những vấn đề mà họ cần phải học nhưng bản thân họ không thích, nhưng nó cần thiết cho cuộc sống, bằng sức mạnh, ý chí họ tham gia quyết tâm tìm ra vấn đề. Hoặc những vấn đề đó không nằm trong nội dung họ tìm hiểu, nhưng họ lại say mê, hứng thú tìm hiểu vấn đề đó. Dạy học theo QĐSPTT cho rằng: người học cần có ý thức, trách nhiệm trong suốt quá trình học. Người học phải chứng tỏ khả năng tự chủ, không ỷ lại. Chịu trách nhiệm cũng có nghĩa là đòi hỏi người học tham gia để khẳng định mình “dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm” và bởi bên cạnh họ luôn có sự cộng tác, trợ giúp, động viên, khích lệ kịp thời của những người dạy, người học khác cùng đồng hành.
Môi trường dạy học là nơi diễn ra hoạt động của người học, người dạy. Trong đó môi trường học tập của người học trên lớp và ngoài trời cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ tới sự hứng thú, niềm say mê và tinh thần trách nhiệm của người học đối với quá trình học. Ngoài ra sự cởi mở, thân thiện, tôn trọng người học, người dạy sẽ tạo ra cho học sinh một cảm giác tự tin, sẵn sàng bộc lộ, hợp tác với người dạy. Từ đó giúp người học có hứng thú tham gia vào hoạt động học.
- Sự quan tâm và thúc đẩy các mối quan hệ tƣơng tác trong dạy học
Trong dạy học việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của người học trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của người thầy. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự đánh giá để điều chỉnh cách học. Giáo viên cho học sinh tương tác, đánh giá lẫn nhau. Phương pháp này giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu, kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu chương trình.
Quá trình dạy học luôn vận động và phát triển không ngừng trên cơ sở sự vận động của từng thành tố dạy học trong mối quan hệ tương tác đa chiều. Do đó xác định được các tương tác, vai trò của các yếu tố trong hệ tương tác, nội dung, phương thức, phương tiện thực hiện các tương tác, đảm bảo sự tương tác bình đẳng về chức năng của các yếu tố dạy học…sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các tương tác tích cực cộng hưởng nâng cao hiệu quả dạy học. QĐSPTT đặc biệt quan tâm chú ý tới các mối tương tác trong dạy học.
Các tương tác được thể hiện ít nhất ở ba cấp độ khác nhau đó là: + Tương tác qua lại bên ngoài (động thái bên ngoài, hành vi dạy học ban đầu) giữa con người và các yếu tố vật chất, giữa người và người ở phương diện vật lý, người dạy học và thông qua những vận động sinh học, ngôn ngữ, phương tiện trực quan…giữa các nguồn lực vật chất với nhau.
+ Tương tác khách quan - chủ quan và ngược lại ( bước chuyển của hành vi học tập do ảnh hưởng của tương tác bên ngoài): Đây là tương tác giữa các kinh nghiệm và các chức năng tâm lý được huy động với các nhân tố bên ngoài.
+ Tương tác bên trong (hoạt động học tập ở cấp độ cá nhân): đối thoại và suy ngẫm nội tâm, hay là tự học, tự giáo dục.
QĐSPTT xác lập các mối tương tác cơ bản trong dạy học bao gồm: người dạy - người học, người dạy - môi trường, người học - môi trường,
người học - người học và trong đó mỗi yếu tố giữ một vai trò, chức năng riêng trong hệ tương tác.
Như vậy, để tăng cường các tương tác đa chiều trong dạy học đòi hỏi mỗi yếu tố dạy học phải ý thức được vai trò chức năng của mình trong dạy học, có tâm thế sẵn sàng chia sẻ, cộng tác trong các nhiệm vụ, hoạt động dạy học, năng động và có khả năng thích ứng, chấp nhận môi trường làm việc thực tế. Với vai trò chủ đạo, người dạy hoàn toàn có thể chủ động tổ chức sự vận hành các tương tác dạy học thông qua các phương pháp sư phạm, hình thức tổ chức dạy học lựa chọn theo hướng tăng cường tương tác tích cực thúc đẩy hoạt động học của người học trong điều kiện cụ thể.
- Yếu tố môi trƣờng dạy học thực sự đƣợc quan tâm
QĐSPTT đặc biệt chú ý tới tác động của yếu tố môi trường trong dạy học. Môi trường dạy học diễn ra hoạt động dạy (người dạy) và hoạt động học (người học). Nó có ảnh hưởng không nhỏ tới người dạy và người học. Cần phải tạo môi trường thân thiện, hòa nhập trong hoạt động học tập. Môi trường học tập ấy được tạo bởi các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện tài liệu học tập thuận lợi, số lượng người học…để có thể các tương tác giữa người dạy - người học và người học - người học được tăng cường. Sự tương tác của các yếu tố bên trong (sức khỏe, tâm lý, trí tuệ, các giá trị, vốn kinh nghiệm…) và bên ngoài (phương thức hoạt động, thái độ, hành vi giao tiếp ứng xử, ngôn ngữ…) của người dạy và người học cũng góp phần tạo nên môi trường tinh thần của lớp học can thiệp vào tất các hoạt động dạy và học theo chiều hướng tích cực hay không.
Sự quan tâm, ý thức những ảnh hưởng của môi trường tới từng thành tố của dạy học, tới hiệu quả dạy học sẽ giúp cho các yếu tố tham gia vào dạy học nỗ lực tạo dựng, cải thiện môi trường dạy học theo hướng năng động, thân thiện, hòa nhập, đồng thời học cách chấp nhận, thích nghi với môi trường thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu dạy và học. Trong đó, người dạy đóng
vai trò quan trọng trong việc chủ động khởi xướng, điều chỉnh tính chất môi trường lớp học: từ khâu chuẩn bị chu đáo môi trường vật chất, môi trường thân thiện, cởi mở….tạo dựng bầu không khí tâm lý tích cực. Vì vậy đòi hỏi người dạy phải ý thức, quan tâm xây dựng môi trường học tập thuận lợi nhằm thúc đẩy tính tích cực hoạt động học của người học nâng cao hiệu quả dạy học.