Thuận lợi

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học (LV01262) (Trang 45)

6. Giả thuyết khoa học

2.3.1 Thuận lợi

Trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội lớp 1, lớp 2 và lớp 3 việc vận dụng vào dạy học theo QĐSPTT cũng có những thuận lợi đáng kể:

Thứ nhất là: Chương trình môn Tự nhiên – Xã hội được tích hợp dưới dạng chủ đề với 3 chủ đề lớn: “Con người và sức khỏe”, “ Xã hội”, “ Tự nhiên”. Kiến thức trong chương trình được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến

khó, nâng dần mức độ kiến thức. Điều này phù hợp để vận dụng QĐSPTT vào trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội, phù hợp với kinh nghiệm sống và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học. Đồng thời, chương trình được cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo, thiết thực phù hợp của từng vùng, từng miền, từng địa phương. Đặc điểm này phù hợp để giúp giáo viên có thể khai thác nội dung và vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng miền, từng địa phương.

Thứ hai là: Sách giáo khoa môn Tự nhiên - Xã hội được trình bày nhiều hình ảnh phong phú, sinh động, màu sắc tươi sáng bao gồm kênh hình và kênh chữ phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. Kênh hình làm nhiệm vụ kép: Vừa đóng vai trò cung cấp thông tin - là nguồn tri thức quan trọng của bài học, vừa đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động học tập cho học sinh thông qua các kí hiệu khác nhau. Kênh chữ trong sách giáo khoa chủ yếu là các câu hỏi, các lệnh yêu cầu học sinh làm việc trả lời câu hỏi. Điều này phù hợp với việc hướng dẫn cho các em sử dụng sách giáo khoa và giúp học sinh chủ động tự tìm tòi khám phá tri thức.

Thứ ba là: Trong dạy học môn Tự nhiên - Xã hội, các kiến thức chủ yếu là các con vật, đồ vật, mô hình gần gũi với các em nên thuận lợi cho giáo viên tổ chức tương tác học sinh với phương tiện dạy học, tạo hứng thú để các em tự học, tự khai thác kiến thức sẵn có, nhằm trao đổi kiến thức đã học. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như: trò chơi, phỏng vấn, đóng vai…được đưa vào các tiết học tạo cho các em giao tiếp tự nhiên, tiết học sinh động phong phú hơn.

Thứ tư là: Cùng với việc đổi mới các môn học khác, môn Tự nhiên - Xã hội cũng được thay đổi về nội dung chương trình và cấu trúc sách giáo khoa, nó được xây dựng theo hướng tích hợp cả môn giáo dục sức khỏe trước đây. Nội dung kiến thức tích hợp đã tránh sự trùng lặp về kiến thức, giảm tải

nội dung học tập học sinh. Giúp các em nhớ kiến thức một cách hệ thống theo một chuỗi các trình tự hoạt động của học sinh đồng thời giúp giáo viên lựa chọn phương pháp và các hình thức dạy học cho phù hợp.

Cuối cùng là: Hiện nay ngành giáo dục cũng đã có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học, cũng như thay đổi các hình thức tổ chức, ngoài ra giáo viên còn được học tập các chuyên san, tham gia dự các chuyên đề của trường bạn. Giúp cho giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học mới đạt hiệu quả cao hơn, việc tổ chức tương tác cho học sinh học tập dễ dàng hơn.

Với những đặc điểm trên, chương trình và sách giáo khoa môn Tự nhiên - Xã hội giúp cho giáo viên chủ động sáng tạo trong quá trình dạy học. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học (LV01262) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)