Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học (LV01262) (Trang 95)

6. Giả thuyết khoa học

3.3.7 Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm trên cả hai lớp (lớp thực nghiệm, lớp đối chứng) để xác định hiệu quả việc vận dụng QĐSPTT, tôi đã tiến hành kiểm tra .

Đề kiểm tra: câu 4, câu 5, câu 6 (phụ lục 1) Kết quả thu được như sau:

Điểm Tiêu chí đánh giá Lớp Giỏi Khá Trung bình Số HS % Số HS % Số HS % Kiến thức TN1 ( 2A) 35 68,6 16 31,4 0 0 TN2 ( 2D) 36 70,6 15 29,4 0 0 ĐC ( 2B) 15 29,4 20 39,2 16 31,4 Kỹ năng TN1 ( 2A) 25 49 19 37,3 7 13,7 TN2 (2D) 26 51 20 39,2 5 9,8 ĐC (2B) 10 19,6 15 29,4 26 51

Từ kiểm tra kết hợp với quan sát trong quá trình dạy học tôi thấy:

Lớp đối chứng:

Về kiến thức: do chỉ quan sát tranh trong sách giáo khoa nhằm kể tên các loại cây sống trên cạn và nêu lợi ích của chúng nên học sinh nhiều khi mất tập trung, còn nói chuyện trong giờ học, các em chưa có hứng thú trong giờ, chưa tập trung, chưa chú ý, ít được trao đổi với nhau và trình bày ý kiến.

Điều này thể hiện ở điểm kiểm tra của học sinh: 29,4% số học sinh đạt điểm giỏi, 20% đạt khá, 31,4% điểm trung bình.

Về kỹ năng: Học sinh lớp đối chứng đưa ra các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây có sự chênh lệch rất lớn so với lớp thực nghiệm 1 và thực nghiệm 2. HS đưa ra được ít biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây, có em đưa ra được nhưng khi thực hành chăm sóc lại lúng túng, vụng về: có 19,6% số HS đưa ra được biện pháp và thực hành chăm sóc tốt, 29,4% số HS có thể chăm sóc cây được, số còn lại là 51% số HS chưa tự chăm sóc được.

Lớp thực nghiệm:

Về kiến thức: Cả hai lớp thực nghiệm đều được làm việc theo nhóm, quan sát, thực nghiệm...nên các em rất hứng thú với giờ học, các em hoạt động tích cực, trao đổi ý kiến học hỏi kinh nghiệm của nhau...Chính vì vậy HS ở hai lớp thực nghiệm lần 1 và thực nghiệm lần 2 đều có nhiều hiểu biết về các loại cây sống trên cạn, ích lợi của chúng, điều này thể hiện rất rõ ở bài kiểm tra: trong lớp thực nghiệm lần 1 có 68,6% số HS đạt điểm giỏi, 31,4% đạt điểm khá, không có HS nào đạt điểm trung bình, còn trong lớp thực nghiệm lần 2 có 70,6% số HS đạt điểm giỏi, 29,4% số HS đạt điểm khá và không có bạn nào đạt điểm trung bình.

Về kỹ năng: Thông qua việc làm bài kiểm tra học sinh đưa ra được nhiều biện pháp bảo vệ cây. Chính vì vậy kĩ năng chăm sóc cây của hai lớp thực nghiệm có kết quả vượt trội hẳn so với lớp đối chứng, thể hiện: lớp thực nghiệm lần 1 có 49% số HS có kỹ năng chăm sóc tốt, 37,3% có thể chăm sóc được và chỉ 13,7% số HS chưa tự thực hiện được; lớp thực nghiệm lần 2 có 51% số HS có kỹ năng chăm sóc tốt, 39,2% có thể chăm sóc được và chỉ 9,8% số HS chưa tự thực hiện được.

Đánh giá các mối quan hệ tương tác chính trong dạy học: người học – người dạy, người học – người học, người dạy; người học – môi trường.

Lớp đối chứng: đa số học sinh còn bị động trong việc tiếp thu kiến thức, giờ học mất trật tự, học sinh trao đổi bài ít, không hăng hái tham gia xây dựng bài, chưa có hứng thú trong học tập khiến giờ học chưa đạt hiệu quả cao.

Lớp thực nghiệm: học sinh chú ý lắng nghe, biết đặt câu hỏi, đặt vấn đề, nêu thắc mắc, học sinh tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ của nhóm nhằm thực hiện mục tiêu bài học. Đồng thời các em còn biết giao lưu, chia sẻ ý kiến, học hỏi lẫn nhau. Môi trường học tập thân thiện kích thích được động cơ học tập của học sinh. Giờ học bài đạt kết quả cao.

Kết luận: Qua thực tế quan sát, kiểm tra tôi thấy giờ học của hai lớp

thực nghiệm lần 1 và lần 2 lớp học sôi nổi hơn, học sinh hứng thú, say mê hoạt động hơn, thể hiện những hiểu biết, sự sáng tạo, sự trao đổi bài, sự học hỏi, đoàn kết của học sinh tìm ra tri thức mới và sự tự tin, tích cực tham gia xây dựng bài. Ngược lại đối với lớp đối chứng sự tích cực, tự giác học tập của học sinh chưa được phát huy triệt để.

Sau khi thực nghiệm hai lần, kết quả thực nghiệm đã nói lên hiệu quả của việc vận dụng QĐSPTT trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội. Như vậy có thể khẳng định tính đúng đắn, thực tế trong đề tài nghiên cứu của tôi.

Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn (TN – XH lớp 2) I, Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận dạng và nói tên được một số cây sống trên cạn. - Nêu được lợi ích của những loại cây đó.

2. Kĩ năng

- Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả.

3. Thái độ

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh trong SGK trang 52, 53.

- Sưu tầm một số loại cây sống trên cạn (tranh ảnh, cây thật). - Các cây có ở sân trường, vườn trường.

- Phấn màu, bút dạ bảng, giấy A3. - Giáo án điện tử.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động Nội dung trọng tâm Hoạt động HS PP dạy học Khâu 1: Kích thích thái độ tích cực của học sinh

A. Khởi động

Mục tiêu: Ôn lại kiến thức“ Cây sống ở đâu?”

Cách tiến hành:

- Yêu cầu: HS thảo luận nhóm: + Cây sống ở đâu? + Kể tên một số cây sống trên cạn (dưới nước) mà em biết? Yêu cầu 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày.

HS thảo luận, lần lượt từng thành viên ghi loài cây mà mình biết vào giấy.

1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày ý kiến thảo luận. Ví dụ:

+ Cây sống: trên cạn, dưới nước, trên không. + Cây cam, cây dừa, cây chuối, cây mít...

Làm việc theo

Nhận xét, tuyên dương những HS trả lời đúng.

Khâu 2: Tổ chức quá trình nhận thức hình thành tri thức mới cho học sinh B. Bài mới Hoạt động 1: Nhận biết một số loại cây sống trên cạn

Giới thiệu bài.

Mục tiêu: Nhận dạng

và nói tên được một số cây sống trên cạn.

Cách tiến hành:

GV chiếu 7 bức tranh trong SGK, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Hãy kể tên và nói nơi sống của các loại cây trong hình?

HS quan sát, thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả. GV chiếu từng tranh yêu cầu các nhóm trả lời, nhóm khác bổ xung. - GV theo dõi từng nhóm làm việc, nhận xét. Nhóm 1: H1 + H2. + H1: Cây mít thân thẳng, có nhiều cành lá, quả mít to, có gai, có rễ bám sâu xuống đất, là cây sống trên cạn. + H2: Phi lao thân tròn, lá nhọn dài. Là cây sống trên mặt đất. Nhóm 2: H3 + H4. + H3: Cây ngô thân mềm, không có cành cho quả để ăn. Là cây sống trên cạn.

+ H4: Cây đu đủ, thân thẳng nhiều cành cho Phương pháp quan sát Phương pháp làm việc theo nhóm

- Kết luận: Có nhiều cây sống trên cạn, chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật, ngoài ra chúng còn có nhiều lợi ích khác.

quả để ăn. Là cây sống trên cạn.

Nhóm 3: H5

+ H5: Cây thanh long, có quả để ăn. Là cây sống trên cạn.

Nhóm 4: H6 + H7 + H6: Cây sả, không có thân, lá dài. Là cây sống trên cạn. + H7: Cây lạc, ăn củ. Là cây sống trên cạn. Hoạt động 2: Ích lợi của cây

Mục tiêu: Nêu được

lợi ích của những loại cây đó. Cách tiến hành: Bước 1: GV nêu tình huống có vấn đề. GV hỏi: + Theo em các loại cây nói trên cây nào thuộc loại cây ăn quả? + Loại cây lương thực, thực phẩm? + Loại cây cho bóng mát?

+ Loại cây lấy gỗ?

+ Cây mít, đu đủ, thanh long.

+ Cây ngô, lạc.

+ Cây mít, bàng, xà cừ. + Bạch đàn, thông. + Nhọ nồi, đinh lăng.

Phương pháp bàn tay nặn bột.

+ Thuộc loại cây làm thuốc?

Bước 2: Suy nghĩ ban đầu

+ GV ghi nhanh ý kiến các nhóm.

+ Em làm thế nào để biết cây có ích lợi gì? Bước 3: Tiến hành thực nghiệm.

+ Các nhóm tiến hành quan sát và ghi lại kết quả.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: So sánh kết quả với dự đoán ban đầu.

Bước 5: Kết luận, mở rộng.

Có nhiều loài cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật, ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác.

+ HS ghi nhanh các dự đoán của cá nhân vào vở ghi chép. + Nhóm trưởng điều hành nhóm tổng hợp lại ý kiến của nhóm. + Đại diện nhóm trình bày. HS: tìm hiểu sách, internet...

Khâu 3: Củng cố hình thành kiến thức

Củng cố, mở rộng

GV hỏi: Ngoài những loại cây ở trong SGK em còn biết những cây sống trên cạn nào khác? Cho biết ích lợi của loài cây đó.

+ Cần phải làm gì để bảo vệ, chăm sóc các loài cây đó?

HS trả lời, nhận xét ý kiến của nhau.

+ Cần trồng cây, gây rừng, nhổ cỏ, bắt sâu, tỉa lá vàng.. đó chính là góp phần vào bảo vệ môi trường. Phương pháp hỏi đáp.

Khâu 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Hoạt động 3: Trò chơi Ô chữ kì diệu Mục tiêu: Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả. Cách tiến hành: Lớp trưởng đọc câu đố. Cả lớp lắng nghe, cá nhân tìm ô chữ. Ai điền ô chữ nhận được phần thưởng.

+ Loài hoa tượng trưng cho mùa thu? + Quả màu đỏ, dùng để thổi xôi?

+ Họ hàng nhà cam? + Quả gì có nhiều gai?

HS giơ tay tham gia xây dựng ô chữ. + Hoa cúc. + Quả gấc. + Quýt + Mít Phương pháp động não. Phương pháp hỏi đáp.

+ Loại cây có thể sống ở sa mạc? + Một bộ phận không thể thiếu ở cây? + Cây có lá hành kim? + Quả gì bà chúng ta hay ăn? + Quả gì lòng đỏ vỏ xanh?

+ Loài hoa thường nở vào mùa hè có ở sân trường? GV nhận xét, khen thưởng. + Xương rồng. + Rễ. + Thông. + Cau. + Dưa hấu. + Phượng. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học

- Về nhà quan sát tìm hiểu thêm một số cây khác cũng sống ở trên cạn và nêu ích lợi, đặc điểm của nó.

- Xem bài trước: Một số cây sống dưới nước, sưu tầm tranh, cây thật để tiết sau học.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng biện pháp vận dụng quan QĐSPTT trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội. Luận án đề xuất ba nhóm biện pháp gồm 9 biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội tác động từ khâu xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung, thiết kế phương pháp dạy học, thiết kế hoạt động học tập và tạo dựng môi trường dạy học đến khâu sử dụng các câu hỏi, tổ chức thảo luận, tổ chức tương tác toàn lớp, sử dụng các phương tiện trực quan đến đánh giá dạy học theo QĐSPTT. Cụ thể biện pháp đó là:

- Nhóm biện pháp thiết kế dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo QĐSPTT + Biện pháp xây dựng mục tiêu dạy học môn Tự nhiên - Xã hôi theo QĐSPTT. + Biện pháp thiết kế nội dung dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo QĐSPTT. + Biện pháp thiết kế phương pháp dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo QĐSPTT. + Biện pháp thiết kế hoạt động học tập của học sinh trong môn Tự nhiên - Xã hội theo QĐSPTT.

+ Biện pháp tạo dựng môi trường dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo QĐSPTT. - Nhóm biện pháp tăng cường tương tác trên lớp học trong dạy học môn

Tự nhiên - Xã hội.

+ Biện pháp sử dụng câu hỏi. + Biện pháp tổ chức thảo luận.

+ Biện pháp tổ chức tương tác toàn lớp.

+ Biện pháp sử dụng các phương tiện trực quan.

- Nhóm biện pháp đánh giá dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo QĐSPTT.

Mỗi biện pháp trên đây được đề xuất nhằm thực hiện một mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong một quá trình dạy học môn Tự nhiên - Xã hội theo quan điểm SPTT song giữa các nhóm biện pháp, các biện pháp đều có mối quan hệ

mật thiết thống nhất với nhau góp phần nhằm thúc đẩy tính tích cực, chủ động, sự hứng thú, tham gia đầy trách nhiệm của học sinh vào quá trình học tập môn học Tự nhiên - Xã hội trong một môi trường học tập thuận lợi mang lại sự thành công nhiều nhất trong học tập môn Tự nhiên - xã hội, nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên - Xã hội ở nhà trường Tiểu học hiện nay.

Kết quả thực nghiệm cho thấy cần phải dạy học các PPDH gắn liền với việc vận dụng các quan điểm sư phạm tương tác nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong dạy học. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy tính ổn định, tính đúng đắn, tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học dựa vào tương tác trong thực tiễn.

KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, công tác đổi mới về nội dung và phương

pháp dạy học đã được đẩy mạnh và phát huy song kết quả thu được còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thực tiễn. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này đó là môi trường dạy học thiếu sự tương tác, quan hệ thầy trò nặng về áp đặt mà ít có sự khơi nguồn cảm hứng và phát huy được tính sáng tạo, độc lập của học sinh. Trong khi đó, ngày nay tương tác được xem như một trong những nguyên tắc then chốt trong dạy học hiện đại. Tức là cần phải đặt người học vào các mối quan hệ chính trong dạy học: người dạy, người học, môi trường. Do đó, nghiên cứu việc vận dụng QĐSPTT trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội là cách tiếp cận khả thi trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Việc làm rõ bản chất của tương tác trong dạy học giúp ta khẳng định tầm quan trọng của nó trong quá trình dạy học hiện nay. Dạy học theo QĐSPTT trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội là rất cần thiết và phù hợp. Nó đáp ứng được mục tiêu dạy học hiện nay và phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện tích cực hóa hoạt động học của người học, kích thích được khả năng sáng tạo, ham hiểu biết của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập.

QĐSPTT khi được sử dụng trong quá trình dạy học Tự nhiên – Xã hội ở tiểu học được thể hiện thông qua việc giáo viên sử dụng các phương pháp trong dạy học. Tuy nhiên trong quá trình dạy học Tự nhiên – Xã hội ở tiểu học không chỉ sử dụng một, hai phương pháp mà sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Do đó tùy theo mức độ, tính chất của bài học mà xác định thời điểm thích hợp để vận dụng QĐSPTT vào quá trình dạy học. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nó quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học môn Tự nhiên – Xã hội.

Qua quá trình khảo sát thực tế tôi nhận thấy ở các trường tiểu học còn chưa quan tâm đến QĐSPTT này hoặc đã có nhưng còn hiểu mơ hồ về quan điểm này. Do đó hiệu quả mang lại chưa cao, chưa gây hứng thú học sinh khi các em hoàn toàn có khả năng thích ứng với QĐSPTT. Và qua thực nghiệm sư phạm tôi đã kiểm chứng được tính khả thi của đề tài. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học hiện nay thì cần dạy học theo hướng tăng cường tương tác, phát huy được tính tích cực, chủ động của người học.

2. KIẾN NGHỊ

+ Giáo viên cần nắm vững bản chất về dạy học môn Tự nhiên – Xã hội

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học (LV01262) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)