Giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 115)

3.2.4.1. Giải pháp về công nghệ

Ngày nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã bước vào nền kinh tế tri thức. Các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá trong tương lai tri thức sẽ là nguồn lực, là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia. Tri thức được vật hóa thông qua công nghệ trong quá trình kinh tế. Nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố tri thức thông qua khoa học công nghệ những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: khoa học công nghệ được coi là động lực của quá trình CNH, HĐH, là tiền đề xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội.

Muốn từng bước hiện đại hóa công nghệ sản xuất một cách đồng bộ trong cả nước đòi hỏi từng địa phương, từng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất

thức phải nhận thức và thực hiện.

Công nghệ được sử dụng trong các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Phú Thọ có sự chênh lệch rất lớn. Do đó, vấn đề đổi mới công nghệ ở tỉnh Phú Thọ vẫn theo xu hướng chung của cả nước là hiện đại hóa từng phần, thay thế những giai đoạn công nghệ quyết định lớn tới chất lượng sản phẩm, những giai đoạn mà lượng đổ thải lớn gây ONMT. Để thực hiện được tốt yêu cầu này, tỉnh Phú Thọ phải thực hiện các biện pháp sau:

Một là: Các cơ quan chức năng phải tiến hành đánh giá trình độ công nghệ trong từng lĩnh vực sản xuất công nghiệp từ đó xây dựng lộ trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong từng giai đoạn cụ thể. Đối với những ngành công nghiệp có tốc độ phát thải lớn như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp giấy, công nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm, công nghiệp hóa chất, đánh giá công nghệ phải được thực hiện trước. Trên cơ sở đó, các cơ sở công nghiệp có kế hoạch thay thế cụ thể.

Hai là: Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến khích các nghiên cứu cho việc thay thế làm mới công nghệ đã và đang sử dụng trong các cơ sở công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mà ít gây tổn hại tới môi trường. Khi công tác nghiên cứu khoa học trong tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, tỉnh cần khuyến khích các cơ sở sản xuất học tập hoặc mua công nghệ từ bên ngoài. Các cơ sở sản xuất có nước thải công nghiệp lớn như công nghiệp giấy, công nghiệp hóa chất có thể học tập Nhật Bản, Singapo trong việc tái chế và sử dụng lại nguồn nước thải. Các cơ sở sản xuất gạch xây dựng ở thị xã Phú Thọ và Lâm Thao có thể tham khảo mô hình sản xuất gạch của công ty Thạch Bàn nhằm tiết kiệm nguyên liệu, hạn chế ô nhiễm đất và ô nhiễm không khí,…

Ba là: Các cơ quan chức năng cùng các doanh nghiệp liên tục cập nhật những thông tin về sự biến đổi công nghệ của từng lĩnh vực sản xuất công nghiệp để tiến hành thay thế cho hiệu quả.

Bốn là: Các cơ quan chức năng phối hợp với các cơ sở sản xuất công nghiệp tiến hành phân loại dây chuyền công nghệ sản xuất để xác định hạng mục nào cần phải thay thế ngay, những hạng mục cần phải thay thế trong tương lai.

Năm là: Ưu tiên cho các dự án có áp dụng công nghệ mới; tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; có cơ chế khuyến khích khen thưởng đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sạch, ít tốn nguyên nhiên liệu, công nghệ có hàm lượng chất xám cao.

Sáu là: Không để các cơ sở sản xuất công nghiệp có công nghệ lỗi thời hoạt động, trước hết là các cơ sở sản xuất gạch thủ công ở thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao, nơi thải ra lượng CO lớn nhất trong tỉnh.

3.2.4.2. Áp dụng sản xuất sạch hơn trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp

Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Ðối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. Ðối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. Sản xuất sạch hơn đang là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao được nhiều quốc gia áp dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực từ phát triển công nghiệp tới môi trường.

Việc thực hiện sản xuất sạch hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Phú Thọ không chỉ bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho chính doanh nghiệp.

Trước hết tỉnh Phú Thọ cần tổ chức hội thảo, lớp tập huấn về sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp để doanh nghiệp thấy được lợi ích từ việc thực hiện sản xuất sạch hơn.

Tỉnh có thể tổ chức cho các đơn vị sản xuất công nghiệp đi tham quan, học tập mô hình điển hình về áp dụng sản xuất sạch hơn như sản xuất giấy tai công ty Tân Mai, sản xuất gạch tại công ty Thạch Bàn, sản xuất thực phẩm ở công ty Thiên Hương,…

Tỉnh khuyến khích, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất sang sản xuất sạch hơn.

Khuyến khích các đơn vị sản xuất công nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào bằng cách tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và giảm giá thành sản phẩm bằng cách tái chế lại phế phẩm công nghiệp như bã mía có thể làm nguyên liệu cho ngành giấy, bã sắn trong công nghiệp chế biến nông lâm sản có thể tái chế thành thức ăn cho cá, tái sử dụng lại nguồn nước trong sản xuất. Doanh nghiệp cũng có thể thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu, các yếu tố bảo quản để thân thiện với môi trường hơn như thay bao đựng bằng nilon xang sử dụng bao giấy,…

3.2.4.3. Giải pháp về nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất công nghiệp

Để bảo vệ môi trường trước những sức ép từ phát triển công nghiệp cần phải thực hiện rất nhiều biện pháp khác nhau, mỗi biện pháp tác động vào những người quản lý và người thực hiện ở một góc độ. Tất cả các biện pháp mang tính cưỡng chế, biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế chỉ có tác dụng ngay tức thời song lại không đảm bảo hiệu quả về lâu về dài. Muốn các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vừa đảm bảo sản xuất vừa tuân thủ quy trình bảo vệ môi trường phải tiến hành xây dựng ý thức cho họ. Do đó, tuyên truyền giáo dục được coi là biện pháp ít tốn chi phí nhất song hiệu quả lại mang tính bền vững nhất.

Để các biện pháp giáo dục tuyên truyền bảo vệ môi trường đối với các chủ thể sản xuất công nghiệp tại Phú Thọ đem lại hiệu quả, tỉnh Phú Thọ cần áp dụng các biện pháp sau:

- Đưa các chương trình giáo dục về vai trò của môi trường, bảo vệ môi trường vào trong các nhà trường, cộng đồng khu dân cư, nơi làm việc, trong các cơ sở sản xuất. Tỉnh Phú Thọ có thể xây dựng các chương trình giáo dục về môi trường như chương trình về vai trò của nước và tác hại của nguồn nước ô nhiễm cho đối tượng sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trong tỉnh. Phú Thọ cũng có thể xây dựng các chương trình giáo dục về mối quan hệ giữa sức khỏe, môi trường và phát triển công nghiệp phù hợp với từng đối tượng sản xuất hoặc từng khu vực địa lý nhất định.

- Tăng cường đa dạng hóa các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường từ chương trình cho các cấp học tới chương trình hành động trong thực tiễn sản xuất. Kết hợp chặt chẽ các chương trình giáo dục về môi trường với chương trình phát triển kinh tế. Khuyến khích cho việc đầu tư vào giáo dục đào tạo, mở rộng phát triển các loại ngành nghề có lợi cho việc cải thiện chất lượng môi trường.

- Tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo,… của tỉnh cũng như của từng địa phương nhằm thực hiện tuyên truyền cho chiến dịch bảo vệ môi trường nhất là trong sản xuất công nghiệp. Đưa các cơ sở gây ô nhiễm hoặc các cơ sở sản xuất có thành tích trong sản xuất cũng như bảo vệ môi trường lên các phương tiện thông tin đại chúng để làm gương. Hình thành và phổ biến rộng rãi ý thức văn hóa về môi trường, nâng cao nhận thức về giá trị chuẩn mực về sự ứng xử đơi với môi trường trong quá trình sản xuất.

- Công tác giáo dục tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho các chủ thể kinh tế tham gia quá trình sản xuất công nghiệp phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi nơi, mọi lúc hình thành nên một hệ tư tưởng ăn

sâu chi phối hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tỉnh cần phải có chính sách bắt buộc các chủ thể kinh tế tham gia sản xuất công nghiệp phải tham dự các lớp tập huấn bảo vệ môi trường theo định kỳ.

- Cần phải chỉ ra những nguy cơ, tác hại trực tiếp, gián tiếp tới môi trường, tới chính cuộc sống của cộng đồng do hoạt động sản xuất của họ gây ra từ đó khơi gợi cho họ ý thức hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường sống của chính bản thân họ và những người xung quanh.Cần làm cho những người sản xuất thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn bảo vệ môi trường. Công tác tuyên truyền giáo dục trước hết phải nhằm vào việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi công dân đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường. Phải làm cho những người tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp thấy rõ bảo vệ môi trường vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi chủ thể. Lấy những dẫn chứng cụ thể, sinh động như: làng ung thư ở Thạch Sơn, đời sống của dân cư xung quanh công ty TNHH Miwon làm điển hình trong giáo dục.

- Tuyên truyền giáo dục cho những cơ sở sản xuất công nghiệp thấy được tiến trình sản xuất của họ luôn gắn kết chặt chẽ với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của cả nước. Vì vậy, họ nhận thức được mục tiêu lợi nhuận của họ phải đặt trong những mục tiêu chung của cả nước.

3.2.4.3. Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và cho công tác bảo vệ môi trường

Vốn được coi là một trong những nguồn lực quyết định tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường nói riêng. Rất nhiều tác động xấu của phát triển công nghiệp tới môi trường liên quan tới việc thiếu vốn hoặc sử dụng vốn không có hiệu quả.

Muốn nền công nghiệp phát triển hiệu quả đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường sống tỉnh Phú Thọ đặc biệt là các doanh nghiệp cần có những biện pháp thu hút vốn và sử dụng vốn hợp lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Giải pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường:

Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp được huy động từ rất nhiều nguồn: các khoản vốn nhàn rỗi của dân cư, vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế - xã hội, nguồn vốn tích lũy cuả các doanh nghiệp, các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn viện trợ và vốn vay từ nước ngoài. Do vậy, huy động vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và vốn cho công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Phú Thọ phải tranh thủ từ các nguồn khác nhau:

Thứ nhất, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nước và tăng nguồn vốn tích lũy để đầu tư cho phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường tại tỉnh Phú Thọ như: Các cơ sở sản xuất công nghiệp cần tiết kiệm trong sản xuất, tăng cường tích lũy vốn và đầu tư cho phát triển. Chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao để có tích lũy và đầu tư trở lại dây chuyền sản xuất. Tỉnh hỗ trợ các cơ sở sản xuất về đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin về thị trường, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết để các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng vòng quay của vốn.

Khuyến khích các cá nhân, tổ chức có nguồn vốn dư thừa đầu tư vào sản xuất công nghiệp và làm giàu chính đáng. Kêu gọi các cá nhân, tổ chức ngoài tỉnh đầu tư vào sản xuất công nghiệp của tỉnh Phú Thọ, mở rộng các hình thức liên doanh, hợp tác với các cá nhân, tổ chức sản xuất công nghiệp các tỉnh bạn nhất là hợp tác về vốn, công nghệ trong phát triển công nghiệp hoặc các dự án bảo vệ môi trường. Thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, tăng cường đầu tư vốn ngân sách nhà nước đối với phát triển công nghiệp, đặc biệt là đối với các công trình, các dự án để bảo vệ môi

trường. Trong đầu tư vào công nghiệp các doanh nghiệp các nhà đầu tư thường lựa chọn đầu tư vào những lĩnh vực nào mang lại lợi nhuận cao, lựa chọn của họ thường tập trung vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất. Do đó họ ít đầu tư vào những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn, vòng quay của vốn chậm, lợi nhuận ít và các nhà đầu tư ít khi đầu tư vào các hạng mục nhằm bảo vệ môi trường. Vì vậy, Nhà nước cần phải tăng cường lượng vốn đầu tư vào một số ngành công nghiệp then chốt đồng thời tăng cường đầu tư ngân sách cho các công trình xử lý chất thải công nghiệp, hạn chế tác động tiêu cực của sản xuất công nghiệp tới môi trường như hệ thống cống chuyên dụng cho nước thải công nghiệp, bãi rác thải công nghiệp, đội ngũ chuyên thu gom chất thải công nghiệp trong các CCN, KCN… Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đầu tư vào công nghệ và xây dựng các hệ thống xử lý thải đáp ứng yêu cầu.

Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất công nghiệp của tỉnh đồng thời thu hút hợp tác với nước ngoài đầu tư vào các dự án xử lý chất thải công nghiệp.

* Nâng cao chất lượng việc sử dụng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và đầu tư bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp.

Thu hút vốn là việc làm vô cùng cần thiết để phát triển công nghiệp đồng thời bảo vệ môi trường trước tác động của phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, thu hút được nhiều vốn không hẳn đã làm cho tình hình sản xuất tốt hơn, môi trường được cải thiện hơn bởi nó còn phụ thuộc vào việc khai thác và sử dụng nguồn vốn như thế nào. Để có thể vừa tăng tốc độ phát triển công nghiệp vừa cải thiện môi trường trước sức ép của sản xuất công nghiệp những năm qua tỉnh Phú Thọ đã có nhiều hoạt động thúc đẩy việc khai thác và sử dụng vốn. Song ở một số lĩnh vực việc sử dụng vốn vẫn chưa thực sự hợp lý dẫn tới thất thoát nguồn lực. Do vậy, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư để vừa phát triển công nghiệp vừa bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách. Cần

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 115)