Tác động tới môi trường đất

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 64)

Đối lập với sự phát triển theo chiều hướng tích cực của sản xuất công nghiệp, giai đoạn gần đây, thực trạng môi trường đất đang có diễn biến xấu đi. Môi trường đất ở Phú Thọ đã có những biểu hiện ban đầu của sự thoái hóa và ô nhiễm. Hiện nay, số lượng các KCN, CCN, khu vực sản xuất công nghiệp tập trung không ngừng tăng lên về cả số lượng lẫn quy mô. Đồng thời với sự phát triển ấy, quỹ đất dành cho sản xuất công nghiệp ngày càng được mở rộng. Đặc

biệt các KCN, CCN và các khu vực sản xuất tập trung lại thường được phân bố ở những khu vực có địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp. Đây cũng là những nơi thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, vì vậy tình trạng sản xuất công nghiệp xâm lấn đất nông nghiệp là hiện tượng có thể thấy trước mắt.

Các hoạt động sản xuất công nghiệp đều có ảnh hưởng tới môi trường đất, tuy nhiên mỗi lĩnh vực sản xuất lại có tác động theo các chiều hướng với các dạng thức và mức độ khác nhau.

* Ô nhiễm, thoái hóa đất do tác động từ công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản:

Việc đẩy mạnh khai thác gắn liền với chủ trương chế biến sâu khoáng sản là chủ trương đúng đắn nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của khu vực miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Hiện nay, tỉnh có 232 đơn vị khai thác mỏ trên tổng số 124 mỏ được cấp phép, ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khai thác mỏ thủ công theo kiểu tự phát. Tuy nhiên việc khai thác mỏ trong những năm qua đang là yếu tố gây ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường trong đó điển hình nhất là ONMT đất. Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản thường chiếm một diện tích rất lớn nhất là đối với hệ thống mỏ mà trữ lượng thấp. Trong quá trình bóc tách và khai thác tại các mỏ này, nguy cơ xâm lấn đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Đặc biệt khu vực giàu khoáng sản của tỉnh phân bố chủ yếu ở phía Tây nơi có diện tích rừng phòng hộ khá lớn, hiện tượng phá rừng làm mất cân bằng sinh thái đã diễn ra tại một số địa phương. Một số loại khoáng sản có trữ lượng cao như caolin lại tập trung ở vùng đồng bằng dẫn tới tình trạng lấn đất nông nghiệp khi khai thác.

Các hoạt động khai thác khoáng sản đang là nguyên nhân phá vỡ hệ thống kết cấu, cấu tạo địa chất. Ở những khu vực có cấu tạo địa chất phức tạp, địa hình cao, độ kết dính lại thấp những tình trạng như đứt gãy, sụt lún đã xảy ra khi có tác động từ hoạt động khai thác.

Nguồn: Thoidaimoi.net

Trong quá trình bóc tách quặng và các thành phẩm, các phế phẩm và chất thải từ quá trình khai thác có khối lượng lớn. Vấn đề đổ thải trong những năm qua đã được quy hoạch, song vẫn có nhiều hiện tượng vi phạm dẫn tới đổ thải tràn lan lấn cả đất dùng cho các mục đích khác.

Tại một số mỏ, do không có kế hoạch hoàn nguyên môi trường, do vậy sau khi khai thác đã để lại những hố sâu cùng với những đống phế thải khổng lồ gặp lúc mưa to có thể gây ra tình trạng xói mòn, sụt lún, chôn lấp các vùng lân cận. Đặc biệt khi khai thác lượng mùn ở lớp đất mặt đã bị bóc tách, chôn vùi nên sau khai thác đất khó có thể sử dụng vào mục đích khác gây ra hiện tượng đất trống đồi núi trọc. Khối lượng chất thải từ các công trường khai thác lớn nhất là chất thải rắn như là đá sỏi, các hóa chất lọc quặng, tách quặng không được sử dụng hết đang là một trong những nguyên nhân tàn phá môi trường.

Bên cạnh đó, Phú Thọ vẫn tồn tại rất nhiều mỏ khai thác tự do với công cụ khai thác thô sơ, kỹ thuật khai thác mang tính thủ công như khai thác caolin ở Lâm Thao, Tam Nông, khai thác đá ở Thanh Ba, Đoan Hùng, khai thác cát sỏi khu vực sông Lô chảy qua. Tình trạng ONMT đất tại những khu vực này diễn ra phổ biến.

Hộp 2.1: Ô nhiễm môi trƣờng do khai thác và chế biến khoáng sản ở Sơn Thủy - Phú Thọ.

Xí nghiệp Khai thác - dịch vụ khoáng sản và hoá chất phú Thọ thường dùng mìn phá đá. Mỗi khi mìn nổ, nhà cửa lại rung lên. trước đây suối có độ sâu 2m, vẫn có đường dân sinh ven suối. Bãi thải không có bờ che chắn nên đất đá xô lấp đầy suối lấn cả đường đi, bây giờ muốn qua phải lội qua lớp đất, bột đá dày.

* Các hoạt động sản xuất và chế biến công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển thì lượng đổ thải từ các cơ sở ngày càng tăng về quy mô, đa dạng các loại từ lỏng, khí và rác thải trong đó có chất thải rắn công nghiệp. Bất kỳ một dạng thải nào cũng tác động tới môi trường đất. Các chất độc dạng khí sẽ theo mưa rơi xuống đất, các chất thải dạng lỏng sẽ thẩm thấu xuống đất gây ra suy thoái, gây ra ONMT đất một cách gián tiếp. Nguy hiểm nhất, có tác động trực tiếp nhất tới môi trường đất chính là tác động từ lượng rác thải công nghiệp trong đó có chất thải rắn công nghiệp.

Chất thải rắn công nghiệp bao gồm cả chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn công nghiệp nguy hại được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp trên toàn tỉnh. Trong tổng lượng chất thải rắn thì chất thải rắn do công nghiệp tạo ra chiếm tỷ lệ cao nhất vào khoảng 60% đạt 82325,595 tấn/ngày. Những ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và chế biến lâm sản là có lượng chất thải rắn cao nhất chiếm khoảng trên 50% tổng lượng chất thải rắn toàn tỉnh. Xỉ pyrite chiếm 22,7%, xỉ than tạo ra từ các cơ sở công nghiệp chiếm 15%, các phế phẩm thủy tinh chiếm 5,5%, chất thải rắn từ công nghiệp dệt may chiếm 1,4% , các ngành công nghiệp còn lại lượng chất thải rắn được tạo ra chiếm tỷ trọng dưới 1% mỗi loại.(Phụ lục 2)

Trong tổng số lượng chất thải rắn công nghiệp, ước tính chất thải rắn công nghiệp nguy hại chiếm khoảng 2%. Tuy lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại chiếm tỷ lệ nhỏ song mức độ phá hoại môi trường lại rất lớn. Trong đó các cơ sở sản xuất giấy, sản xuất ắc quy, dệt may là những đơn vị tạo ra lượng chất thải nguy hại lớn (trên 10000 kg/năm).

Hai khu vực có lượng chất thải công nghiệp lớn nhất là Việt Trì và Lâm Thao. Đây là hai địa phương tập trung số lượng lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các cơ sở có lượng chất thải lớn. Hai địa phương này thải ra 51628,84 tấn/năm.

Thản - Phù Ninh, tuy nhiên số lượng chất thải được thu gom và xử lý còn thấp chỉ chiếm 60% lượng chất thải rắn công nghiệp được tạo ra. Như vậy, còn một lượng chất thải rất lớn không loại trừ chất thải rắn công nghiệp nguy hại đã phát tán trong môi trường, nhất là môi trường đất. Phú Thọ chưa xây dựng khu xử lý chất thải rắn nguy hại, hiện tượng rò rỉ phát tán từ các bãi rác thải ra môi trường đất là không thể tránh khỏi.

Dưới những tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp như trên, môi trường đất của tỉnh trong những năm qua đã có sự biến đổi nhất định:

- Độ pH của đất trên toàn tỉnh Phú Thọ giao động từ 5,6 đến 7,1. Độ pH này chứng tỏ là đất ở Phú Thọ không quá chua cũng không quá kiềm. Tuy nhiên độ pH của đất tại một số địa phương có xu hướng giảm nhẹ như Phù Ninh, Lâm Thao và Tam Nông. Đây là những địa phương có số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời lượng đổ thải cũng tăng lên tương ứng trong thời gian gần đây. Nếu như trong những năm tới Phú Thọ không có chiến lược phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường đất hợp lý thì tốc độ kiềm hóa và chua hóa đất sẽ tăng lên đe dọa tới các yếu tố sản xuất và sinh hoạt.

- Lượng mùn trong đất có sự chênh lệch ở nhiều địa phương. Nếu như ở thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, huyện Cẩm Khê và huyện Thanh Thủy hàm lượng mùn trong đất có xu hướng tăng lên thì hầu hết các địa phương còn lại hàm lượng mùn trong đất không có sự thay đổi.Những huyện mà công nghiệp phát triển còn ít, các cơ sở sản xuất công nghiệp chưa nhiều như Yên Lập, Cẩm Khê là những nơi mà hàm lượng mùn trong đất cao. Ngược lại những địa phương công nghiệp phát triển, mật độ các cơ sở công nghiệp dày đặc như ở thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, hàm lượng mùn trong đất tương đối thấp. Khoảng chênh lệch giữa vùng đất có hàm lượng mùn cao nhất và thấp nhất trong tỉnh là 20 lần.

những địa phương có ít các cơ sở sản xuất công nghiệp như Yên Lập, Cẩm Khê. Ngược lại những địa phương tập trung nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp như Lâm Thao, Việt Trì hàm lượng ni tơ dễ tiêu trong đất thấp. Năm 2009, hàm lượng Ni tơ dễ tiêu trong đất ở thành phố Việt Trì chỉ bằng 1/17 so với hàm lượng Ni tơ dễ tiêu trong đất của huyện Yên Lập, bằng 1/10 so với hàm lượng ni tơ dễ tiêu trong đất ở huyện Cẩm Khê.

- Hàm lượng các kim loại nặng trong đất ở Phú Thọ gồm Al, Cu, Fe, Mn nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ. Đột biến có những địa phương hàm lượng các kim loại nặng trong đất tăng với tốc độ cao như hàm lượng sắt trong đất ở Việt Trì tăng lên gấp đôi chỉ trong 2 năm 2008 đến năm 2009. Năm 2008, Việt Trì đứng thứ 8 trong toàn tỉnh về hàm lượng sắt trong đất nhưng tới năm 2009 Việt Trì đã dẫn đầu. Việt trì, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Sơn là những nơi nhiễm các kim loại nặng trong đất với tốc độ nhanh nhất.

Biểu đồ 2.2: Diễn biến của hàm lƣợng sắt trong đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Mặc dù đất ở Phú Thọ tại một số địa phương tập trung lớn sản xuất công nghiệp đã và đang có dấu hiệu của sự suy thoái, ô nhiễm như sụt lún, sói lở, xuất hiện tình trạng thay đổi một số thành phần trong đất. Tuy nhiên, sự suy thoái chỉ diễn ra mang tính chất cục bộ. Hầu như các tiêu chuẩn về đất ở Phú Thọ vẫn ở trong giới hạn cho phép, điều này chứng tỏ đất ở đây vẫn có khả năng tự làm sạch. Nếu công tác bảo vệ môi trường trong những năm tới được thực hiện hợp lý và chặt chẽ cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp

Phú Thọ sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất những thiệt hại do ONMT đất.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 64)