Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 86)

2.2.4.1. Công nghệ sử dụng trong sản xuất công nghiệp

Trình độ công nghệ sản xuất có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động, chi phí đầu vào đầu ra, chất lượng sản phẩm công nghiệp và môi trường. việc

sử dụng công nghệ trong sản xuất công nghiệp có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Phú Thọ là tỉnh phát triển công nghiệp khá sớm, với nhiều ngành công nghiệp có tính chất truyền thống so với nhiều địa phương trong cả nước. Đây có thể được coi là lợi thế của tỉnh, tuy ngiên cũng là thách thức khi những cơ sở sản xuất công nghiệp trong những ngành truyền thống vẫn duy trì một nền công nghệ lỗi thời lạc hậu trước đây.

Nguồn: Baomoi.com

Thứ hai, sản xuất công nghiệp ở Phú Thọ chủ yếu vẫn còn ở dạng manh mún, nhỏ lẻ, thậm chí ở nhiều lĩnh vực phát triển công nghiệp còn mang tính tự phát việc áp dụng công nghệ hiện đại là vô cùng khó khăn. Nhiều địa phương các cơ sở nhỏ còn áp dụng công nghệ nhỏ lẻ, truyền thống đã lỗi thời lạc hậu tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường.

Thứ ba, Sử dụng công nghệ thiếu đồng bộ cũng là nguyên nhân dẫn tới ONMT không được giải quyết triệt để. Tại Phú Thọ, rất nhiều cơ sở sản xuất

Hộp 2.3: Tình trạng công nghệ sản xuất lạc hậu tại nhiều cơ sở sản xuất công ghiệp ở tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là địa phương có nền công nghiệp phát triển khá sớm, từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng. Trải qua quá trình khai thác và sử dụng, đến nay phần lớn các công nghệ, thiết bị sản xuất đã lạc hậu, xuống cấp, mức độ gây ô nhiễm lớn và khả năng khắc phục rất khó khăn, nhiều nhà máy, xí nghiệp từng là điểm nóng về ô nhiễm môi trường.

Được coi là một trong những "điểm nóng" gây ô nhiềm môi trường, Công ty Xu-pe Phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao nằm trên địa bàn huyện Lâm Thao chuyên sản xuất, kinh doanh các loại phân bón, hóa chất phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và quốc phòng. Công ty được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1962, đến nay nhiều thiết bị sản xuất đã lạc hậu, xuống cấp.

công nghiệp tiến hành đổi mới trang thiết bị, tuy nhiên nếu thay mới hoàn toàn sẽ phải tốn một kinh phí lớn. Vì vậy, nhiều cơ sở chọn giải pháp thay thế từng phần. Dù có hạn chế được ô nhiễm nhưng tại những khâu chưa được đổi mới lượng phát thải vẫn rất cao.

Thứ tư, mặc dù nhiều cơ sở sản xuất đã ý thức được sự liên quan của yếu tố công nghệ với môi trường, đã tiến hành thay thế hệ thống máy móc cũ lạc hậu và sản xuất theo dây chuyền tương đối hiện đại. Tuy nhiên, do giới hạn của kỹ thuật, tác hại đối với môi trường nhất là trong những ngành có lượng phát thải cao và độ độc hại của lượng phát thải lớn vẫn chưa được giải quyết triệt để.

2.2.4.2. Quy hoạch và đầu tư phát triển công nghiệp

Trong quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ thường trong 10 năm hoặc 20 năm. Việc lựa chọn các ngành công nghiệp và lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp, lựa chọn nơi tập trung sản xuất là việc làm hết sức có ý nghĩa. Tuy nhiên, trong quy hoạch phát triển công nghiệp, tỉnh chưa tính tới tác hại tới môi trường. Điều đó được thể hiện như sau:

Quy hoạch về phát triển công nghiệp được xây dựng không khoảng thời gian tương đối dài (thường là 5 năm, 10 năm, 20 năm). Lúc tiến hành xây dựng quy hoạch, tỉnh thường căn cứ vào tình hình lúc xây dựng. Tại thời điểm ấy, tác hại của phát triển công nghiệp tới môi trường còn chưa được quan tâm nhiều, vì vậy việc quy hoạch chủ yếu chỉ tính tới lợi ích về mặt kinh tế - chính trị - xã hội chứ không nhiều quy hoạch tính tới lợi ích về môi trường. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhiều ban quản lý của địa phương khi lựa chon lĩnh vực sản xuất công nghiệp mới chỉ tính tới lợi ích kinh tế mà chưa tính tới tác động khác trong đó có môi trường. Họ không coi tổn thất của môi trường cũng là một tổn thất về kinh tế xã hội.

những nơi có điều kiện thuận lợi sẽ là những nơi tập trung phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp. Điều này dẫn tới lượng phát thải ô nhiễm không đồng đều thường tập trung cao vào một số khu vực nhất định như Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh.

Đầu tư cho phát triển công nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Quá trình đầu tư này không chỉ thuộc về nhà nước mà các doanh nghiệp cũng chịu một phần trách nhiệm.

Đối với việc đầu tư của nhà nước, có thể thấy những năm qua tỉnh Phú Thọ đã ý thức khá rõ mối liên hệ giữa phát triển công nghiệp tới môi trường. Tỉnh đã dành một nguồn ngân sách cho công tác bảo tồn môi trường như: nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, xây dựng lại hệ thống cống rãnh thoát nước, quy hoạch và xây dựng những bãi thải công nghiệp lớn có đủ tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, mức độ đầu tư của tỉnh so với tốc độ phát triển công nghiệp và mức thải của công nghiệp là chưa thực sự phù hợp. Trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có một bãi rác dành riêng cho những chất thải công nghiệp nguy hại, những bãi rác thải công nghiệp đã được xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó những chất thải này phát tán ra môi trường, làm tổn hại không nhỏ tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Đối với việc đầu tư của doanh nghiệp, mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, do đó tiết kiệm chi phí là điều kiện nhằm nâng cao lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách khi xây dựng bỏ qua việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, do chi phí cho hạng mục này tương đối cao. Có cơ sở đã có hệ thống xử lý thải, song trong sản xuất lại không vận hành hệ thống này, tức là xây dựng chỉ mang tính hình thức để che mắt các cơ quan quản lý Nhà nước còn chất thải vẫn được xả thẳng ra môi trường.

2.2.4.3. Quản lý về phát triển công nghiệp

Quản lý của Nhà nước về tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường được thể hiện ngay từ những khâu đầu tiên là quy hoạch sản xuất,

thẩm định và phê duyệt dự án cho tới thanh tra, kiểm tra giám sát, thi hành các biện pháp trong quản lý. Ở bất cứ khâu nào mà quản lý không tốt đều dẫn tới những tổn hại tới môi trường ở những mức độ nhất định.

Hiện nay, tỉnh Phú thọ đã có đầu tư nhất định trong công tác quản lý từ đội ngũ cán bộ tới quy trình thực hiện công tác quản lý. Song công tác quản lý về tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường của tỉnh vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Do đó, vấn nạn về ONMT ở tỉnh Phú Thọ trong nhiều hạng mục chưa được xử lý triệt để.

Ngoài công tác quy hoạch, lên kế hoạch thực thi, thẩm định và phê duyệt dự án cũng quyết định tới quản lý phát triển công nghiệp tác động tới môi trường. Tỉnh Phú Thọ mặc dù có nhiều cố gắng song công tác thẩm định và phê duyệt dự án công nghiệp còn nhiều vấn đề đáng quan tâm: Đội ngũ có chuyên môn tham gia thẩm định dự án còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong cả hai lĩnh vực công nghiệp và môi trường, việc phê duyệt dự án đôi khi còn thiếu kiên quyết nhất là kiên quyết, xóa bỏ những dự án có nguy cơ gây tổn hại lớn tới môi trường, đặc biệt khi thẩm định và phê duyệt dự án cán bộ quản lý vẫn thiên về nguồn lợi kinh trước mắt mà ít quan tâm tới tác động lâu dài.

Sau khi các dự án đi vào hoạt động, công tác thanh tra giám sát sẽ đảm bảo cho các dự án đi đúng mục tiêu đã định. Yêu cầu đối với công tác thanh tra, giám sát là phải nhanh chóng, kịp thời, thường xuyên và chính xác. Phú Thọ đã đầu tư rất lớn cho công tác thanh tra giám sát cả về nhân lực và vật lực. Công tác thanh tra và giám sát trong những năm qua đã ngăn chặn rất nhiều hoạt động gây tổn hại tới môi trường nhất là trong công nghiệp. Tuy nhiên, công tác thanh tra, giám sát của tỉnh Phú Thọ vẫn chưa được tiến hành thường xuyên do đó có trường hợp khi các cơ sở sản xuất công nghiệp đã gây ra hậu quả bị nhân dân phát hiện và khiếu nại thì cơ quan chức năng mới vào cuộc. Lực lượng tham gia thanh tra, giám sát chưa nhiều, trình độ chuyên

môn chưa đáp ứng yêu cầu, vật tư dù đã được trang bị song chưa đủ do đó, khi thực hiện quan trắc đo đạc lại bỏ sót các hiện tượng nghiêm trọng.

Tất cả các công tác trên muốn đem lại hiệu quả đều phải phụ thuộc rất lớn vào việc thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Ở Phú Thọ, việc thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường đã được tiến hành với nhiều biện pháp cả biện pháp hành chính, biện pháp cưỡng chế, biện pháp kinh tế lẫn biện pháp giáo dục. Tuy nhiên hiệu quả của việc thi hành các biện pháp này chưa cao.

2.2.4.4. Ý thức của những cơ sở sản xuất về tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường

Những tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường phụ thuộc rất lớn vào ý thức của những người tham gia sản xuất. Nếu những người tham gia sản xuất có ý thức về những tác hại từ việc sản xuất của mình tới môi trường, cùng tìm cách để hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại về môi trường thì môi trường vẫn có khả năng đáp ứng nhu cầu tồn tại. Ngược lại, nếu như những người tham gia sản xuất công nghiệp không ý thức được những tác hại của môi trường sẽ dẫn tới những tổn hại lớn mà nhiều năm trong tương lai chưa chắc đã cải tạo phục hồi lại được.

Ở Phú Thọ, nhận thức của những cơ sở sản xuất về những tác động của phát triển công nghiệp nhất là những tác hại của nó tới môi trường là không đồng đều: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ chưa ý thức được những tác hại của sản xuất công nghiệp tới môi trường. Đến khi những hậu quả do tác hại đó được biểu hiện ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của chính bản thân họ, lúc đó những thiệt hại vô cùng to lớn không chỉ về vật chất mà còn về tính mạng con người (ví dụ: xuất hiện làng ung thư ở Thạch Sơn - Lâm Thao). Hoặc tới lúc những cơ quan chức năng vào cuộc họ mới ý thức được tác hại do sản xuất của mình gây ra.

- Một số cơ sở sản xuất công nghiệp đã nhận thức được những tác hại đối với môi trường do quá trình sản xuất của mình tạo nên, tuy nhiên họ không đủ vốn, nhân lực để xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm hoặc thay thế những công nghệ gây nhiều ô nhiễm. Hơn thế nữa, nhiều doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận, bất chấp những thiệt hại về môi trường, sản xuất và tăng trưởng bằng mọi giá mà hy sinh lợi ích của xã hội. Thậm chí, có doanh nghiệp đã xây dựng các công trình xử lý chất thải, song trong sản xuất lại không vận hành chúng để tiết kiệm chi phí.

- Chỉ có số ít các cơ sở nhận thức rõ những tác hại của sản xuất công nghiệp tới môi trường và gắn nhận thức đó vào thực tiễn, tức là họ đã tiến hành những điều chỉnh trong công nghê, trong quy trình sản xuất và đầu tư vào công tác xử lý các nguồn thải trước khi đưa vào môi trường. Song số các cơ sở như vậy còn rất ít, hầu hết là các cơ sở sản xuất lớn với số vốn đầu tư cao như: công ty giấy Bãi Bằng, công ty hóa chất và supe Phốt phát Lâm Thao, Công ty chè Phú Bền,… Tuy nhiên, vẫn chưa có biện pháp khắc phục triệt để những tác động tiêu cực tới môi trường do hạn chế về kỹ thuật.

Tóm lại, phát triển công nghiệp là một chủ trương đúng đắn đã tạo ra một sức sống mới cho nền kinh tế. Những năm qua sự phát triển công nghiệp đã đem lại cho tỉnh Phú Thọ một diện mạo mới, với tốc độ tăng trưởng cao, phát triển công nghiệp không chỉ làm biến đổi đời sống kinh tế mà còn tác động tích cực tới đời sống xã hội, văn hóa, chính trị,… Phát triển công nghiệp không chỉ là tiền đề để tỉnh Phú Thọ đạt được mục tiêu chung của cả nước trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mà còn là tiền đề phát huy lợi thế đưa tỉnh nhà thành địa phương tiến tới phát triển bền vững.

Bên cạnh những thành tựu mà quá trình phát triển công nghiệp đem lại, phát triển công nghiệp tại tỉnh Phú Thọ còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp nhiều năm vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, quy mô các cơ sở sản xuất công nghiệp còn nhỏ, một số lĩnh

vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Đặc biệt trong phát triển công nghiệp chưa chú trọng nhiều tới công tác bảo vệ môi trường. Do đó có nhiều biểu hiện của sự suy thoái môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất. Ô nhiễm nặng nề nhất tại Phú Thọ là ô nhiễm nước đặc biệt tại các ao hồ trong làng nghề và nước sông Hồng do hoạt động sản xuất công nghiệp hai bên bờ. Tình trạng này đang là một thách thức lớn gây tổn thất không nhỏ cho kinh tế - xã hội của tỉnh, không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai. Không những thế, nó còn đe dọa cả tới việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng vấn đề tác động của phát triển công nghiệp tác động tới môi trường là rất cần thiết. Trên cơ sở chỉ rõ được những tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường đất, nước, không khí và nguyên nhân của những tác động đó để có thể đề xuất giải pháp cụ thể mang lại hiệu quả cao.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƢỜNG

Ở TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 86)