Các chính sách liên quan

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 107)

3.2.1.1. Đối với Nhà nước

- Thể chế chính trị:

Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới khi xây dựng đường lối, mục tiêu, kế hoạch phát triển đất nước đều phải căn cứ vào tính chất của thể chế chính trị. Việt Nam đang trong quá trình đi tắt đón đầu quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để đạt được mục tiêu đó Việt Nam không những phải tạo tiền đề để có tăng trưởng nhanh về kinh tế, đồng thời gắn sự tăng trưởng ấy với bảo vệ môi trường. Thực tế hơn nửa thế kỷ tồn tại đã chứng minh thể chế chính trị mà Việt Nam đã và đang duy trì đem lại những bước tiến lớn.

Trong những năm tiếp theo để tất cả các hệ thống chính sách, kế hoạch, quy hoạch được thực hiện và đem lại hiệu quả như mong muốn Việt Nam cần phải duy trì một thể chế chính trị ổn định và tiến bộ. Trong đó, phải quán triệt tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” tức là cả nước phải kiên định mục tiêu lâu dài tiến lên chủ nghĩa xã hội song cũng cần tùy vào điều kiện hoàn cảnh mà có sự điều chỉnh linh hoạt.

Phát triển công nghiệp là một lựa chọn đúng đắn, tuy nhiên phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường thì không phải quốc gia nào cũng có thể thực hiện được. Muốn chứng minh tính đúng đắn của chế độ chính trị mà chúng ta đã lựa chọn, Việt Nam cần phải vừa tạo những bước đột phá trong sản xuất, vừa giải quyết được vấn đề xã hội trong đó môi trường là vấn đề cần quan tâm trước nhất.

Để có được kết quả ấy, đất nước cần kiện toàn lại hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng và đội ngũ lãnh đạo. Việt Nam cần phải đưa vấn đề phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường vào cương lĩnh phát triển đất nước, vào nghị quyết của các Đại hội Đảng. Việt

Nam phải xác định phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chiến lược, xuyên suốt.

- Hệ thống luật pháp và các văn bản của nhà nước:

Nhà nước phải thống nhất xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất là trong vấn đề mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường.

Trước tình hình ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng, Quốc hội cần xem xét sửa đổi, thay thế hoặc bổ sung một số điều luật cho phù hợp với tình hình mới.

Đối với các điều luật vẫn trong hiệu lực thi hành, cần phải có hướng dẫn đi kèm nếu điều kiện thay đổi.

Các văn bản mà Nhà nước ban hành cần phải thống nhất với luật, tránh trường hợp nội dung của chính sách này mâu thuẫn với nội dung của chính sách kia.

Các chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường cần phải kịp thời, đúng thời điểm, không để tình trạng khi chính sách được ban hành thì hoàn cảnh thay đổi khiến cho chính sách lỗi thời phải thay bằng chính sách khác.

3.2.1.2. Đối với tỉnh Phú Thọ

* Muốn quản lý tốt vấn đề bảo vệ môi trường trước những tác động của phát triển công nghiệp, trước hết tỉnh Phú Thọ phải kiện toàn hệ thống nhân sự.

+ Nâng cao chất lượng của các cấp có thẩm quyền ra quyết định:

Để giảm thiểu những thiệt hại về môi trường do tác động của phát triển công nghiệp gây ra ở tỉnh Phú Thọ, cần phải có quyết định hợp lý. Tuy nhiên, những quyết định ấy lại phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các cấp có thẩm quyền. Nâng cao chất lượng của các cấp có thẩm quyền ra quyết định là việc làm cần thiết:

- Tổ chức các khóa học, các chương trình, các khóa đào tạo về việc xây dựng quy hoạch và ra quyết định cho lãnh đạo từ cấp tỉnh, cấp huyện cho tới

cả cấp cơ sở.

- Có chế độ khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường tự nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới về hoạt động công nghiệp cũng như công tác bảo vệ môi trường.

- Chủ động tổ chức cho các cấp lãnh đạo, các cấp có thẩm quyền tiếp xúc với các mô hình phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường điển hình trong nước và ngoài nước như tham quan, tập huấn,…

+ Xây dựng đội ngũ tham mưu có chất lượng cao:

Trong hoạt động ra quyết định của các cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh Phú Thọ, không phải người ra quyết định nào cũng có chuyên môn sâu về lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc lĩnh vực môi trường. Chính vì vậy xây dựng một đội ngũ chuyên gia có chất lượng cao nhằm tham mưu cho các cấp lãnh đạo để có những quyết định đúng đắn là việc làm không thể thiếu. Đội ngũ tham mưu của tỉnh cần phải nâng cao chất lượng hơn nữa:

- Lựa chọn những cán bộ có trình độ và tổ chức bố trí họ vào các bộ phận tham mưu theo đúng trình độ, tránh sắp xếp những cán bộ không đúng chuyên môn làm ảnh hưởng tới kết quả của việc ra kế hoạch và ra quyết định.

- Khẩn trương đào tạo nâng cao trình độ và liên tục cập nhật tình hình mới đối với đội ngũ đang làm công tác tham mưu các cấp đặc biệt là đội ngũ tham mưu cấp cơ sở.

- Liên tục bổ sung những cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về hoạt động sản xuất công nghiệp và môi trường làm quen và tham gia công tác tham mưu theo từng cấp độ phù hợp.

- Hợp tác với các chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm trong quản lý hoạt động của sản xuất công nghiệp và quản lý bảo vệ môi trường; có thể phối hợp với bên ngoài nhất là các chuyên gia nước ngoài trong những vấn đề mà đội ngũ tham mưu các cấp trong tỉnh và trong nước chưa giải quyết được.

+ Thu hút nhân tài:

- Tỉnh phải có chính sách đãi ngộ tương xứng cả về vật chất và tinh thần như: chỗ ở, chỗ học tập, cơ hội nâng cao trình độ, biên chế, lương, thưởng,…đối với những cán bộ có trình độ trong các lĩnh vực của ngành công nghiệp và đặc biệt đãi ngộ thu hút cán bộ có trình độ trong lĩnh vực môi trường.

- Sắp xếp cho những người có trình độ trong hai lĩnh vực công nghiệp và môi trường được làm việc theo đúng chuyên môn.

- Sẵn sàng tiếp nhận lao động có trình độ đại học về môi trường, nhất là chuyên ngành chất thải và quản lý, công nghệ xử lý chất thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo điều kiện cho người tài được cống hiến, được tôn vinh kịp thời và xứng đáng.

* Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trước sức ép từ phát triển công nghiệp:

Để khắc phục những sự cố về môi trường cũng như ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường diễn ra phổ biến tại các địa phương trong toàn tỉnh đòi hỏi phải có một lượng vốn không nhỏ. Hiện tại, số vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường do tác động của phát triển công nghiệp của Phú Thọ còn thiếu, phân bổ nguồn vốn còn chưa đồng đều. Thực trạng này dẫn tới hậu quả là thiếu thốn về trang thiết bị máy móc, nhân lực hoạt động trong lĩnh vực quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, đội ngũ khắc phục sự cố. Điều đó làm chậm tiến độ của các hạng mục đầu tư và có thể làm phá sản nhiều kế hoạch về bảo vệ môi trường trong khi sức ép từ phát triển nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng ngày càng gay gắt.

Tăng cường đầu tư và đầu tư hợp lý cho công tác quản lý việc bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết đối với tỉnh Phú Thọ.

Trước hết, Phú Thọ cần tính toán lại các hạng mục đầu tư nhằm có kế hoạch đầu tư với số vốn hợp lý hơn. Ưu tiên đầu tư trang thiết bị máy móc quan

trắc tại những nơi ô nhiễm nghiêm trọng như: tại cửa xả của các nhà máy dọc theo sông Hồng, trong các làng nghề, tại những khu vực khai thác và chế biến khoáng sản của huyện Thanh Sơn, khu vực sản xuất xi măng ở huyện Thanh Ba và các khu vực tập trung nhiều cơ sở suất công nghiệp như Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao; có vốn dự trữ cho các công trình mang tính chiến lược trong tương lai. Muốn vậy, tỉnh phải tăng cường khuyến khích phát triển sản xuất bởi chỉ có tăng trưởng kinh tế mới có nguồn thu ngân sách chi cho bảo vệ môi trường.

Ngoài nguồn thu ngân sách, Phú Thọ cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, trang thiết bị, phương pháp quản lý… nhất là đối với các vấn đề môi trường liên quan tới các địa phương trong khu vực.

Thu hút nguồn vốn vay, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế là giải pháp cần thiết đối với tỉnh Phú Thọ. Hiện nay, Phú Thọ mới chỉ tranh thủ được sự hỗ trợ của Đan Mạch, tuy nhiên so với nhu cầu còn quá ít ỏi. Phú Thọ có thể tiếp cận học hỏi thu hút vốn, công nghệ từ các quốc gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài ra, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút sự quan tâm cũng như vốn đầu tư bảo vệ môi trường từ cộng đồng.

* Các hoạt động giám sát, quan trắc, công tác khắc phục tình trạng ô nhiễm và cảnh báo ONMT:

- Căn cứ vào việc chấp hành các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các báo cáo ĐTM và bản ký cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư để thực hiện các hoạt động giám sát, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm.

- Yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phải lập ĐTM hàng năm. Kiên quyết đình chỉ hoạt động của các doanh nghiệp không trình báo cáo.

cam kết bảo vệ môi trường trước khi đưa vào hoạt động.

Đối với các cơ sở phải tiến hành các biện pháp khắc phục sửa chữa hậu quả do mình tạo ra cần đôn đốc thực hiện như: bắt buộc các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản phải tiến hành san lấp mặt bằng và hoàn nguyên môi trường đất sau khi khai thác tại các công trường khai thác khoáng sản ở Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba. Chỉ đạo các cơ sở sản xuất dọc hai bên bờ sông Hồng, đặc biệt là công ty giấy Lửa Việt, công ty dệt KangRim, công ty TNHH Miwon nhanh chóng hoàn thiện các bể lọc, bể chứa, và đường ống dẫn thải đúng tiêu chuẩn quy định. Đối với các cơ sở phải tiến hành các biện pháp khắc phục sửa chữa hậu quả, trước khi cho phép hoạt động trở lại hoặc xang nhượng, chuyển đổi cần phải thực hiện công tác phúc tra, kiểm tra độ an toàn của công trình. Chuẩn bị nhân, vật lực để tiến hành nghiệm thu công tác sửa chữa khắc phục hậu quả đối với các cơ sở như nhà máy chè Thanh Ba, công ty xi măng Sông Thao, công ty giấy Bãi Bằng, công ty hóa chất và supe phốt phát Lâm Thao.

Phân cấp quản lý rõ ràng đối với các cấp cơ quan quản lý để dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện trong quá trình giám sát, tạo cơ hội cho việc kịp thời phát hiện sự cố, đôn đốc sửa chữa.

Ưu tiên đầu tư vốn mua mới các trang thiết bị đo đạc, hiện đại hóa các trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế và theo diễn biến tình hình ô nhiễm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm của cơ sở sản xuất công nghiệp về môi trường đặc biệt là ở tuyến cơ sở, tránh trông chờ vào cơ quan cấp tỉnh.

Từ số liệu thực tiễn thu được, Phú Thọ cần đưa ra được cảnh báo về quy mô, mức độ ô những của dự án không chỉ tương lai gần mà còn ở tương lai xa hơn.

* Áp dụng thu phí nước thải triệt để theo Nghị định 67 và thuế môi trường đã ban hành:

Trên cơ sở những văn bản pháp luật như: nghị định 67 về thu phí nước thải và luật thuế môi trường ban hành năm 2010, Phú Thọ tiến hành thu phí nước thải và thuế môi trường một cách triệt để.

Phú Thọ cần phải nhanh chóng phân loại các cơ sở công nghiệp trong diện thu phí nước thải và đóng thuế môi trường.

Tỉnh luôn theo dõi mức độ sản xuất và tốc độ, trữ lượng chất thải từ các đơn vị này để có thể thu đúng, thu đủ tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước. Đối với những doanh nghiệp không chấp hành theo đúng quy định cần phải đình chỉ hoạt động sản xuất và xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 107)