Công tác phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở tỉnh

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 98)

tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua

3.1.4.1. Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ

đã tiến hành xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến 2020. Trong đó, chiến lược đã đề cập tới nhiều chỉ tiêu liên quan tới bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp:

* Giai đoạn I : Từ năm 2008 đến năm 2015

Để hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, tỉnh Phú Thọ đưa ra rất nhiều chỉ tiêu liên quan tới công nghiệp và bảo vệ môi trường: 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch hoặc có thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh được phê duyệt báo cáo ĐTM; 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp chứng chỉ ISO 14001; 40% các khu đô thị, 70% các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ; quản lý và xử lý 100% chất thải nguy hại phát sinh; xử lý triệt để các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước tình trạng ONMT do tác động của phát triển công nghiệp, chiến lược đã khẳng định cần thiết phải có những biện pháp khắc phục nhằm cải thiện môi trường:Cơ bản hoàn thành cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt ở tất cả các đô thị và các khu, cụm công nghiệp. Giải quyết cơ bản các điểm “nóng” ô nhiễm môi trường; 80% chất thải rắn được thu gom và 20% được tái chế; quản lý chất lượng nước các lưu vực sông, ngòi nhận nước thải từ cơ sở sản xuất công nghiệp”.

Khôi phục hệ sinh thái: phục hồi 100% khu vực khai thác khoáng sản theo đề án đã được duyệt; kiểm soát cơ bản được chất lượng môi trường nước các lưu vực sông đặc biệt là sông Lô; 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001;

* Giai đoạn II: Từ năm 2015 đến năm 2020

Trong giai đoạn này, chiến lược đưa ra những định hướng cho công tác bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ môi trường do những tác động từ sản xuất công nghiệp. Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Phú Thọ phấn đấu đạt được một

số chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp như: 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch; 80% các sơ sở sản xuất kinh doanh được chứng chỉ ISO14001; 100% đô thị, khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt TCCP; hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế; 100% sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.

3.1.4.2. Triển khai thực hiện bảo vệ môi trường ở địa phương từ chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

Trong những năm gần đây việc thực hiện cụ thể hóa văn bản pháp luật, quy định, cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch BVMT quốc gia đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm. Nhằm tạo sự phù hợp hài hoà giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế cụ thể: tỉnh xây dựng ban hành Chiến lược Bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 25/5/2005 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW và giao Ban cán sự UBND tỉnh xây dựng Chương trình kế hoạch hành động tổ chức triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động số: 1751/CT- UBND, ngày 14/9/2006 về Bảo vệ môi trường giai đoạn 2006- 2010. UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên và môi trường: Quyết định số 3485/2007/QĐ- UBND ngày 25/12/2007 về Quy định một số điểm cụ thể về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; Chỉ thị số 03/CT- UBND ngày 16/01/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản; Quyết định số 1107/2008/QĐ- UBND ngày 24/4/2008 về ban hành quy định một số điểm cụ thể về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Kế hoạch số 791/KH- UB ngày 15/4/2004 về xoá bỏ các lò gạch thủ công gây

ONMT;… Phú Thọ tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển cho phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và các lớp tập huấn tuyên truyền pháp luật về tài nguyên và môi trường như: Hội nghị phổ biến Luật Bảo vệ môi trường; các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật BVMT; Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước. UBND tỉnh đã cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường phát hành Bản tin Tài nguyên và Môi trường (01 số/quý với 1400 bản) đã góp phần tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, văn bản quy định pháp luật và đăng tải các thông tin liên quan đến công tác tài nguyên và môi trường; tổ chức mít tinh phát động toàn dân hưởng ứng hành động: “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường từ 29/4 đến 6/5”, “Ngày Môi trường Thế giới 5/6”, “Ngày làm cho thế giới sạch hơn 20/9”,...

3.1.4.3. Hoạt động của tỉnh Phú Thọ nhằm bảo vệ môi trường trước sức ép từ phát triển công nghiệp

* Về mặt thể chế chính sách

Phú Thọ rất quan tâm tới xây dựng thể chế chính sách cho phát triển công nghiệp và bước đầu xây dựng cơ chế chính sách cho công tác bảo vệ môi trường. Căn cứ vào văn bản luật, quy định dưới luật và các văn bản hướng dẫn thi hành của cấp trung ương, tỉnh đã nhanh chóng xây dựng hệ thống văn bản cho phù hợp với tình hình sản xuất công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh.

Tuy nhiên, do trước đây công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng, vì thế hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chỉ mới được ban hành, thiếu đồng bộ. Việc cụ thể hóa văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế như: chưa xây dựng được văn bản hướng dẫn phân định cụ thể các nhiệm vụ chi tiết về bảo vệ môi trường cho từng ngành công nghiệp; nhiều chính sách phát triển ngành ở địa phương chưa tính đến bảo vệ

môi trường; một số văn bản, cơ chế chính sách đã được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế.

* Tổ chức quản lý:

Tổ chức bộ máy về quản lý môi trường ở địa phương đã được kiện toàn ở 3 cấp, tuy nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng nên chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần phải giải quyết; vẫn tồn tại tình trạng chồng chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa một số sở, ngành; sự phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn chế. Cấp huyện còn thiếu cán bộ về số lượng và yếu về chất lượng (quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ mỗi huyện, thành phố biên chế, hợp đồng từ 01 - 02 cán bộ chuyên trách về môi trường thuộc phòng Tài nguyên môi trường); một số huyện, biên chế, hợp đồng cán bộ không có chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường. Cán bộ được phân công nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở cấp xã kiêm nhiệm nhiều việc (địa chính, xây dựng...) nên hạn chế đến kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở cơ sở.

* Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường

Chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường đã tăng dần hàng năm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Từ năm 2005 - 2008, UBND tỉnh đã đầu tư với số tiền 125,990 tỷ đồng cho các công trình xử lý, cải thiện môi trường và tôn tạo cảnh quan môi trường.

Tỉnh Phú Thọ đã tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan ở trung ương hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, phương pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi trường như: xây dựng dự án phát triển công nghiệp và đô thị Việt Trì do Chính phủ Vương quốc Đan Mạch tài trợ; hỗ trợ 12 doanh nghiệp đầu tư và thực hiện quản lý sản xuất sạch hơn; quản lý nước thải công nghiệp; xây dựng khu chôn lấp rác thải công nghiệp tại Trạm Thản...

Tuy nhiên, tài chính của tỉnh cho công tác bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc bố trí kính phí sự nghiệp môi trường chưa đảm bảo 1% tổng thu ngân sách theo quy định.

Trong những năm qua bước đầu các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh đã chú trọng đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường, nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để giải quyết các vấn đề môi trường của doanh nghiệp. Huy động nguồn lực trong các ngành, các lĩnh vực, từ nhân dân và vốn đầu tư nước ngoài đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của địa phương còn thấp.

* Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ONMT và khắc phục tình trạng ô nhiễm

Tính từ năm 2006 đến tháng 5/2010 cấp tỉnh đã thẩm định và phê duyệt 100 báo cáo ĐTM, cấp huyện kiểm tra xác nhận gần 1000 bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Đây là căn cứ cho cơ quan quản lý kiểm soát, tính đến hết 31/12/2009 đã thẩm định và phê duyệt 39 đề án bảo vệ môi trường.

Tỉnh cũng đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường tại 338 đơn vị doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đã phát hiện những vi phạm về quản lý và bảo vệ môi trường, tiến hành xử phạt với tổng số tiền: 529,75 triệu đồng, đình chỉ 2 đơn vị gây ONMT nghiêm trọng, buộc phải khắc phục (Công ty TNHH MiWon Việt Nam, công ty TNHH chế biến khoáng sản Khải Hoàn sản xuất thép xốp tại khu vực xã An Đạo); kiểm tra yêu cầu khắc phục đối với 35 cơ sở gây ONMT theo kiến nghị của cử tri và đơn thư phản ánh của nhân dân.

Phú Thọ đã chỉ đạo tổ chức tốt việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: Đo đạc xác định lưu lượng, thành phần nước thải công nghiệp làm căn cứ thu phí theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

Tính đến tháng 5 năm 2010 tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được: 5.038.083.261 đồng. Hiện nay tỉnh đang tổ chức triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức điều tra cơ bản để đánh giá cụ thể về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ khai thác, tiết kiệm hiệu quả.

Tuy nhiên, do mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh được phê duyệt từ cuối năm 2006 nhưng đến năm 2008 mới triển khai thực hiện được công tác quan trắc, thông tin báo cáo, cảnh báo ONMT trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn; một số đơn vị, doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện quan trắc môi trường định kỳ không đúng theo bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt; bên cạnh đó các đơn vị doanh nghiệp vẫn chưa có ý thức chấp hành thông tin báo cáo đầy đủ các vấn đề bảo vệ môi trường của cơ sở mình theo quy định nên thông số ô nhiễm diễn biến hàng năm không được đồng bộ việc đánh giá diễn biến gặp nhiều khó khăn.

Chủ động phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường của một số chủ đầu tư chưa cao, đặc biệt có một số doanh nghiệp chỉ lập báo cáo ĐTM nhằm đủ điều kiện để được giao đất, cấp phép xây dựng mà không thực hiện đầy đủ các nội dung của báo cáo ĐTM được phê duyệt trong quá trình xây dựng và vận hành.

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường ở cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế; một số huyện chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện; hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu là giải quyết các vụ việc đột xuất phát sinh trên địa bàn huyện; việc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về BVMT thuộc thẩm quyền các địa phương còn xem nhẹ; chưa quan tâm hoạt động thanh tra và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

đang là một khó khăn lớn cho công tác quản lý. Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở nào làm nhiệm vụ xử lý nên chất thải nguy hại phát sinh trong sản xuất, chỉ có một số doanh nghiệp thuê các đơn vị ở tỉnh ngoài vận chuyển và xử lý, còn phần lớn vẫn phải lưu giữ tại nơi sản xuất, làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm và khó kiểm soát.

3.1.4.4. Từ nghiên cứu thực tiễn tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ

Qua những phân tích thực trạng tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường ở Chương 2, có thể nhận thấy mặc dù đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển công nghiệp và cải thiện môi trường tuy nhiên môi trường của tỉnh Phú Thọ đã và đang có những dấu hiệu ô nhiễm. Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm là tác động của quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Biểu hiện của sự suy thoái rõ ràng nhất dưới tác động của sự phát triển công nghiệp phải kể tới môi trường nước. Nước ở Phú Thọ khá phong phú bao gồm cả nước mặt (nước tại các sông suối, ao, hồ, đồng, ruộng,...) và nước ngầm. Hầu hết các ngành công nghiệp đều phải sử dụng một lượng nước nhất định và môi trường cũng phải nhận một lượng thải tương ứng từ quá trình sản xuất công nghiệp. Tại Phú Thọ, rất nhiều ngành công nghiệp lấy tiêu chuẩn gần nguồn nước là điều kiện để đặt địa điểm sản xuất như công nghiệp giấy, công nghiệp hóa chất, công nghiệp dệt, công nghiệp xi măng, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp khai thác khoáng sản và nhiều ngành thủ công nghiệp khác. Hàng năm các con sông, suối, ao, hồ,...phải tiếp nhận một lượng nước thải rất lớn từ sản xuất công nghiệp. Do đó, tình trạng ô nhiễm diễn ra phổ biến, thậm chí có những vùng nước trước nay được coi là thủy vực sạch thì nay cũng đã bắt đầu có biểu hiện ô nhiễm tại những nơi là cửa xả của các nhà máy và làng nghề. Tại những nơi này các thông số BOD, COD, NH4+ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt nguồn nước xung

quanh khu vực của một số nhà máy như Miwon, công ty giấy Lửa Việt, nhà máy sắn ở Thanh Sơn, công ty Toàn Năng,... có nguy cơ trở thành nguồn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)