2.1. Khái quát quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Khái quát những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú thọ là tỉnh trung du thuộc khu vực Đông bắc Bắc bộ với diện tích đất tự nhiên là 352384,14 ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, xếp thứ 10/11 tỉnh thuộc khu vực Đông bắc Bắc bộ và thứ 38/64 tỉnh, thành của cả nước. Phú Thọ là tỉnh mới được tái lập từ năm 1997 đến nay, hiện tỉnh bao gồm 13 huyện, thành, thị (1 thành phố trực thuộc tỉnh là Việt Trì, 1 thị xã là thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy và Tam Nông) với gần 300 cơ sở xã, phường, thị trấn. Trong đó, thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.
Phú Thọ nằm ở tọa độ địa lý 20055’ đến 21043’ vĩ độ Bắc và từ 104048’ đến 1050
27’ kinh Đông, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố là các tỉnh vùng núi phía Bắc và các tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tổng chiều dài đường danh giới của tỉnh khoảng 350 km.
Nằm ở vị trí giao nhau của ba con sông lớn đồng thời là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc và hai tỉnh phía Nam Trung Quốc là Quảng Tây và Vân Nam. Phú Thọ có vị trí tương đối thuận lợi cho phát triển công nghiệp trong cả quy hoạch đầu vào và đầu ra của sản xuất.
trình phát triển công nghiệp của tỉnh như Phú Thọ nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Phía Bắc trong đó có nhiều địa phương có lợi thế về phát triển công nghiêp như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Vì vậy Phú Thọ muốn phát triển sẽ phải cạnh tranh gay gắt từ thu hút vốn tới thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Địa hình:
Điểm nổi bật nhất về địa hình của tỉnh Phú Thọ là sự chia cắt tương đối mạnh vì Phú Thọ nằm ở đuôi dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi, trung du và đồng bằng. Độ cao của địa hình tỉnh Phú thọ có sự giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào độ cao có thể chia địa hình của tỉnh thành nhiều tiểu vùng:
- Tiểu vùng núi: Dạng địa hình này có độ cao trên 500m chiếm 40% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn và một phần của huyện Cẩm Khê. Đây là vùng khó khăn trong giao thông, tuy nhiên vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển nhất là phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản.
- Tiểu vùng trung du: đặc trưng của vùng này là các đồi gò thấp, chiếm tới 45% diện tích của tỉnh bao gồm: thị xã Phú Thọ, các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa và một phần của các huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy. Vùng này thuận lợi trong phát triển công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp.
- Tiểu vùng đồng bằng: phát triển trên vùng phù sa cổ vì vậy địa hình của vùng này tương đối bằng phẳng, bao gồm thành phố Việt Trì, Lâm Thao và phần còn lại của các huyện. Đây là vùng thuận lợi để xây dựng các CCN hoặc các KCN.
* Khí hậu:
mùa đông không quá lạnh và mùa hè không quá nóng. Nhiệt độ trung bình ở đây dao động từ 22,40
C tới 24,30C; độ ẩm không khí trung bình đạt 85,2%; lượng mưa trung bình đạt khoảng 1600mm/năm, tuy nhiên phân bố lượng mưa lại không đều. Khí hậu của Phú Thọ cho phép các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn có thể tiến hành quanh năm, không bị gián đoạn. Việc bảo quản các thiết bị máy móc không quá tốn kém. Các chi phí cho thăm dò địa chất, phòng chống thiên tai và khắc phục những tác động xấu của môi trường đến sản xuất công nghiệp nhìn chung là thấp.
Bảng 2.1: Tổng hợp một số đặc trƣng về khí hậu của tỉnh Phú Thọ Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Tiểu vùng 4 Phạm vi vùng Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy Hạ Hòa, Đoan Hùng, phía bắc Thanh Ba và Cẩm Khê Nam Thanh Ba, bắc Phù Ninh, Cẩm Khê và Tx Phú Thọ Tam Nông, Lâm Thao, Việt Trì Nhiệt độ trung bình 22,4 23,2 23,2 23,3 Tổng nhiệt lượng/năm 6000 - 8000 6000 - 8000 >8000 >8000 Lượng mưa trung bình 1700-1900
mm 1800-2050 mm 1500-1750 mm 1400-1550 mm Phân bố mưa Không đều Tương đối
đều
Không đều Không đều Lượng nước bốc hơi
trung bình/năm 700-800 mm 750-850 mm 850-1050 mm 1100-1200 mm Một số đặc trưng khác Đủ ẩm Đủ ẩm Ít ẩm Ít ẩm Nguồn: [36] * Đất đai:
Đất đai là nơi thực hiện tổ chức lãnh thổ công nghiệp hay nói cách khác các cơ sở sản xuất công nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải sử dụng một diện tích đất nhất định.
Sự đa dạng về mặt địa hình ở Phú Thọ đã hình thành nên các loại đất tương ứng, tuy nhiên không phải loại đất nào cũng thích hợp để phát triển
công nghiệp..
Tại Phú Thọ, loại đất thuận lợi để xây dựng KCN, CCN là đất phù sa cổ với độ cao trung bình từ 50 - 80 m so với mặt nước biển cùng với độ đốc thấp.
Bảng 2.2: Đất đai phân theo độ dốc
STT Độ dốc S(ha) Tỷ trọng (%) 1 00 - 30 110 050 31,5 2 30 - 80 11 521 3,2 3 80 - < 150 33 963 9,7 4 150 - < 250 87 530 24,8 5 >250 94 319 26,8 6 < 00 16 095 4,0 Nguồn: [36, tr.34]
Hiện nay, cùng với xu hướng chung của cả nước, diện tích đất sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp của tỉnh Phú Thọ đang tăng lên (từ 9,2% trong tổng quỹ đất của tỉnh năm 2004 lên 14,9% năm 2009).
Đất chưa sử dụng ở Phú Thọ còn tương đối nhiều, chiếm khoảng 8% tổng quỹ đất, vì vậy Phú Thọ còn nhiều khả năng mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp, các KCN, CCN.
Tuy nhiên việc quy hoạch quỹ đất cho phát triển công nghiệp của tỉnh còn nhiều khó khăn. Phần lớn diện tích đất của Phú Thọ là đất có độ dốc lớn khó để phát triển công nghiệp một cách tập trung, đồng thời việc quy hoạch đất phải tính tới các hạng mục khác trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường và tránh xâm lấn đất nông nghiệp.
* Thủy văn và tài nguyên nước:
Phú Thọ là nơi tập hợp của 3 con sông lớn với diện tích lưu vực lên tới 14 475 ha, nước sông ở miền Bắc hầu hết được chuyển qua Phú Thọ ở 3 con sông là sông Hồng, sông Lô và sông Đà với tổng lượng dòng chảy đạt 114 109 m3/s. Trong đó, sông Hồng là lớn nhất, chiều dài chảy qua Phú Thọ là 96 km,
lưu lượng dòng chảy cực đại có thể đạt 18000 m3/s; sông Đà chảy qua tỉnh Phú Thọ với 41.5 km, lưu lượng nước cực đại đạt 8 800 m3/s, sông Lô chảy qua Phú thọ 76 km, lưu lượng nước cực đại đạt 6 610 m3/s. Ngoài ra trên địa bàn có tới 130 sông suối nhỏ cùng hàng ngàn ao hồ phân bố trên toàn tỉnh.
Đây là nguồn nước mặt có ý nghĩa quan trọng không những đảm bảo cho nhu cầu phát triển nông nghiệp và sinh hoạt mà còn là yếu tố để duy trì các ngành công nghiệp, đặc biệt đối với các ngành sử dụng nhiều nước như khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, hóa chất, công nghiệp giấy,…
Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông đường thủy của Phú Thọ với 220 km chiều dài đã nối liền Phú Thọ với nhiều tỉnh thành thuộc khu vực phía Bắc.
Ngoài ra, nước ngầm của Phú Thọ cũng rất phong phú.. Trữ lượng nước ngầm được điều tra đánh giá là 92 716 m3/ngày - đêm và được phân bố ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh như: Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng, Hạ Hòa, thị xã Phú Thọ.
* Tài nguyên khoáng sản:
Phú Thọ là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với trên 200 mỏ và điểm quặng, trong đó 124 mỏ được cấp phép khai thác (tính tới năm 2009). Trong đó, một số loại khoáng sản có trữ lượng và chất lượng khá cao rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác.
Các loại khoáng sản phân bố trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như sau:
- Khoáng sản nhiên liệu bao gồm than bùn phân bố chủ yếu ở Lâm Thao, Việt Trì; than đá phân bố ở Yên Thế, Thanh Ba, Tân Thịnh, Xóm Nhuệ; Uran - thori có ở Thượng Cửu. Các loại khoáng này sản lượng, trữ lượng không cao nên việc khai thác ở dạng tự phát hoặc chưa khai thác.
- Khoáng sản kim loại: Ở Phú Thọ các loại khoáng sản kim loại nhìn chung quy mô nhỏ và phân bố rải rác như vàng ở Thượng Long; sắt ở Thanh Sơn, Hạ Hòa; chì - kẽm ở suối Cẩn, làng Thượng.
- Khoáng chất công nghiệp: Các khoáng chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ rất phong phú như Pyrit, mica, quarzit, fenspat, takc, graphit,
dolomite, kaolin. Tuy nhiên, chỉ có một số mỏ khoáng chất có trữ lượng lớn có triển vọng trong phát triển công nghiệp khai thác như kaolin phân bố ở tả ngạn sông Hồng, fenspat ở hạ Hòa, Đoan Hùng.
Hiện nay, công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác ở Phú Thọ đang được chú trọng. Việc phân bố ở Phú Thọ một số loại có trữ lượng và chất lượng tốt sẽ tạo đà thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại hình sản xuất công nghiệp, từ công nghiệp khai thác tới công nghiệp chế biến.
Tuy nhiên đa số các loại khoáng sản của Phú Thọ lại tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây - vùng đồi, núi và núi cao, nơi cơ sở hạ tầng chưa phát triển, vì vậy đầu tư để khai thác gặp rất nhiều khó khăn.
2.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân cư và nguồn lao động:
Theo cục thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2009 dân số của tỉnh là 1,317 triệu người chiếm khoảng 1,52% dân số cả nước, đứng thứ 3 trong khu vực Đông bắc Bắc bộ. Trong những năm qua, do áp dụng nhiều biện pháp nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh có xu hướng giảm dần, thậm chí thấp hơn so với cả nước (năm 2008 tăng 1,1%, năm 2009 tăng 1,2%).
Mật độ dân số vào loại trung bình so với các tỉnh miền núi phía bắc, trung bình 389,5 người/km2. Tuy nhiên dân cư của Phú Thọ phân bố chưa đồng đều. Dân số tập trung đông ở các huyện, thành, thị phía đông của tỉnh như Việt Trì, Lâm Thao, Phú Thọ và thưa hơn ở các huyện miền núi nhất là núi cao như Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập. Đây là trở ngại để phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển công nghiệp thuộc khu vực có nhiều lợi thế về khoáng sản, chế biến lâm sản.
Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2009 là 804 nghìn người chiếm 61% dân số toàn tỉnh, bằng 1,62% lực lượng lao động của cả nước. Hàng năm Phú Thọ tiếp nhận 18-19 nghìn người tham gia vào lực lượng lao động.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1 trường đại học, 9 trường cao đẳng, và một số trường nghề và dạy nghề. Do vậy, số lao động được đào tạo tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên, cơ cấu lao động qua đào tạo lại phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế nhà nước, liên doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoặc khu vực có điều kiện thuận lợi. Đây là khó khăn để phát triển công nghiệp một cách cân đối.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng:
- Giao thông vận tải: Là tỉnh có nhiều tuyến đường chạy qua, do vậy Phú Thọ tương đối thuận lợi trong giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn và các khu vực kinh tế khác. Tỉnh có tới 10 000 km đường bộ bao gồm 5 tuyến quốc lộ, 31 tuyến đường liên tỉnh, 94 tuyến đường liên huyện, 100% số xã có đường ô tô vào đến trung tâm. Phú Thọ có 320 km đường sông và gần 100 km đường sắt. Mặc dù không có sân bay nhưng tỉnh chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài trên 60 km. Có thể khẳng định so với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc khác Phú Thọ có kiện rất thuận lợi về giao thông vận tải. Đây là tiền đề để phát triển công nghiệp, liên kết quá trình phát triển công nghiệp giữa các tỉnh, thành, các khu vực, giữa Phú Thọ với các đối tác nước ngoài.
- Thông tin liên lạc: đây được coi là sức mạnh trong phát triển công nghiệp. Ngày nay, sự nhanh nhạy về thông tin từ khâu đầu vào cho tới khâu đầu ra của sản phẩm là bước thắng lợi căn bản trong phát triển công nghiệp. Nhận thấy rõ ưu thế của thông tin liên lạc đối với phát triển công nghiệp nói riêng và đối với phát triển kinh tế nói chung, Phú Thọ đã và đang không ngừng đa dạng hóa và hiện đại hóa lĩnh vực này. Hiện nay sóng viễn thông đã bao phủ trên 100% diện tích lãnh thổ toàn tỉnh. Tỉ lệ số máy điện thoại cố định/100 dân khá cao ở mức 20,5 máy/ 100 dân (2009), 100% số xã có điện thoại, các huyện, thành, thị đều có tổng đài trung tâm tương đối hiện đại. Hệ thống Internet được kết nối rộng rãi trong toàn tỉnh.
- Hệ thống điện - nước: Hiện nay ở Phú Thọ 100% số xã có điện lưới quốc gia, điện lưới cung cấp 500 kwh/người/năm. Tỉnh đã không ngừng nâng
cấp, mở rộng mạng lưới điện, phấn đấu mỗi cụm, mỗi KCN và làng nghề sản xuất có 1 trạm biến thế riêng. Tuy nhiên, mạng lưới điện vẫn có sự thất thoát, một số công trình điện đã xuống cấp không đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và vận hành sản xuất công nghiệp một cách liên tục. Một số điểm thủy điện tự tạo có công suất nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất tại những cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và lớn.
Hệ thống cấp - thoát nước đã được tôn tạo và xây dựng mới. Tuy nhiên, do sức ép quá lớn của sản xuất công nghiệp nên vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch để vận hành sản xuất và xử lý nước thải công nghiệp là vấn đề cấp thiết đối với tỉnh Phú Thọ.
* Thị trường và chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước:
Thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp, nó cung cấp các yếu tố đầu vào và giải quyết các yếu tố đầu ra của sản xuất. Do vậy bất kỳ một biến động nào của thị đều ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp.
Phú Thọ là một địa bàn gồm 1,4 triệu người nên đây là thị trường tiềm năng cho sản xuất công nghiệp. Những năm gần đây, do công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả cao làm cho tỷ lệ người nghèo giảm mạnh, thu nhập bình quân/người tăng lên. Đây là tiền đề để tăng sức mua của thị trường.
Phú Thọ lại nằm trong một vị trí tương đối thuận lợi trong trục kinh tế Đông - Tây khu vực đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc. Vị trí thuận lợi tạo cơ sở cho Phú Thọ đẩy mạnh mối giao lưu kinh tế đối với các tỉnh bạn trong việc cung cấp đầu vào cho sản xuất công nghiệp như cung cấp nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất từ Lào Cai, cung cấp nguyên liệu cho ngành sản