Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp vớ

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 36)

nghiệp với bảo vệ môi trƣờng

Phát triển công nghiệp là tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu mà quá trình phát triển công nghiệp đem lại vô cùng to lớn. Tuy nhiên phát triển công nghiệp là nguyên nhân gây ra vấn nạn về môi trường. Trước tình hình đó, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường là vấn đề chung của toàn nhân loại.

Nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường, đã có nhiều chương trình hành động chung của quốc tế được thực hiện. Trên cơ sở chung ấy, mỗi quốc gia tùy thuộc vào tình trạng phát triển công nghiệp và môi trường riêng của mình sẽ bằng những cách thức, biện pháp thực hiện khác nhau. Một số biện pháp giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường mà các quốc gia trên thế giới đã và đang tiến hành có thể áp dụng vào Việt Nam như:

+ Về thể chế và luật pháp:

Dù là nước phát triển hay kém phát triển đều có luật bảo vệ môi trường. Đây chính là công cụ pháp lý nhằm quản lý và bảo vệ môi trường do sức ép của phát triển công nghiệp.

Trong nhiều quốc gia, ngoài những quy định chung về bảo vệ môi trường còn có hệ thống quy định cho từng ngành và lĩnh vực sản xuất cụ thể. Tại Đức có luật hướng dẫn sử dụng xăng dầu, vì vậy chất thải có chì thải vào

không khí giảm tới 65%. Luật bảo vệ môi trường đã phát huy tác động mạnh mẽ ở nhiều quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, nhờ có hệ thống luật pháp chặt chẽ và chi tiết mà lượng SO2, CO2 và nhiều chất thải độc hại khác đã giảm đáng kể.

Từ chính sách tới hành động phải thông qua một thể chế vững chắc với phạm vi liên kết rộng rãi gồm nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều khâu của quá trình sản xuất. Nhà nước thường đầu tư vào hạng mục, công trình bảo vệ môi trường nhằm làm tiền đề phát triển cho các thành phần kinh tế khác. Không những thế Nhà nước còn làm nhiệm vụ quản lý với cơ chế thưởng phạt phân minh, công khai đối với doanh nghiệp có đóng góp bảo vệ môi trường hoặc có hành vi phá hoại môi trường.

+ Về kinh tế: Các công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường trước sự phát triển không ngừng của công nghiệp đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Thực tế đã chứng minh các công cụ kinh tế đang đem lại hiệu quả không nhỏ. Một số công cụ kinh tế thường được áp dụng đối với các hoạt động sản xuất công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường như:

- Thuế tài nguyên: Thuế hay phí tài nguyên là một loại thuế áp dụng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử tài nguyên thiên nhiên. Loại thuế này buộc những người có nhu cầu sử dụng tài nguyên phải chịu một chi phí nhất định tuỳ theo mức độ sử dụng. Do vậy, doanh nghiệp luôn phải cân đối giữa mức thuế và lượng tài nguyên được sử dụng. Điều này sẽ hạn chế được những tổn thất về tài nguyên, tránh sử dụng không có kế hoạch, nhất là đối với các loại tài nguyên không thể tái tạo được.

- Thuế môi trường: đây là công cụ kinh tế nhằm đưa những chi phí môi trường vào giá thành của sản phẩm theo nguyên tắc: người gây ô nhiễm và người sử dụng những sản phẩm có gây ô nhiễm phải trả tiền. Thuế môi trường có tác dụng khuyến khích những doanh nghiệp có hoạt động gây ô nhiễm cắt giảm sản lượng hoặc đầu tư công nghệ xử lý ô nhiễm, đổi mới công nghệ thân

thiện với môi trường nhằm hạn chế lượng phát thải ra môi trường. Thuế và phí môi trường có thể được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau: thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm, thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm,…

Thuế môi trường đã và đang sử dụng tại các quốc gia thuộc OECD và bắt đầu được sử dụng tại các quốc gia châu Á như: Thái Lan, Trung Quốc, Singapo,…

- Giấy phép (côta) ô nhiễm và thị trường chuyển nhượng giấy phép: Côta ô nhiễm là một trong những biện pháp can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh ô nhiễm về mức tối ưu. Nhà nước trên cơ sở quy định mức thải của từng khu vực thông qua giấy phép xả thải. Như vậy, số lượng côta ô nhiễm được quy định, một người muốn được quyền thải phải mua các côta ô nhiễm đồng thời cũng có quyền chuyển nhượng nó.

Việc phát hành những giấy phép xả thải sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp không được thải quá mức cho phép. Giấy phép xả thải trên thị trường có tác dụng như một mức phí thống nhất là cơ sở để tối thiểu hoá chi phí xã hội của việc giảm thải.

Quyền được chuyển nhượng giấy phép xả thải sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng những biện pháp giảm thải nhiều hơn để có thừa giấy phép đem bán nhằm thu lợi nhuận.

- Nhãn sinh thái: Nhãn sinh thái là một chứng nhận của nhà nước đối với những sản phẩm không gây ONMT trong quá trình sản xuất và sử dụng. Nhãn sinh thái dần trở thành điều kiện của các nhà sản xuất đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy, những điều kiện để sản phẩm được dán nhãn sinh thái ngày càng trở nên khắt khe hơn. Nhãn sinh thái với các quy định liên quan tới chất lượng môi trường có tác động tích cực khuyến khích những người sản xuất biết bảo vệ môi trường.

- Ký quỹ môi trường: Ký quỹ bảo vệ môi trường là việc cá nhân hay tổ chức trước khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh được đánh giá là gây

ra những tổn hại cho môi trường phải có nghĩa vụ góp một phần vốn vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo phục hồi môi trường. Mục đích của ký quỹ môi trường là làm cho những doanh nghiệp gây ô nhiễm phải ý thức về trách nhiệm của mình trước tình trạng suy thoái môi trường do ô nhiễm.

+ Về khoa học công nghệ: trình độ khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn tới lượng chất thải cũng như mức độ độc hại của chất thải xả ra môi trường. Các quốc gia có nền công nghiệp phát triển đã và đang tiến hành nghiên cứu và ứng dụng các loại máy móc trang thiết bị và công nghệ hiện đại để có hiệu suất cao đồng thời tránh thất thoát trong sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạn chế mức độ phát thải.

+ Biện pháp tuyên truyền giáo dục: Tuyên truyền giáo dục là một biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho mỗi đơn vị sản xuất công nghiệp thấy tầm quan trọng của môi trường và việc bảo vệ môi trường là tất yếu, vì mục tiêu sinh tồn của chính con người. Tuyên truyền và giáo dục được áp dụng tại hầu hết các quốc gia với nhiều loại hình phương tiện từ tổ chức các hội nghị, diễn đàn cho tới các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình học tập của học sinh sinh viên.

Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bản vệ môi trường tại các tỉnh (thành) trong nước và các vùng lãnh thổ thuộc các quốc gia trên thế giới, bài học với tỉnh Phú Thọ:

1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường ở Singapo nghiệp với bảo vệ môi trường ở Singapo

Singapo vừa là một thành phố vừa là một quốc đảo với diện tích là 620km2, dân số trên 4 triệu người. Singapo được hình thành và phát triển từ một làng đánh cá nằm trên một quần đảo nhỏ ở trung tâm Đông Nam Á. Khi mới tách khỏi Malayxia năm 1965, nền kinh tế của Singapo cực kỳ nghèo nàn lạc hậu chủ yếu dựa vào nghề cá.

Với chiến lược phát triển hợp lý, trong vòng đầy nửa thế kỷ Singapo đã trở thành nước có nền kinh tế phát triển cao so với khu vực và trên thế giới. Khoa học kỹ thuật của Singapo đạt tới trình độ hiện đại. Ngày nay, Singapo được đánh giá là một trong 4 con rồng châu Á, là quốc gia thuộc nhóm NICs và là một trong những quốc gia thuộc tốp đầu trong những nước đang phát triển. Cơ cấu kinh tế của Singapo là cơ cấu công nghiệp - dịch vụ. Quá trình phát triển thần kỳ của đất nước nhỏ bé này trong thời gian qua đã đem lại cho người dân một mức sống rất cao.

Singapo không chỉ là hình mẫu trong quá trình phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế mà quốc đảo này còn nổi tiếng trong công tác bảo vệ môi trường.

Singapo là quốc gia sớm quan tâm tới yếu tố môi trường trong quá trình phát triển kinh tế. Các chương trình bảo vệ môi trường của Singapo được thực hiện trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế như: đầu tư nguồn vốn đáng kể để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội, tiến hành quy hoạch sản xuất, quy hoạch đô thị, kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường.

Chiến lược bảo vệ môi trường then chốt của Singapo bao gồm 3 yếu tố là phòng ngừa, cưỡng chế và giám sát. Khi phòng ngừa được thiết lập, việc kiểm soát ô nhiễm được duy trì và vận hành hợp lý. Các dòng thải phải thoả mãn tiêu chuẩn thải trên cơ sở hạn chế phát thải nguy hại hoặc loại bỏ an toàn các chất thải công nghiệp độc hại.

Đối với nguồn nước: Singapo xây dựng hệ thống cống rãnh công cộng sử dụng cho mọi cơ sở sản xuất công nghiệp và hoạt động sinh hoạt. Nước thải công nghiệp đòi hỏi phải được thoát vào hệ thống cống rãnh công cộng khi đã được xử lý. Các cơ sở công nghiệp thải nước có chứa axit với khối lượng lớn buộc phải lắp đặt hệ thống quan trắc độ pH và kiểm soát các khoá cống.

gây ô nhiễm dễ phân huỷ sinh học vào hệ thống thoát nước khi đã trả phí theo biểu thuế. Các cơ sở công nghiệp thải chất độc hại quá mức quy định sẽ bị tước giấy phép kinh doanh hoặc không được đặt tại những khu vực gần thuỷ vực.

Đối với môi trường không khí: Các cơ sở công nghiệp của Singapo đều phải có trang thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí chặt chẽ. Để giảm thiểu phát thải đioxit lưu huỳnh vào không khí, quốc gia này quy định hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu do cơ sở công nghiệp sử dụng không vượt quá 2% trọng lượng. Những sản phẩm như xăng không pha chì được khuyến khích sử dụng với giá thấp hơn xăng pha chì đã hạn chế lớn lượng phát thải độc hại ra không khí.

Bản thân các cơ sở công nghiệp ở Singapo luôn phải giám sát lượng chất thải một cách thường xuyên và tiến hành những biện pháp kịp thời khi có sự cố.

Đối với môi trường đất: Singapo tiến hành quy hoạch quỹ đất, việc sử dụng quỹ đất cho từng hoạt động kinh tế - xã hội nhất là đối với hoạt động công nghiệp được chính phủ tính toán rất kỹ lưỡng. Đồng thời với các quy hoạch, quá trình xử lý chất thải, đặc biệt là rác thải là một trong những biện pháp làm sạch môi trường đất. Hiện nay ở Singapo có 6 nhà máy xử lý rác thải hoạt động. Để giảm bớt những rủi ro, những chất thải độc hại sẽ được xử lý cách xa khu dân cư hoặc trên những hòn đảo xa bờ. Rác thải ở Singapo được xử lý từ 95% tới 100%.

Nhờ những hoạt động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường mà Singapo đã cải thiện đáng kể môi trường sống, xứng đáng là thành phố xanh, là quốc gia sạch nhất thế giới.

1.3.2. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường ở Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan nghiệp với bảo vệ môi trường ở Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan

Băng Cốc là Thủ đô của Thái Lan ra đời vào năm 1872, đến nay diện tích và dân số của thủ đô này không ngừng được mở rộng. Đặc biệt, tiềm lực

kinh tế cũng như những tiềm lực phát triển công nghiệp của Thái Lan phụ thuộc rất lớn vào thành phố này. Đây là nơi tập trung rất nhiều KCN, KCX với số dân đông nhất cả nước.

Từ trước những năm 90, tình trạng ONMT ở đây cực kỳ nghiêm trọng. Thủ đô Thái Lan là một trong những biểu tượng điển hình của sự ô nhiễm với những cột khói đen từ các nhà máy công nghiệp xả vào bầu không khí vốn đã ngột ngạt do dân số đông. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường luôn trong tình trạng quá tải. Nghiêm trọng nhất là tất cả hệ thống thoát và chứa nước đều ô nhiễm, nước thải thường xuyên tràn ra ngoài gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất. Nước thải công nghiệp không qua xử lý được xả thẳng vào hệ thống kênh, sông ngòi.

Nhận thấy rõ những tác động của phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, Thái Lan đã không ngừng tăng cường đầu tư, tập trung cải tạo hệ thống môi trường. Kể từ năm 1991 tới nay Thái Lan đã thực hiện di dời những nhà máy công nghiệp độc hại và dùng nhiều nguyên liệu gây ô nhiễm khỏi Băng Cốc. Thành phố này đưa ra những quy định chặt chẽ theo tiêu chuẩn của Châu Âu đối với ngành sản xuất ô tô, trong đó khuyến khích sản xuất những động cơ sử dụng các nguyên liệu sinh học thay cho nguyên liệu hoá thạch như trước đây.

Hiện nay, 70% sản xuất điện của Băng Cốc và Thái Lan là từ nguồn khí đốt tự nhiên ít tạo ra ô nhiễm hơn so với sử dụng than. Thủ đô của Thái Lan đã đầu tư không ít vào các hạng mục cấp thoát nước, hạn chế tình trạng ô nhiễm nước và tình trạng nước nhiễm mặn.

Bên cạnh đó, Băng Cốc tiến hành phát triển mạnh các vùng ngoại vi thành phố, giảm bớt mật độ các KCN, phân bố lại dân cư tránh quá tải cho môi trường.

việc kết hợp phát triển công nghiệp với cải thiện môi trường. Đây là mô hình xứng đáng được nhân rộng tại các quốc gia trên thế giới.

1.3.3. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công

nghiệp với bảo vệ môi trường ở Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ tư của cả nước, là trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học và kinh tế của miền trung. Đà Nẵng là thành phố tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô lớn. Các ngành công nghiệp chủ yếu ở Đà Nẵng bao gồm: dệt may, da giày, nước giải khát, điện tử, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp phần mền, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,… Phát triển công nghiệp với đa dạng các ngành nghề, tuy nhiên Đà Nẵng lại là một trong số ít những tỉnh (thành) của Việt Nam có môi trường ít bị ô nhiễm. Để có được kết quả đó là do thành phố sớm có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, phấn đấu tới năm 2020 Đà Nẵng trở thành “thành phố môi trường”.

Tiêu chí hàng đầu để phê duyệt các bản quy hoạch, dự án phát triển công nghiệp là sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Thành phố kiên quyết từ chối không cấp phép hoạt động cho các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển công nghiệp, thành phố lựa chọn một số ngành công nghiệp thân thiện với môi trường làm mũi nhọn để tập trung phát triển, trong đó có những ngành mới như công nghệ thông tin - công nghệ phần mềm. Đà Nẵng cũng là địa phương đi đầu

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)