Sản xuất công nghiệp không chỉ tác động tiêu cực tới môi trường đất và môi trường nước, mà còn làm suy giảm chất lượng môi trường không khí.
Những biểu hiện của môi trường không khí dưới tác động của quá trình phát triển công nghiệp được biểu hiện cụ thể ở các địa phương như sau:
- Ô nhiễm không khí tại các KCN, CCN, các khu sản xuất công nghiệp tập trung của Việt Trì: Việt Trì là thành phố có công nghiệp phát triển sớm trong cả nước. Những loại hình sản xuất công nghiệp đặc trưng của thành phố là công nghiệp sản xuất hóa chất, công nghiệp giấy, công nghiệp dệt nhuộm, công nghiệp may mặc, sản xuất đường, rượu, bia, sản xuất vật liệu xây dựng. Do tốc độ sản xuất công nghiệp được đẩy nhanh cho nên hàng năm sản xuất công nghiệp tại thành phố đã thải vào môi trường một lượng khí thải rất lớn.
Việt Trì là nơi tập trung phần lớn các KCN, CCN vì vậy nồng độ bụi trung bình trong không khí cao hơn các địa bàn khác trong tỉnh. Năm 2009 nồng độ bụi đo được ở Việt Trì vượt TCCP từ 1,35 đến 3,29 lần. Cụm công nghiệp phía Nam thành phố nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn, vì vậy nồng độ bụi tập trung khá cao vượt TCCP 1,77 lần. Cụm công nghiệp Bạch Hạc là khu vực sản xuất các vật liệu xây dựng, cơ khí và đóng tàu,... Nồng độ bụi ở khu vực này trung bình năm 2009 là 0,4045 mg/m3 vượt TCCP 1,35 lần. Khu công nghiệp Thụy Vân và cụm công nghiệp phía Tây thành phố là hai khu vực tập trung rất nhiều các loại hình sản xuất công nghiệp, trong đó có khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, vì vậy nồng độ bụi của hai khu vực này luôn cao hơn so với các cụm công nghiệp khác. Nồng độ bụi của khu công nghiệp Thụy Vân vượt là 0,6104 vượt TCCP 2,03 lần, ở cụm công nghiệp phía Tây thành phố là 0,9859 vượt TCCP 3,29 lần gấp 2 lần so với ở cụm công nghiệp Bạch Hạc.
Việt Trì mặc dù vẫn ở trong giới hạn cho phép, tuy nhiên so với các khu vực khác trong tỉnh thì nồng độ những chất này trong không khí vẫn cao hơn. Điển hình là tình trạng cư dân xung quanh nhà máy sản xuất mỳ chính Miwon hàng ngày vào giờ nhà máy mở cửa xả nước thải chảy ra sông Hồng phải chịu một thức mùi nồng nặc, nhiều người bị nôn hoặc khó thở. Hiện tượng này đã diễn ra trong một thời gian dài. Đặc biệt, nồng độ tiếng ồn trong không khí tại thành phố Việt Trì xấp xỉ TCCP, lớn hơn các khu vực khác trong toàn tỉnh. Cá biệt tại một số khu sản xuất nồng độ tiếng ồn trong không khí vượt TCCP như CCN phía Nam thành phố độ ồn là 75,09 DBA, KCN Thụy Vân độ ồn là 76,005 DBA so với khu vực làng nghề Hùng Lô là 62,7125 DBA và so với TCCP là 75 DBA.
- Phù Ninh cũng là một trong những trọng điểm kinh tế xã hội của tỉnh, ngoài thế mạnh sản xuất giấy và bột giấy huyện còn có các doanh nghiệp may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng. Hầu hết các cơ sở sản xuất lớn đều tập trung trong CCN Đồng Lạng. Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ bụi trong không khí trung bình tại Phù Ninh vượt TCCP từ 1,1 đến 2,4 lần. Trong đó nồng độ bụi cao nhất là ở khu vực thị trấn Phong Châu nơi có nhà máy giấy Bãi Bằng vượt TCCP đến 2,4 lần.
Tại trung tâm thị trấn Phong Châu, khu vực có nhà máy giấy Bãi Bằng môi trường không khí bị tác động mạnh mẽ bởi khí thải từ công ty giấy Bãi Bằng. Tại khu vực này nồng độ H2S trong không khí mặc dù vẫn chưa vượt quá TCCP, song cao hơn bất cứ khu vực nào khác trong địa bàn tỉnh. Mặc dù trong những năm gần đây công ty giấy Bãi Bằng đã đầu tư vào tất cả các khâu nhằm hạn chế lượng khí thải độc hại, tuy nhiên vẫn có một lượng nhất định bị phát tán. Vào những ngày có độ ẩm không khí cao, công ty giấy Bãi Bằng mở cửa xả nồng độ H2S đậm đặc vượt TCCP, không khí có mùi rất khó chịu. Những ngày có gió, H2S được phát tán rộng trong không khí làm cho dân cư sống trong phạm vi bán kính khoảng 20 km cách nhà máy vẫn ngửi thấy mùi
khó chịu, nhiều người đau đầu, khó thở khi ngửi thấy khí này. Nồng độ các chất độc hại khác trong không khí cũng giống như khu vực thành phố Việt Trì chưa vượt quá giới hạn cho phép song nồng độ tương đối cao so với các khu vực khác trong tỉnh nhất là những khu vực ít cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Lâm Thao cùng với Việt Trì là địa phương phát triển công nghiệp từ rất sớm so với các huyện khác trong tỉnh Phú Thọ, nhất là công nghiệp sản xuất phân bón và hóa chất. Ngày nay trên địa bàn huyện có hơn 50 doanh nghiệp đang sản xuất với rất nhiều loại hình sản xuất khác nhau như sản xuất hóa chất, phân bón, pin, ắc quy, gạch, xi măng,… Bụi từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thải ra không khí có nồng độ rất cao, đặc biệt tại khu vực xã Xuân Huy và Thạch Sơn, nơi có những lò thủ công sản xuất gạch khói bụi che khuất tầm nhìn. Nồng độ bụi trong không khí vượt TCCP từ 1,6 đến 2 lần.
Lâm Thao là khu vực mà công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng những nguyên liệu đốt phát triển mạnh, nhất là khu vực sản xuất gạch xã Thạch Sơn. Do đó, nồng độ ô nhiễm Ôxit Cacbon (CO) cao đột biến so với các khu vực khác trong tỉnh như: cao hơn 2,8 lần so với Tân Sơn, so với hai khu vực cũng có nồng độ CO cao trong không khí là Việt Trì và Phù Ninh nồng độ CO ở Lâm Thao gấp 1,8 và 1,5 lần. Điều này chứng tỏ mặc dù đã có những thay đổi bước đầu trong sản xuất gạch chuyển từ lò thủ công sang lò đốt kiểu liên hoàn song mức độ ô nhiễm vẫn rất cao.
Lâm Thao cũng là địa phương duy nhất trong tỉnh có hàm lượng SO2, NO2 trong không khívượt quá TCCP. Ô nhiễm SO2, NO2 chủ yếu tập trung trong khu vực có công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao. Công ty này chuyên sản xuất các mặt hàng là hóa chất, phân bón cho nông nghiệp, vì vậy trong nguồn thải của công ty này hàm lượng NO2 vượt TCCP từ 1,05 đến 1,2 lần, hàm lượng SO2 vượt quá TCCP từ 1,042 đến 1,42 lần
khí do bụi ở Phú Thọ. Thanh Ba có mỏ đá phục vụ cho sản xuất xi măng, sản xuất xi măng được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Thanh Ba. Vào những ngày hanh khô xung quanh khu vực khai thác đá và quanh nhà máy sản xuất xi măng, lớp bụi trong không khí tương đối cao làm cho tầm nhìn giảm. Nồng độ bụi trong không khí ở Thanh Ba vượt TCCP từ 1,3 đến 2,1 lần, trong đó có những khu vực vượt TCCP trên 3 lần.
Biểu đồ 2.7: Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí trên các huyện, thành, thị của tỉnh Phú Thọ năm 2008, 2009 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7
Việt Trì Phù Ninh Lâm T hao
T X Phú Thọ
Hạ Hoà Thanh Ba Đoan Hùng Cẩm Khê Yên Lập T am Nông T hanh Sơn T hanh Thuỷ Tân Sơn Năm 2008 Mùa Xuân Mùa Hạ Mùa T hu Mùa Đông
Nguồn: Dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2010
Những ngành công nghiệp còn lại ở Thanh Ba như: sản xuất rượu bia, chế biến chè, chế biến nông sản và một số làng nghề sản xuất hàng thủ công,… phát thải chỉ có tính chất cục bộ xung quanh các cơ sở sản xuất.
- Huyện Hạ Hòa: Đây là huyện phát triển kinh tế nông lâm nghiệp là chủ yếu, song trên địa bàn có một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiêu biểu nhất là công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy phục vụ trong nước và xuất khẩu tại công ty Giấy Lửa Việt. Tuy nhiên, với dây chuyền công nghệ đã cũ từ những năm 50 vì vậy lượng phát thải của công ty này không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước mà còn làm suy giảm chất lượng môi trường không khí. Kết quả phân tích cho thấy nồng độ bụi trong không khí vượt TCCP từ 1,1
dến 1,6 lần, nồng độ các chất độc hại trong không khí vẫn trong TCCP.
- Thị xã Phú Thọ: Đây là địa phương nằm trong tam giác kinh tế của tỉnh, là khu vực tập trung một số cơ sở sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, vật liệu xây dựng,… Đa số các cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh đều sử dụng than và dầu FO làm nguyên liệu đốt song những cơ sở có hệ thống xử lý khí thải rất ít. Do đó, trong quá trình sản xuất, các cơ sở này đã thải vào môi trường khí bụi than làm suy giảm chất lượng môi trường không khí. Theo số liệu thống kê, nồng độ bụi lơ lửng vượt TCCP từ 1,1 đến 1,7 lần, nồng độ các chất độc hại trong không khí đều đạt TCCP.
- Huyện Thanh Sơn: đây là huyện có nguồn tài nguyên có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, Thanh Sơn là địa bàn thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Tuy nhiên trong quá trình khai thác, do sử dụng bừa bãi các vật liệu nổ, khai thác, vận chuyển và chế biến, nhất là khai thác bằng phương pháp thủ công, thậm chí khai thác trái phép đã làm môi trường không khí bị ảnh hưởng. Trong đó, nồng độ bụi tại các công trường khai thác và chế biến khoáng sản thường cao hơn các khu vực khác trên địa bàn.
Ở các địa phương khác như huyện Đoan Hùng, Tam Nông, Cẩm Khê, Tân Sơn, Yên Lập là những huyện mà sản xuất công nghiệp chưa thực sự phát triển. Sản xuất công nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, lượng phát thải vào không khí không tập trung nên chưa có dấu hiệu suy giảm lớn về chất lượng không khí. Tuy nhiên trong những năm tới, quy hoạch phát triển công nghiệp tại các địa phương này cần phải chú ý tới việc quản lý tốt nguồn thải đảm bảo chất lượng môi trường không khí.