Tác động tới môi trường nước

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

Cũng như đất, nguồn nước cũng chịu tác động nhất định của các hoạt động sản xuất công nghiệp. Bất kỳ một lĩnh vực sản xuất công nghiệp nào cũng cần tới nước và đều có nguồn nước thải. Tuy nhiên, mỗi hoạt động sản xuất tác động tới nguồn nước ở mức độ khác nhau:

* Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản

Phú Thọ là một khu vực tương đối giàu tài nguyên khoáng sản, đây là một trong những nguồn lực quan trọng giúp tỉnh nhà đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp trong tương lai. Hiện tại tỉnh có một số loại khoáng sản có trữ lượng cao đang trong quá trình khai thác và chế biến như quặng sắt, khai thác và chế biến caolin, khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi, khai thác fenspat,… Tất cả các công đoạn từ khai thác cho tới chế biến các loại khoáng sản đều có khả năng gây ra những tác động lớn tới môi trường nước.

Ở Phú Thọ, phương pháp khai thác mỏ thường là khai thác mỏ lộ thiên tận thu, nước thải mỏ xuất hiện ngay từ quá trình sàng tuyển và nước mưa chảy tràn. Nếu lượng nước này lớ gặp mưa và lũ quét sẽ gây nên tình trạng cuốn trôi, sụt lở, xói mòn gây vùi lấp, bồi lắng ở vùng hạ lưu. Những chất thải từ khai thác quặng, trong đó có một số kim loại nặng sẽ theo nước về vùng hạ lưu ngấm vào nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước dùng cho sinh hoạt.

Hoạt động khai thác quặng sẽ tạo thành hố sâu, sau khi khai thác nếu không có biện pháp san lấp sẽ tạo thành vùng trũng. Những vùng như vậy gặp mưa sẽ tạo nên những hố đọng nước, nguồn nước không có chỗ thoát nên trở thành nước tù đọng là nơi cư trú của nhiều nguồn sinh vật có hại.

Ngoài ra, trong quá trình tuyển quặng, lọc quặng ra khỏi những phế thải phải sử dụng tới những loại hóa chất đặc biệt, thậm chí có loại hóa chất độc như

H2SO4, HCl,… Khi các loại hóa chất này không được sử dụng triệt để, ngấm vào nguồn nước dẫn tới tình trạng ô nhiễm.

* Nước thải từ các làng nghề

Phú Thọ là địa bàn tập trung nhiều làng nghề thủ công. Năm 2009, toàn tỉnh có 29 làng nghề được UBND tỉnh cấp giấp phép công nhận. Chủ yếu các làng nghề ở Phú Thọ hoạt động trong các lĩnh vực như: chế biến nông sản đặc biệt là chế biến chè tập trung tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, chế biến tinh bột tập trung ở Thanh Ba, Thanh Sơn, chế biến thực phẩm tập trung tại các huyện Hạ Hòa, Phù Ninh, Đoan Hùng; sản xuất đồ mộc và đồ thủ công mỹ nghệ tập trung ở Thanh Ba, Cẩm Khê, Tân Sơn; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng ở Lâm Thao,… Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có rất nhều nhóm, cụm dân cư hoạt động sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ và một số làng nghề chưa được công nhận. Các làng nghề này đa số phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch. Cơ sở vật chất tại các làng nghề chủ yếu còn thô sơ, hệ thống bảo vệ môi trường trong sản xuất còn ít được quan tâm. Do vậy, tình trạng ONMT trong đó nghiêm trọng nhất là ONMT nước tại các làng nghề đang diễn ra khá phổ biến.

Với đa dạng các loại hình hoạt động sản xuất, nước thải từ các làng nghề cũng rất phong phú. Các bã phế thải lẫn vào nguồn nước tại các làng nghề chế biến nông sản ở Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn, nguồn nước chứa nhiều tinh bột, nhiều chất hữu cơ và cả hàm lượng chất rắn lơ lửng cao. Nước thải của các làng nghề tồn đọng lâu ngày gây tình trạng yếm khí bốc mùi khó chịu. Các hóa chất tẩy rửa có trong nguồn nước tại các làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ và sản xuất đồ mộc, kim loại nặng xuất hiện các làng nghề khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Ở Phú Thọ mặc dù số lượng làng nghề trong tỉnh những năm gần đây tăng nhanh, song chưa có bất kỳ một làng nghề nào có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải chưa được xử lý tại các làng nghề thải ra ao hồ, sông ngòi gây ô nhiễm trên diện rộng. Thành phần nước thải rất đa dạng nên khó quản lý đang là hiểm họa đe dọa sự phát triển(Phụ lục 4).

* Nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp khác

Sản xuất công nghiệp là ngành sử dụng rất nhiều nước, đồng thời cũng thải ra môi trường lượng lớn nước thải. Một số hoạt động sản xuất công nghiệp có lượng nước sử dụng và lượng nước thải tập trung như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp sản xuất thép và tấm lợp,…

Đặc biệt, gần đây Đảng và Nhà nước đưa ra chủ trương tập trung sản xuất, hình thành các KCN, các CCN. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Phú Thọ trong việc thu gom và xử lý nguồn nước thải nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ là tai họa đối với môi trường. Hiện nay, ở Phú Thọ hầu hết các khu sản xuất tập trung vẫn chưa chú trọng tới việc xử lý nguồn nước thải.

Do đặc điểm nguồn nước thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh phân bố rải rác. Lượng đổ thải của các cơ sở này không đồng đều, hoạt động sản xuất theo mùa hoặc theo chu trình sản xuất. Ví dụ như: sản xuất tinh bột sắn tại Thanh Ba, lượng nước thải tập trung chỉ trong vài tháng thu hoạch sắn, thời gian còn lại lượng nước thải ra ít. Lượng nước thải ở các cơ sở này hầu hết không được xử lý hoặc xử lý cũng chưa triệt để nên ảnh hưởng trên một diện tích rộng. Với những đặc điểm đó, quản lý nước thải gặp nhiều khó khăn.

Do tác động tiêu cực từ quá trình sản xuất công nghiệp, môi trường nước của tỉnh Phú Thọ đã và đang có những biểu hiện của sự ô nhiễm. Cụ thể như sau:

* Môi trường nước mặt

+ Ô nhiễm nước ở hệ thống sông

- Sông Hồng: sông Hồng hay còn gọi là sông Thao, con sông lón nhất chảy qua địa phận tỉnh Phú Thọ với chiều dài trên 100 km. Sông Hồng chảy qua địa phận của 9/13 huyện (thành, thị) của toàn tỉnh. Đây là con sông cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đặc biệt cung cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp dọc hai bên bờ sông.

có dấu hiệu của sự ô nhiễm. Từ năm 2005 đến nay, sản xuất công nghiệp hai bên bờ sông Hồng nhất là vùng tả ngạn tăng lên nhanh chóng. Mức độ ô nhiễm của sông Hồng trở nên trầm trọng hơn (So sánh với quy chuẩn VN năm 2008).

Biểu đồ 2.4: Diễn biến BOD5 trên sông Hồng năm 2009

Biểu đồ 2.5: Diễn biến TSS trên sông Hồng năm 2009

Nguồn: [27]

Hàm lượng Oxi hòa tan trong nước năm 2008 không đạt tiêu chuẩn cho phép trên tất cả các điểm thăm dò. Hàm lượng COD vượt quá TCCP từ 1,45 đến 2,55 lần, hàm lượng BOD5 TCCP từ 2.4 đến 4 lần, TSS vượt TCCP từ 2,3 đến 4,1 lần. Những con số này chứng tỏ ô nhiễm nước sông Hồng do phát triển công nghiệp ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ô nhiễm do nước thải gây ra cho sông Hồng lại phân bố không đều trên toàn tỉnh, phụ thuộc vào sự phân bố các cơ sở công nghiệp dọc 2 bên bờ..

Ngay từ thượng lưu đổ vào huyện Hạ Hòa, sông Hồng đã phải tiếp nhận nước thải từ công ty cổ phần giấy Lửa Việt với mức độ ô nhiễm là rất cao. So sánh 2 điểm phía trên và phía dưới cửa xả của công ty này cho thấy sự chênh lệch rất lớn của các thông số: sông Hồng phía dưới cửa xả của công ty cổ phẩn giấy Lửa Việt có COD cao gấp 8,4 lần (2008) và gấp 4,9 lần (2009), BOD5

cao gấp 4,41 lần, TSS gấp 1,09 lần, NH4 +

-N cao gấp 6,3 lần so với nước sông Hồng phía trên cửa xả của công ty này 100m. Điều này cho thấy rõ mức độ ô nhiễm do sản xuất công nghiệp cụ thể ở đây là sản xuất giấy tại công ty giấy Lửa Việt tạo ra. Tất cả các thông số đo được ở phía dưới của xả của công ty giấy Lửa Việt đều vượt TCCP ở mức độ rất nghiêm trọng như COD là 181,25 (2008) vượt TCCP 12,08 lần, năm 2009 là 106,5 vượt TCCP 7,1 lần; BOD5 là 63,875 vượt TCCP 10,7 lần; TSS là 75,25 vượt TCCP là 2,51 lần; NH4+-N là 0,787 vượt TCCP 3,93 lần.

Sông Hồng tiếp tục chảy qua địa phận các huyện Thanh Ba, Cẩm Khê và thị xã Phú Thọ. Do có ít các cơ sở công nghiệp dọc hai bên bờ sông nên chất lượng nước sông được cải thiện nhiều. Nồng độ ô nhiễm của các thông số giảm đáng kể. Bắt đầu chảy tới địa phận của xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, sông Hồng tiếp nhận nước thải của công nghiệp sản xuất gốm sứ, đặc biệt là quá trình khai thác phù sa để sản xuất gạch xây dựng tại xã Hà Thạch đã lại làm cho mức độ ô nhiễm tăng lên. Các thông số COD, BOD5, TSS đều vượt TCCP lần lượt là 2,08 lần, 3,5 lần, 2,46 lần.

Trên địa bàn huyện Phù Ninh và Lâm Thao, sông Hồng tiếp nhận nước thải từ công ty giấy Bãi Bằng và công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao. Nước Sông ở cửa xả của khu vực này có mùi khó chịu, màu đen, độ pH không đảm bảo TCCP. Đo thông số nước sông tại cửa xả của công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao cho thấy COD là 29,417 vượt 1,96 lần TCCP, BOD5 là 16,583 vượt 2,76 lần TCCP, TSS là 94,583 vượt 3,15 lần TCCP.

Hồng chảy qua, nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp dày đặc, tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Đo thông số nước sông Hồng tại 3 địa điểm thuộc thành phố Việt Trì đều cho thấy các thông số đều vượt TCCP, đặc biệt hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước rất cao. TSS đo được ở trung tâm cụm công nghiệp phía Nam thành phố là 168,67 vượt TCCP 5,6 lần, ở hạ lưu cụm công nghiệp phía Nam thành phố là 124,65 vượt TCCP là 4,16 lần và ở hạ lưu cụm công nghiệp Bạch Hạc là 91,92 vượt TCCP là 3,06 lần. Ngoài ra khu vực này còn có NH4+-N trong nước sông vào loại cao nhất trong tỉnh. Điển hình nhất phải kể tới hiện tượng gây ô nhiễm nguồn nước của công ty Miwon.

Hiện tại, nước sông Hồng chảy qua Phú Thọ vẫn có khả năng tự làm sạch, tuy nhiên mức độ tự làm sạch là không cao. Điều này thể hiện rõ ngay ở việc những địa điểm có ít các cơ sở công nghiệp, mức độ ô nhiễm giảm nhiều so với những nơi có cửa xả của các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Trước tình hình diễn biến của nước sông Hồng như trên cho thấy thực trạng phát thải của các cơ sở công nghiệp trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa chú trọng tới việc xử lý chất thải đổ ra sộng. Do áp lực từ sự gia tăng số lượng và quy mô các cơ sở công nghiệp, nếu việc xử lý nước thải không được thực hiện hoặc thực hiện triệt để, sông Hồng có thể biến thành một dòng chết khi chảy qua địa bàn của tỉnh Phú Thọ.

- Sông Lô: Sông Lô chảy từ thượng lưu về hạ lưu qua các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh và Thành phố Việt Trì. Sông Lô vốn được coi là dòng sông sạch dùng để cấp nước sinh hoạt. Trước năm 2005, sông Lô đã có tình trạng ô nhiễm, song chỉ mang tính chất cục bộ tại khu vực cảng An Đạo - Phù Ninh tới thành phố Việt Trì. Hiện nay mức độ ô nhiễm đã lan ra rộng hơn. Trung bình thông số COD của sông Lô giao động trong khoảng từ 5,9 đến 38 mg/l, BOD5 giao động từ 3,5 đến 18,5 mg/l, TSS từ 30,085 đến 116,75 mg/l.

Những điểm ô nhiễm trên sông Lô hiện nay tập trung ở các khu vực khai thác cát sỏi trên sông, khu vực cấp thoát nước của công ty giấy Bãi Bằng

trên địa bàn huyện Phù Ninh, khu vực cụm công nghiệp phía Đông thành phố Việt Trì. Mức độ ô nhiễm tại các khu vực này có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Tại điểm quan trắc thuộc bến khai thác cát sỏi xã Mỹ Lệ - Phù Ninh COD năm 2009 là 37,75 TCCP 2,5 lần, cao hơn năm 2008 5,67 lần, BOD5

năm 2009 là 18,25 vượt TCCP 3,04 lần cao hơn năm 2008 4,56 lần, TSS năm 2009 là 116,75 vượt TCCP 3,89 lần cao hơn năm 2008 6,14 lần. Ô nhiễm nặng nhất trên sông Lô thuộc khu vực cụm công nghiệp phía Đông thành phố Việt Trì.

Biểu đồ 2.6: So sánh diễn biến các thông số nƣớc sông Lô tại cụm công nghiệp phía Đông thành phố Việt Trì năm 2009 với QCVN

08:2008/BTNMT

Nguồn: Dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005- 2010.

Như vậy, có thể thấy sông Lô hiện nay đã chớm có những biểu hiện ô nhiễm. Tuy mức độ ô nhiễm còn ít, chủ yếu là ô nhiễm do hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao song tốc độ phát triển của ô nhiễm qua các năm đang ở mức đáng báo động.

- Sông Đà: Sông Đà chảy qua các huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông. Dòng sông này không chịu tác động nhiều của các hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên dòng sông vẫn bị những tác động nhỏ từ hoạt động khai thác khoáng sản. Theo số liệu quan trắc có thể thấy chất lượng nước sông Đà tương đối tốt có thể dùng cấp cho sinh hoạt khi được xử lý. Các thông số

diễn biến tương đối ổn định, không có sự chênh lệch lớn như pH dao động từ 6,7 đến 6,8; các thông số COD, DO, coliform, hàm lượng kim loại nặng đều trong giới hạn cho phép; BOD5 giao động từ 8,8 đến 10,03 vượt TCCP 1,47 đến 1,67 lần; TSS vượt TCCP 1,26 đến 1,4 lần.

- Sông Bứa: Sông Bứa chảy qua các huyện Tân Sơn và Thanh Sơn. Nước sông Bứa ít nhiều chịu ảnh hưởng từ công nghiệp khai khoáng và từ các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Nhìn chung nước sông Bứa tương đối sạch, chỉ có một vài khu vực xảy ra ô nhiễm mang tính chất cục bộ như khu vực có nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Sơn - công ty cổ phần lương thực Phú Thọ. Mùa khô là vụ chính của nhà máy này, trong quá trình sản xuất nhà máy đã thải trực tiếp nước thải chỉ qua xử lý sơ bộ, chưa đảm bảo TCCP. Kết quả quan trắc tại các điểm cách cửa xả 50m và 100m về phía hạ lưu cho thấy có hiện tượng ô nhiễm khá cao các chất hữu cơ, hàm lượng chất rắn lơ lửng, amoni, coliform. Về mùa mưa các bể chứa nước thải của nhà máy được nước mưa pha loãng chảy tràn xuống sông. Năm 2009, tại điểm cách cửa xả của nhà máy này 50m về phía hạ lưu đo được các thông số như: COD là 43,325 vượt TCCP 2,89 lần, BOD5 là 32 vượt TCCP 5,33 lần, TSS là 46,5 vượt TCCP 1,55 lần. Tại các điểm khác dọc sông chưa phát hiện dấu hiệu ô nhiễm, nhất là khu vực hạ lưu do không có tác động của sản xuất công nghiệp nên nước có khả năng tự làm sạch.

- Ngoài các sông kể trên, địa bàn tỉnh còn tiếp nhận dòng chảy của sông Chảy qua huyện Đoan Hùng, dòng sông này ít chịu tác động của sự phát triển công nghiệp nên chưa xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm.

- Nghiên cứu biểu hiện về ô nhiễm nguồn nước của các con sông chảy

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)