Thế giới Dương Gian:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 52)

NỘI DUNG CỦA NHỮNG BÀI CA LÀM VÍA

2.1.2.4. Thế giới Dương Gian:

Người Mường Thạch Thành chia thế giới dương gian thành hai vùng rõ rệt: Vùng cao: Nói là thế giới dương gian vùng cao song nó hư hư, thực thực giống

như Mường Trời. Bởi vì những địa danh thường được nói đến ở Mường Trời.

Thế giới dương gian vùng thấp: Đây là mặt đất, thế giới gần gũi nhất, quen thuộc nhất với người dân Mường. Và khi đến với bài ca làm vía, người đọc sẽ có cơ hội thấy được cuộc sống sinh hoạt cũng như lao động của bản Mường Thạch Thành nói riêng và dân Mường nói chung.

Có thể thấy rằng sự tưởng tượng của người Mường xuất phát từ tín ngưỡng đa thần của cư dân nông nghiệp như nhiều dân tộc khác trên đất nước Việt Nam. Thế giới này được bao phủ bởi không gian của sự huyền bí.

Cuộc sống đã đem lại cho con người một trí tưởng tượng phong phú và nguồn cảm xúc thẩm mĩ dồi dào, vì vậy mà người Mường đã sáng tạo ra thế giới của thần thoại, của truyện cổ tích, ca dao, dân ca phong phú. Sự tư duy nghệ thuật hết sức đơn giản nhưng tất cả đã toát lên quan niệm cũng như ước mơ về cuộc sống.

Trong trí tưởng tượng chất phác, ngộ nghĩnh của người miền núi tồn tại khái niệm hư ảo về thế giới và vật thể, người ta cho rằng chỉ cần dùng nghi lễ và lòng thành thì có thể cầu xin được sự giúp đỡ từ các thế lực cao siêu và người làm được việc đó ở xứ Mường không ai khác ngoài ông Mo.Từ những vật thiêng được truyền lại gọi là Nổ, cùng với những lễ vật và đồ lễ được chuẩn bị sẽ giúp ông Mo thực hiện chức năng thiêng liêng giúp cho ước nguyện của nhân dân thành sự thật.

Những câu thơ không được ghi chép lại bằng văn bản mà được truyền miệng lại từ đời này qua đời khác. Do vậy, người “ nghệ nhân dân gian” phải có trí tưởng tượng phong phú, phải hiểu được sự trừu tượng của thế giới, đặc biệt phải hiểu rõ ý nghĩa mà những tác giả dân gian Mường từ bao đời đã gửi gắm. Đó là thế giới hàm chứa sức tưởng tượng sinh động của dân gian về mối quan hệ giữa trời và đất, giữa cõi nhân gian và cõi người, giữa cõi đời thực và một cõi siêu phàm ở bên ngoài. Qua đây, lời hát trong bài dân ca thể hiện một phần trong trẻo, hồn nhiên và nguyên sơ trong thế giới tinh thần của người Mường Thạch Thành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w